Brexit: Nước Anh không sốc sao chúng ta phải sốc?

Theo dõi VGT trên

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi Brexit thì có lẽ phải hàng năm nữa mới có thể nhận diện kết quả.

Ngày 24/6, hầu hết truyền thông quốc tế đã đưa tin về kết quả chính thức cuộc trưng cầu dân ý ngày 23/6 ở nước Anh, theo đó phe ủng hộ phương án rời khỏi Liên minh châu Âu (Brexit) đã giành chiến thắng.

Như vậy là cuộc chia tay giữa Vương quốc Anh và Liên minh châu Âu (EU) đã diễn ra, dù lãnh đạo EU và chính phủ Anh đã làm hết sức mình để ngăn chặn việc chia tách ấy, nhưng hoàn toàn bất lực.

Theo Bnews thì có hơn 17 triệu phiếu (tương đương 51,9%) ủng hộ Brexit, đủ để đảm bảo chiến thắng của phe này trong cuộc trưng cầu dân ý và những người ủng hộ Brexit đã ăn mừng trước khi kết quả được công bố.

Trong khi đó, chỉ có khoảng 15,86 triệu phiếu phản đối Brexit (tương đương 48,1%) và nước Anh đã chính thức rời ngôi nhà chung EU sau 43 năm với bao sóng gió. Thủ tướng Anh David Cameron cũng đã lên tiếng tuyên bố sẽ rời chức vụ của mình.

Như vậy, Brexit đã trở thành hiện thực, bản đồ của EU sẽ phải vẽ lại với việc thu hẹp diện tích, giảm dân số và đặc biệt là vị thế của EU sẽ thay đổi rất lớn trong bộ ba “10.000 tỷ USD”, đó là Hoa Kỳ – EU – Trung Quốc.

Điều ấy là một sự tất yếu khi EU mất đi một thành viên quan trọng hàng đầu như nước Anh. Khi Brexit trở thành một sự kiện chấn động thế giới thì sự tác động tiêu cực của nó đối với thế giới cũng không nhỏ, nhất là với nền kinh tế toàn cầu.

Brexit: Nước Anh không sốc sao chúng ta phải sốc? - Hình 1

Brexit có thể bị khai thác bởi những hành động té nước theo mưa, gây thiệt hại cho nhiều thực thể kinh tế – chinh trị, nhiều nhà đầu tư và người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới. Ảnh: Metro.co.uk

Tuy nhiên, sự nguy hại nhất mà Brexit gây ra đó chính là những hành động té nước theo mưa, trầm trọng hoá Brexit, từ đó giúp cho những nhà đầu cơ cơ hội như George Soros hay Ruperd Murdoch làm gia tăng giá trị tài khoản thông qua việc làm teo tóp tài khoản, bốc hơi tài sản của nhiều thực thể kinh tế, nhiều nhà đầu tư và cả người dân ở hầu khắp các nước trên thế giới.

Vì vậy, nhận diện nguy cơ và phòng tránh là việc hết sức cần thiết thời hậu Brexit.

Thế giới sốc, nhưng kinh tế Anh không sốc

Người viết cho rằng không có cú sốc cho kinh tế nước Anh bởi chấn động của hiệu ứng Brexit. Kinh tế nước Anh cũng sẽ không rơi vào khủng hoảng hay trì trệ thời hậu Brexit.

Có thể thấy rằng, việc người dân nước Anh chọn không tham gia vào eurozone, mà giữ đồng bảng làm phương tiện thanh toán của mình khiến cho nền kinh tế xứ sở sương mù như có hàng rào bảo hộ, nên có thể hạn chế tới mức thấp nhất một cú sốc trên thị trường tài chính nước này.

Không biết có phải khi chọn không gia nhập eurozone là người Anh đã nghĩ tới ngày sẽ diễn ra Brexit hay không, nhưng rõ ràng đây là điều đầu tiên nhất khiến cho những người ủng hộ Brexit yên tâm với lựa chọn của mình.

Bởi lẽ nó sẽ không gây nên hiệu ứng mua dây buộc mình với cuộc sống của người Anh thời hậu Brexit. Cho dù là thành viên “lâu đời” của EU nhưng mối dây liên hệ Anh quốc – EU luôn mỏng manh, thậm chí còn không bền chặt bằng những gương mặt mới.

Nếu kinh tế nước Anh nằm trong eurozone thì có thể thấy rằng việc người dân xứ Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len chọn Brexit sẽ bị hạn chế rất nhiều. Chỉ riêng việc cho ra đời đồng tiền mới hay sử dụng lại đồng tiền cũ cũng khiến cho nền kinh tế nước này bất ổn đến mức nào.

Đặc biệt, việc đưa đồng nội tệ của mình hoà vào thị trường tiền tệ quốc tế cũng khiến cho kinh tế nước Anh phải gánh rất nhiều thiệt hại.

