Brexit: EU không tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt vào tháng 11
Rạng sáng nay theo giờ Hà Nội, lãnh đạo 27 nước Liên minh châu Âu (EU) thông báo không có kế hoạch tổ chức hội nghị thượng đỉnh đặc biệt về Brexit vào tháng 11 tới, nhưng sẵn sàng tham dự họp khi nào trưởng đoàn đàm phán Brexit của EU Michel Barnier ra tuyên bố đàm phán đã ‘đạt được tiến bộ quan trọng’.
Thông báo trên được lãnh đạo 27 nước EU đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Anh Theresa May ở Brussels (Bỉ) để bàn về kế hoạch Brexit.
Lãnh đạo các nước EU cho rằng, hiện giờ các cuộc đàm phán Brexit chưa đạt được đủ tiến bộ dù hai bên đã rất nỗ lực.
Lãnh đạo EU tái khẳng định, ông Barnier tiếp tục là trưởng đoàn đàm phán EU và kêu gọi quan chức này hãy tiếp tục nỗ lực tháo gỡ bế tắc hiện nay. Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte thậm chí đã đề nghị chuẩn bị cho một kịch bản Brexit không thỏa thuận.
Trước đó, trong bài phát biểu của mình trước lãnh đạo 27 nước EU, Thủ tướng Anh Theresa May cho biết, bà sẵn sàng xem xét đề xuất kéo dài thời gian cho thời kỳ chuyển đổi của EU như là một phần của thỏa hiệp về bất đồng đường biên giới Ireland. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo EU cho rằng, bà May đã không đưa ý tưởng mới nào nhằm phá vỡ những bế tắc về vấn đề này.
Thông báo trên được lãnh đạo 27 nước EU đưa ra sau cuộc họp thượng đỉnh với Thủ tướng Anh Theresa May ở Brussels (Bỉ) để bàn về kế hoạch Brexit. (Nguồn: AFP)
Trong khi đó tại Anh, ngay sau khi biết được ý kiến của Thủ tướng May về đề xuất kéo dài thời kỳ chuyển đổi của EU, một số nhân vật trong đảng Bảo thủ chống lại kế hoạch Brexit của Thủ tướng May như nghị sĩ Nadine Dorries đã công khai lên tiếng kêu gọi Thủ tướng May hãy “bước sang một bên và để cho người có thể đàm phán được đảm nhận trọng trách này”.
Video đang HOT
Chính đảng lớn nhất tại Bắc Ireland là DUP, đảng mà Chính phủ thiểu số của bà May cần dựa vào để có được số phiếu ủng hộ quá bán tại Quốc hội, cũng tỏ ra không hào hứng trước đề xuất trên vì cho rằng sẽ không giải quyết được vấn đề đường biên giới Ireland.
Chính phủ Anh cho biết quan điểm của Thủ tướng May là Thỏa thuận Rút khỏi Brexit khi trình ra Quốc hội Anh sẽ chỉ thông qua “đồng ý” hay “không đồng ý”, chứ không đưa ra để các nghị sĩ bàn bạc sửa đổi nội dung của thỏa thuận này.
Hiện nay một số nghị sĩ Anh đang vận động để bổ sung thêm nội dung tiến hành một cuộc bỏ phiếu mới về việc nước Anh có nên ở trong EU hay không vào trong nội dung thỏa thuận rút khỏi Brexit để Quốc hội xem xét thông qua.
Một số nghị sĩ ủng