Khi thị trường tài chính èo uột, thị trường chứng khoán sẽ chao đảo thì hàng loạt những trụ cột của nền kinh tế sẽ nghiêng ngả, từ thị trường bất động sản đến thị trường hàng tiêu dùng sẽ ngập tràn trong những cơn sóng dữ.

Từ sản xuất hàng hoá đến thương mại, dịch vụ sẽ thiếu động lực, thiếu sức hấp dẫn. Cả nguy cơ lạm phát lẫn giảm phát đều chực chờ, nền kinh tế rơi vào trì trệ, đình trệ và kéo theo là thua lỗ, phá sản.

Tuy nhiên, có thể thấy rằng kinh tế nước Anh đã gần như tránh được những ảnh hưởng dây chuyền ấy.

Cả hai cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây là Khủng hoàng tài chính Châu Á năm 1997 và Khủng hoảng kinh tế – tài chính toàn cầu năm 2008 đều có nguyên nhân là tỷ lê nợ công của các quốc gia khởi phát khủng hoảng hay chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng rất lớn.

Với nước Anh thì ngọn nguồn cho sự khởi phát một cuộc khủng hoảng kinh tế được nhận diện là không tồn tại. Nợ công của nước Anh không quá cao, khả năng chịu đựng của đồng bảng Anh đã tốt hơn rất nhiều trước cơn bão tài chính kiểu như cuộc khủng hoảng tiền tệ năm 1992.

Video đang HOT

Theo Economist thì nợ công của nước Anh chỉ khoảng 87,19%/GDP và theo Báo cáo về năng lực cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế Thế giới 2016 (WEF) thì nước Anh không nằm trong số 17 quốc gia có tỷ lệ nợ công cao nhất thế giới.

Bên cạnh đó, việc đồng bảng Anh là 1 trong 5 đồng tiền phổ biến trong rổ tiền tệ của hệ thống thanh toán quốc tế khiến cho kinh tế Anh chỉ cần củng cố vị thế của mình khi độc lập với EU.

Nước Anh không cần phải tạo vị thế cho nền tài chính của mình trong thị trường tài chính toàn cầu, mà sự khắc khoải lại thuộc về người Trung Quốc. Bắc Kinh chờ đợi khả năng quốc tế hoá đồng nhân tệ đã cho thấy sự bất lợi kèm theo khó khăn bởi điều đó lớn như thế nào.

Mặt khác, việc nước Anh có nhiều sự độc lập với EU trong quan hệ với các thực thể kinh tế – chính trị thế giới, với những định chề tài chính – kinh tế quốc tế được nhận diện như một sự chuẩn bị cho việc độc lập của mình.

Nước Anh có lợi ích riêng trong quan hệ với Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nền tài chính nước Anh gần như miễn nhiễm với tác động của ECB – Ngân hàng Trung ương Châu Âu vì không nằm trong eurozone.

Nền tài chính nước Anh không bị ảnh hưởng quá lớn bởi tác động của Quỹ tiền tệ Quốc tế IMF vốn được xem là công cụ của riêng EU, khi nước Anh nhường sự chi phối cho nước Pháp.

Sự liên kết giữa nền tài chính nước Anh với nền tài chính nước Đức – nền kinh tế đầu tàu của EU, sau khi ra khỏi Cơ chế Tiền tệ Châu Âu (EMS), sau cuộc khủng hoảng 1992 cùng tất cả những điều nói trên khiến cho nền kinh tế Anh quốc chịu thiệt hại ở mức thấp nhất bởi Brexit.

EU đã có đủ những yếu tố cần thiết có thể làm giảm thiệt hại bởi hiệu ứng Brexit

Brexit diễn ra đồng nghĩa với EU nhỏ hơn, yếu đi và chắc chắn đối mặt với nhiều bất ổn bởi hiệu ứng Brexit gây ra, mà nguy cơ có thể sẽ có những “Brexit” trong tương lai.

Tuy nhiên, thời điểm hiện tại thì không có dấu hiệu nào cho thấy một sự hỗn loạn sẽ diễn ra trong liên minh kinh tế lớn nhất thế giới này. Bởi lẽ, nước Anh vốn đã có những động thái độc lập khiến Brexit đã giảm đi phần nào những hiệu ứng tiêu cực của nó với EU.

Mặt khác, nguyên nhân của Brexit vốn đã thành hình nên chắc chắn EC, EP đã có những liệu pháp dành cho nó để có thể sớm chữa lành vết thương Brexit và tạo ra một diện mạo mới cho EU thời hậu Brexit.

Cho dù mức độ chấn động của Brexit có lớn thế nào đi chăng nữa thì điếu đó cũng chỉ như việc cái ung nhọt vỡ mủ sau bao ngày mưng mủ mà thôi. Khi rút ngòi là lúc đau đớn nhất, nhưng khi đã lấy hết mủ rồi thì sự đau đớn giảm dần và một lớp da mới nhanh chóng xóa nhoà đi vết tích của cái ung nhọt ấy.

Ngay sau khi có kết quả là Brexit, thủ lĩnh đảng Độc lập Vương quốc Anh (UKIP) chủ trương phản đối EU, ông Nigel Farage đã phát biểu: “Việc nước Anh chọn rời khỏi EU sẽ tạo ra một diện mạo mới cho cộng đồng Châu Âu.

Đó là một Châu Âu của các quốc gia có chủ quyền, không có một lá cờ chung, không có một cơ quan điều hành chung, không có những nhà lãnh đạo chung mà không phải do người dân bầu ra”, VTV ngày 24/6 dẫn lời.

Cũng nên nhắc lại rằng, năm 1953, cố Thủ tướng Anh Winston Churchill đã tuyên bố: “Chúng tôi đồng hành với Châu Âu, nhưng không phải là một phần của nó. Chúng tôi có mối liên hệ với Châu Âu, nhưng không phải bị hòa vào nó”.

20 năm sau lời tuyên bố ấy, nước Anh mới gia nhập EU môt cach đầy do dự và sau 43 năm sóng gió, “cuộc hôn nhân gượng ép” đã chính thức kết thúc khi Brexit 2016 diễn ra.

Như vậy là hai tuyên bố cách nhau 63 năm của hai lãnh đạo nước Anh cho thấy vấn đề cốt lõi nhất đảm bảo cho EU có thể trường tồn là vấn đề chủ quyền quốc gia và lợi ích dân tộc không thể nhạt nhoà, hoà quyện trong cơ chế liên minh.

Và điều đó cho thấy, nước Anh vốn luôn như là một cô gái đỏng đảnh trước khi Brexit diễn ra, vì vậy, việc quốc gia này nằm trong EU có thể giúp cho liên minh này lớn hơn, to hơn chứ chưa hẳn đã mạnh hơn.

Do vậy, việc tìm kiếm thành viên thay thế vị trí của nước Anh trong EU này trở nên dễ dàng hơn. Theo cá nhân người viết, Ba Lan là quốc gia phù hợp.

Dù tiềm lực kinh tế của Ba Lan chưa bằng 1/3 của nước Anh nếu xét về quy mô GDP, nhưng việc quốc gia này thay thế nước Anh hoàn toàn không khập khiễng.

Vị thế mới của Ban Lan trong EU sẽ khiến cho liên minh này có cơ hội cho một diện mạo mới, có thể khắc phục những vấn đề được xem là nguyên nhân Brexit.

“Ba Lan là nền kinh tế lớn duy nhất ở châu Âu tránh được suy thoái trong suốt khủng hoảng tài chính. Kinh tế vận hành trơn tru giúp tiếng nói của Ba Lan ở EU có trọng lượng hơn cả về kinh tế và chính trị.

Ba Lan được xếp vào nhóm các thành viên lớn hơn của EU, cùng với Đức, Anh, Pháp, Italy và Tây Ban Nha. Mối quan hệ Đức – Ba Lan được coi là quan hệ song phương quan trọng thứ hai ở EU, chỉ đứng sau trục Pháp – Đức. Có tới 89% dân số nói họ muốn Ba Lan luôn thuộc về EU”, theo Economist ngày 9/8/2014.

Một vấn đề nữa đáng chú ý theo người viết là, nguyên nhân khiến phần đông người dân xứ sở xưng mù chọn rời EU, đó là gánh nặng dân nhập cư, mà nếu công bằng thì quota dân nhập cư dành cho nước Anh là không hề nhỏ.

Vấn đề đã phần nào nhẹ hơn khi EU được Thổ Nhĩ Kỳ gánh vác, đổi lấy quyền lợi kinh tế và một vị trí thành viên trong EU. Mặc dù vậy, với những gì Ankara thể hiện thì cho thấy vấn đề dân nhập cư vẫn chưa có giải pháp thực sự căn cơ.

Tuy nhiên, mặt trái của vấn đề dân nhập cư lại được xem là lợi ích lâu dài cho EU khi giải quyết ổn thoả vấn đề này. Đó chính là sự bù đắp lực lượng lao động sẽ bị thiếu hụt khi dân số già và tỳ lê tăng dân số âm ở một số quốc gia.

Những chi phí mà EU dùng để giải quyết vấn đề mưu sinh cho người nhập cư được xem như “bỏ một đồng nhưng mang lại hai lợi ích”. Chỉ cần hiện thực hoá đóng góp của dân nhập cư tại Tp.Hồ Chí Minh thì cho thấy lợi ích lâu dài của vấn đề dân nhập cho EU lớn tới mức nào.

Như vậy là những vấn đề cốt lõi cần sự chia sẻ của nước Anh hay nói cách khác là tác động tiêu cực từ Brexit đã có đủ những yếu tố có thể khiến cho Liên minh Châu Âu giảm thiệt hại đến mức thấp nhất khi người dân xứ sở sương mù chọn rời bỏ liên minh.

Đặc biệt, thời gian nước Anh hoàn tất thủ tục để chính thức không còn là thành viên EU có thể kéo dài tới 2 năm và trong thời gian đó những tiêu cực của Brexit chắc chắn sẽ giảm thêm nữa.

Quá nhạy cảm với Brexit sẽ dễ bị thiệt hại nặng nề

Có thể thấy rằng, Brexit xảy ra khiến cho những người ủng hộ EU thống nhất hụt hẫng, lo lắng, song cùng lúc đó lại là sự hồ hởi của những người ủng hộ Brexit, đối thủ của EU và đặc biệt là những người xem Brexit thời cơ cho họ làm lợi, thậm chí gây thiệt hại cho người khác qua sự kiện này.

Có thể những người ủng hộ Brexit ăn mừng sự kiện rồi nhanh chóng trở về với thực tại của cuộc sống thường ngày với những lo toan vất vả.

Có thể những đối thủ của EU muốn liên minh này suy yếu và Brexit đã làm cho EU suy yếu nhanh nhất. Khi EU suy yếu thì cũng là lúc các đối thủ mạnh lên và đương nhiên họ sẽ chuẩn bị kế hoạch để khai thác lợi ích từ Brexit.

EU thời hậu Brexit sẽ ra sao, những điểm yếu, điểm mạnh của liên minh kinh tế này là gì, sẽ được các đối thủ phân tích chi tiết để có hành động phù hợp. Nghĩa là những toan tính của các đối thủ EU cần phải có thời gian thẩm thấu tác hại.

Tuy nhiên, với những người xem Brexit là thời cơ làm giàu thì họ hành động ngay từ khi cuộc trưng cầu dân ý 23/6 còn chưa diễn ra và khi Brexit xảy ra thì họ nhanh chóng khai thác cơ hội để có lợi tối đa.

Rõ ràng Brexit là một sự kiện chấn động, nhưng đó chỉ là xét về tính chất của sự kiện mà thôi, còn hiệu ứng của nó thì chưa hẳn đã tạo nên một sự kiện lịch sử. Vậy nhưng, từ khi kết quả sơ bộ cho thấy phe ủng hộ rời EU thắng thế thì Brexit đã như bom tấn.

Brexit được miêu tả với tất cả những lời lẽ, ngôn từ nhằm “khủng khiếp hoá” sự tác động của Brexit tới mọi mặt trong đời sống – xã hội tại hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới.

Brexit: Nước Anh không sốc sao chúng ta phải sốc? - Hình 2

Thị trường chứng khoán đã bốc hơi 26.000 tỷ VND vì Brexit, cho dù ảnh hưởng thực tế của sự kiện lịch sử này với kinh tế Việt Nam không dễ nhận diện. Ảnh: VnEconomy.

Và đương nhiên cùng với đó là hiệu ứng của Brexit ngay tức khắc gây hoạ tại bất cứ nơi đâu mà nó có thể làm thay đổi túi tiền hay tài khoản của những nhà cơ hội. Chỉ có điều tác hại của Brexit thì hết sức mơ hồ mà chủ yếu được gây nên bởi tâm lý và truyền thông.

Kinh tế Việt Nam bị ảnh hưởng như thế nào bởi Brexit thì có lẽ phải hàng năm nữa mới có thể nhận diện kết quả, vậy nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam cũng đóng góp 26.000 tỷ VND (hơn 1 tỷ USD) vào hậu quả của tác hại do Brexit gây ra ngay trong phiên giao dịch ngày 24/6, theo VTV.

Hàng loạt những thiệt hại từ thị trường chứng khoán, thị trường tiền tệ trên khắc thế giới đã liên tục được cập nhật với những khoản tài sản bốc hơi do chứng khoán sụt giảm hay đồng tiền mất giá.

Cá nhân người viết cho rằng những tác hại của Brexit chủ yếu do tâm lý quá nhạy cảm với sự kiện này của giới đầu tư, bên cạnh đó còn được cộng hưởng bởi những thông tin bất lợi mà không khó nhận diện là nó được tung ra bởi những nhà đầu cơ cơ hội.

Thị trường càng hỗn loạn, cơ hội càng lớn, vì vậy thông tin về sự nguy hại của Brexit càng dồn dập. Sẽ chẳng có gì lạ là trong những ngày sắp tới nguy hại của Brexit sẽ được bi thảm hoá ở nhiều góc cạnh khác nhau.

Và thế là hiện tượng “mua đắt bán rẻ” sẽ không ngừng diễn ra và tâm lý “cảng rẻ càng bán” sẽ bao trùm hầu khắp các thị trường. Rồi khi hiệu ứng Brexit lắng xuống, thị trường hồi phục thì cũng là lúc tài khoản của những nhà tài phiệt như George Soros hay Robert Murchdoc sẽ tăng thêm giá trị bằng một hai con số.

Vì vậy, thiết nghĩ dư luận nên bình tĩnh trước sự kiện lịch sử Brexit này để tránh những thiệt hại lịch sử, bởi lẽ hiệu ứng Brexit không thể gây tác hại lịch sử như tính chất của nó được.

Tóm lại, việc người dân nước Anh chọn rời EU hay Brexit là một bước ngoặt, nhưng Brexit chưa gây hại ngay cho kinh tế toàn cầu, trong đó có kinh tế Việt Nam, vì vậy nếu quá nhạy cảm với sự kiện sẽ khó tránh khỏi những thiệt hại đáng tiếc.

Brexit được xem là sự kiện “ngàn năm có một” và đó cũng được nhận diện là thời cơ “ngàn năm có một” cho những nhà đầu cơ cơ hội. Do vậy, cẩn trọng để tránh những thiệt hại “ngàn năm có một” là lời cảnh báo rất giá trị và đầy tính nhân văn.

Ngọc Việt

Theo giaoduc

Anh rời EU: Thiếu ràng buộc pháp lý, Chính phủ Anh xí xoá kết quả?

Gần 52% người dân Anh đã bỏ phiếu chọn rời bỏ Liên minh châu Âu (EU), nhưng thực ra chính phủ Anh hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả này hay nói cách khác là "xí xoá chơi lại từ đầu".

Báo Anh The Guardian nhận định, theo luật Anh, Quốc hội giữ chủ quyền tối cao, và các cuộc trưng cầu thường không mang tính ràng buộc về luật pháp và như vậy, kết quả trưng cầu dân ý ngày 23.6 vừa qua cũng không có giá trị về ràng buộc pháp lý và chính phủ Anh hoàn toàn có thể bỏ qua.

Lịch sử nước Anh từng ghi nhận những lần phủ quyết kết quả trưng cầu dân ý. Trong đó, năm 2011, khi nước Anh trưng cầu dân ý về việc áp dụng hình thức bầu cử mới, đã có một điều luật ghi rõ rằng chính phủ phải sửa lại luật dựa theo kết quả của trưng cầu. Tuy nhiên, với cuộc trưng cầu dân ý về việc rời EU kỳ này lại không có một luật nào quy định như vậy cả.

Hồi năm 1975, nước Anh cũng từng tổ chức trưng cầu dân ý về việc có nên ở lại trong EEC (tiền thân của EU) hay không và đại đa số người dân chọn "ở lại". Khi đó, nghị sĩ Enoch Powell, vốn ủng hộ việc rời EEC, đã tuyên bố rằng kết quả trưng cầu dân ý chỉ mang tính tạm thời vì không có tính ràng buộc pháp lý với Quốc hội.

Giờ đây, sau khi gần 52% người dân Anh đã chọn Brexit, Thủ tướng David Cameron có quyền vận dụng điều luật 50 trong Hiệp ước Lisbon của EU: "Bất kỳ một quốc gia thành viên nào cũng có thể quyết định rời EU dựa theo các quy định của hiến pháp nước đó".

Tuy nhiên mọi việc có vẻ như đang rắc rối ngoài sức tưởng tượng. Tuy có vỏn vẹn 5 khổ rất ngắn gọn và đơn giản, song Điều 50 Hiệp ước Lisbon về Liên minh châu Âu (EU) năm 2007 lại là quy định về cách thức nước Anh sẽ rời khỏi khối này. Sau khi các cử tri Anh lựa chọn "rời bỏ" trong cuộc trưng cầu ý dân ngày 23.6 vừa qua, có vẻ như rắc rối đang bắt đầu nảy sinh xung quanh điều khoản này.

Anh rời EU: Thiếu ràng buộc pháp lý, Chính phủ Anh xí xoá kết quả? - Hình 1

Điều 50 chưa từng được sử dụng trong suốt lịch sử EU và được viết ra tại thời điểm mà việc một thành viên nào đó rời bỏ liên minh có vẻ như là điều "không tưởng". Khổ đầu tiên của Điều 50 viết: "Mọi thành viên có thể tự quyết định rút khỏi Liên minh theo trình tự quy định bởi hiến pháp của mình", và đây thực tế là lần đầu tiên EU phải đối mặt với một kế hoạch "ly hôn" thế này. Trung tâm của sự chú ý hiện nay là cuộc tranh cãi giữa London và các thành viên còn lại của khối về thời điểm và cách thức mà nước Anh sẽ rời bỏ liên minh.

Ông Robert Chaouad, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Các Vấn đề Chiến lược và Quốc tế (IRIS) cho rằng: "Điều khoản này nêu lên quá ít chi tiết về cách thức tiến hành quá trình rời bỏ liên minh của một thành viên".

Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng quy định "một nước thành viên muốn rời khối phải thông báo cho Hội đồng châu Âu (gồm 28 lãnh đạo của các nước thành viên, hiện do Chủ tịch Donald Tusk đứng đầu) về ý định của mình". Tuy nhiên, nội dung này lại không quy định thời điểm một nước thành viên phải ra thông báo chính thức, và đây đã trở thành "chướng ngại vật đầu tiên" sau khi có kết quả của cuộc trưng cầu ý dân hôm 23.6.

Dù sao đi nữa, cũng không có ràng buộc pháp lý nào về việc Thủ tướng Anh phải làm điều này. Về mặt lý thuyết, ông Cameron hoàn toàn có quyền bỏ qua kết quả trưng cầu và kêu gọi một cuộc bỏ phiếu mới trong Quốc hội, vốn chiếm đa số bởi các nghị sĩ ủng hộ EU. Nhưng cho đến nay, mọi diễn biến đang cho thấy ông Cameron dường như không đi theo hướng giải quyết này.

Ngày 24.6, Thủ tướng Anh David Cameron tuyên bố sẽ từ chức vào tháng 10 tới và chính phủ mới của nước Anh sẽ bắt đầu các cuộc đàm phán rời bỏ. Ông Cameron nói: "Tôi cho rằng điều nên làm là để tân thủ tướng đưa ra quyết định về thời điểm tiến hành Điều 50 và khởi động tiến trình pháp lý để Anh chính thức rời EU".

Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng việc thông báo về kế hoạch rời bỏ này nên diễn ra "càng sớm càng tốt" để giảm thiểu các bất ổn do việc Anh rời bỏ EU gây ra. Các nhà lãnh đạo EU cũng cho rằng, Thủ tướng Cameron nên làm điều này ngay trong hội nghị thượng đỉnh EU từ 28-29.6 tới.Tuy nhiên, có một điều rõ ràng theo quy định của Điều 50 là chỉ có nước thành viên đang có ý định rời khối mới có quyền quyết định thời điểm ra tuyên bố chính thức, và bởi vậy Brussels không được phép gây áp lực cho Anh trong việc này. Ông Jean-Claude Piris, hiện đang làm việc tại Viện Delors ở Brussels cho rằng "hoàn toàn bình thường và dễ hiểu" khi Thủ tướng Cameron muốn chờ tới khi người kế nhiệm chính thức tiếp quản công việc và để đảm bảo EU "không bức tử nước Anh".

Anh rời EU: Thiếu ràng buộc pháp lý, Chính phủ Anh xí xoá kết quả? - Hình 2

Về lý thuyết, Thủ tướng Anh David Cameron hoàn toàn có thể bỏ qua kết quả trưng cầu dân ý.

Cũng theo Điều 50 Hiệp ước Lisbon về EU, việc Anh tuyên bố về kế hoạch rời EU sẽ chính thức khởi động tiến trình đàm phán kéo dài 2 năm để hai bên xây dựng một thỏa thuận cho việc chia tách này. Sau đó, "các hiệp ước sẽ dần mất hiệu lực với quốc gia yêu cầu được ra khỏi liên minh", hay nói đơn giản, là "Brexit" sẽ chính thức bắt đầu. Về lý thuyết, tiến trình đàm phán có thể sẽ được kéo dài nếu cần thiết, nhưng chỉ với điều kiện là cả Anh và 27 nước thành viên còn lại cùng đạt đồng thuận.

Điều 50 Hiệp ước Lisbon cũng nhấn mạnh một nước từng là thành viên EU có thể tìm cách tái gia nhập liên minh, theo các quy định của Điều 49. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc quá trình xét duyệt tư cách thành viên sẽ bắt đầu từ con số 0, tương tự cách mà các nước thành viên như Thổ Nhĩ Kỳ, Serbia và Albania từng làm. "Brexit" cũng cần 27 quốc gia thành viên còn lại của EU thông qua thỏa thuận rút khỏi liên minh của Anh với "đa số đủ", và sau đó Nghị viện châu Âu cũng bỏ phiếu để thông qua với đa số cần thiết

Chuyên gia pháp lý David Allen Green của tờ The Financial Times cho rằng, những gì xảy ra sau cuộc trưng cầu kỳ này sẽ là vấn đề mang tính chính trị nhiều hơn là pháp lý. Chính phủ Anh có nhiều lựa chọn: Thứ nhất, hoàn toàn bỏ qua kết quả trưng cầu. Thứ hai, để cho Quốc hội bỏ phiếu nội bộ quyết định. Thứ ba, đàm phán lại với EU để lấy các điều khoản có lợi cho nước Anh và tiến hành trưng cầu dân ý lần thứ hai.

Dù sao đi nữa, việc các nước EU tiến hành trưng cầu nhiều lần liên tiếp cho đến khi nhận được kết quả "đúng" cũng đã từng diễn ra không ít lần.

Theo Danviet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cảnh sát Mỹ bị đình chỉ vì quật ngã cụ ông gốc Việt gây xuất huyết não
22:26:44 18/11/2024
Nhóm bà Harris lên tiếng về thông tin nợ nần tranh cử
19:29:39 18/11/2024
Máy bay Boeing 737-800 bị bắn trên đường băng khi chuẩn bị cất cánh tại Mỹ
19:51:00 18/11/2024
Kịch tính đánh chặn ở Ukraine: Hệ thống Patriot đối đầu tên lửa siêu vượt âm Kinzhal của Nga
12:13:39 19/11/2024
Israel và Hezbollah tiếp tục 'ăn miếng trả miếng'
06:52:21 19/11/2024
Haiti rơi vào vòng xoáy bạo lực mới
22:01:23 18/11/2024
Ông Trump sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp để trục xuất người nhập cư trái phép?
15:54:21 19/11/2024
Tiết lộ thời điểm Ukraine ra đòn tấn công tầm xa đầu tiên vào lãnh thổ Liên bang Nga
17:42:16 18/11/2024

Tin đang nóng

Ưng Hoàng Phúc: "Tôi bảo Trấn Thành rằng tôi chịu hết nổi rồi"
12:58:05 20/11/2024
Vợ chồng ân nhân của Mỹ Tâm lên tiếng chuyện mua nhà hơn triệu đô tại Mỹ
13:30:48 20/11/2024
Truy tìm "cò" xin việc vào ngành Công an
15:08:53 20/11/2024
Kỳ Duyên lên tiếng giữa sân bay về những lời chê bai trong hành trình Miss Universe 2024
13:05:43 20/11/2024
1 cặp đôi phim giả tình thật công bố kết hôn làm sập MXH, nhà gái hot đến mức khiến nhà trai thành kẻ tội đồ
15:20:24 20/11/2024
Một NTK lên tiếng việc Hoàng Thùy bị "phong sát": Đã có những lời ngăn cản tôi chọn cô ấy
13:00:45 20/11/2024
Cô giáo hot nhất cõi mạng Âu Hà My bất ngờ tung ảnh cưới lần 2, danh tính chú rể là ẩn số
13:51:48 20/11/2024
Hà Tĩnh: Đến xin quần áo cũ "cuỗm" luôn 1,2 cây vàng của chủ nhà
15:47:16 20/11/2024

Tin mới nhất

Nga phản ứng về vụ Ukraine tấn công bằng tên lửa ATACMS

16:29:06 20/11/2024
Bên cạnh đó, ông Lavrov đánh giá quan điểm của Thủ tướng Đức Olaf Scholz về vấn đề này là có trách nhiệm. Trước đó, ông Scholz đã tái khẳng định lập trường của Berlin về việc không cung cấp tên lửa tầm xa Taurus cho Ukraine.

WHO huy động được gần 4 tỷ USD thông qua cơ chế tài chính mới

16:27:38 20/11/2024
Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ông Trump đã phản đối cách WHO ứng phó đại dịch COVID-19 và khởi động tiến trình rút Mỹ khỏi tổ chức này.

Ukraine có và đã sử dụng bao nhiêu tên lửa ATACMS?

15:37:42 20/11/2024
Con số đó càng trở nên đáng chú ý hơn khi xét đến việc Ukraine thường phải sử dụng nhiều tên lửa trong mỗi đợt tấn công để đảm bảo hiệu quả tối đa.

G20 và nhiệm kỳ chống đói nghèo

15:28:14 20/11/2024
Tất cả những ưu tiên này hướng đến mục tiêu mà nước Chủ tịch đề ra là xây dựng một thế giới công bằng và một hành tinh phát triển bền vững, chống biến đổi khí hậu.

Câu chuyện cảm động về chú cá heo cô đơn ở biển Baltic

15:22:01 20/11/2024
Lúc đầu, các nhà khoa học tự hỏi liệu con cá heo có đang cố gắng giao tiếp với một người chèo thuyền địa phương hay không, họ cũng ghi lại âm thanh vào ban đêm để xem có người dân nào ở đó hay không.

Ông Trump đề cử nguyên CEO công ty đấu vật WWE làm Bộ trưởng Giáo dục Mỹ

14:32:27 20/11/2024
Trước đó trong chiến dịch tranh cử, ông Trump đã từng cam kết sẽ xóa bỏ Bộ giáo dục liên bang khi ông trở lại Nhà Trắng. Ông nói: Tôi luôn nói như vậy. Tôi rất muốn quay lại để làm điều này. Cuối cùng, chúng ta sẽ xóa bỏ Bộ Giáo dục liê...

Lầu Năm Góc: Không có dấu hiệu Nga chuẩn bị sử dụng vũ khí hạt nhân tại Ukraine

14:27:08 20/11/2024
Đồng thời, động thái này không làm thay đổi lập trường hạt nhân hiện tại của Washington, vốn được thiết lập dựa trên các yếu tố chiến lược dài hạn.

Mỹ rút tàu sân bay duy nhất khỏi Trung Đông dù chiến sự chưa ngớt

14:22:27 20/11/2024
Một quan chức Mỹ ngày 19/11 xác nhận với tờ Business Insider rằng tàu sân bay duy nhất của Hải quân Mỹ ở Trung Đông, USS Abraham Lincoln, đã rời khỏi khu vực này sau nhiều tháng hoạt động.

Argentina rút quân khỏi UNIFIL: Hồi chuông cảnh báo cho hòa bình tại Trung Đông

14:20:40 20/11/2024
Trong bối cảnh này, Israel đã bày tỏ quan ngại rằng UNIFIL chưa ngăn chặn hiệu quả các hoạt động quân sự của Hezbollah và nhiều lần kiến nghị lực lượng này rút khỏi khu vực.

Ông Trump cùng tỷ phú Elon Musk tham dự sự kiện của SpaceX

14:14:54 20/11/2024
Người phát ngôn của SpaceX, ông Dan Huot cho biết, không phải tất cả các tiêu chí để đón tên lửa trở lại đều được đáp ứng nên hãng này đã không ra lệnh cho Starship quay trở lại địa điểm phóng.

Mỹ: Triều Tiên chưa đạt được công nghệ tái nhập khí quyển cho ICBM

14:13:02 20/11/2024
Đô đốc Paparo mô tả quan hệ đối tác Nga-Triều Tiên mang tính giao dịch và cộng sinh, đồng thời nhận định Bình Nhưỡng có thể nhận được công nghệ tàu ngầm và công nghệ động lực học.

Tổng thống đắc cử Donald Trump chọn Bộ trưởng Thương mại

14:10:35 20/11/2024
Với vai trò CEO và chủ tịch của tập đoàn tài chính Cantor Fitzgerald, Lutnick sẽ đảm nhận nhiệm vụ quan trọng trong việc thực thi các mức thuế mà ông Trump đề xuất đối với hàng hóa nhập khẩu vào Mỹ.

Có thể bạn quan tâm

Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65

Sao việt

17:40:11 20/11/2024
Quang Minh thừa nhận cuộc sống có những thay đổi khi có con ở tuổi 65, tuy nhiên Quang Minh sẽ cố gắng chăm sóc và nuôi nấng con thật tốt

1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?

Sao châu á

17:35:42 20/11/2024
Dân tình nghi ngờ Quan Hiểu Đồng và Vương An Vũ có tình ý với nhau sau khi hợp tác, dẫn đến việc mối quan hệ của em gái quốc dân với bạn trai rạn nứt.

Vừa làm bài tập xong, bé gái bất ngờ lăn đùng ra giữa nhà gào khóc, hàng xóm cũng vội vàng kéo sang hỏi thăm

Netizen

17:29:33 20/11/2024
Với sự ngây thơ, đôi lúc hơi hậu đậu của mình, trẻ em thường có nhiều khoảnh khắc hài hước và dễ thương, khiến người lớn không khỏi bật cười.

Loạt bom tấn điện ảnh siêu hot 2025: Có phim chưa tung trailer đã gây tranh cãi khắp cõi mạng

Phim âu mỹ

17:04:37 20/11/2024
Năm 2023-2024 cho thấy nhiều tín hiệu đáng mừng khi nhiều phim đã cán mốc 1 tỷ USD trở lại, báo hiệu một năm 2025 bùng nổ với hàng loạt bom tấn đổ bộ phòng vé trở lại.

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

Sức khỏe

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Nữ thần sắc đẹp gây sốt MXH với vòng 1 đẹp ná thở như "xé truyện bước ra"

Phim châu á

16:58:39 20/11/2024
Ngày 20/11, QQ đưa tin bộ phim Đấu La Đại Lục 2 sắp ra mắt với sự tham gia của dàn sao trẻ Chu Dực Nhiên, Trương Dư Hi, Khổng Tuyết Nhi.

Rafael Nadal gác vợt: Lời chia tay buồn

Sao thể thao

16:40:47 20/11/2024
Vài ngày trước, Rafael Nadal nói rằng anh không tin vào những cái kết đẹp, yếu tố điển hình trong những bộ phim Hollywood. So với điện ảnh, quần vợt rất khác và lịch sử không chỉ kết thúc trong sự ngọt ngào.

Bắt tạm giam phó giám đốc công ty Nam Hào Kiệt ở An Giang

Pháp luật

16:23:33 20/11/2024
Thi công dự án xử lý sạt lở khẩn cấp thiếu gần 14.000m3 gây thiệt hại trên 9,6 tỷ đồng, Phó Giám đốc Công ty TNHH MTV Nam Hào Kiệt Nguyễn Văn Giỏi bị bắt tạm giam.

Ngu Thư Hân tỏa sáng rực rỡ, Triệu Lộ Tư càng thêm ê chề

Hậu trường phim

15:35:36 20/11/2024
Ngu Thư Hân và Triệu Lộ Tư được xem là hai mỹ nhân dẫn đầu lứa tiểu hoa 95. Tuy nhiên lúc này, họ đang ở tình cảnh trái ngược nhau.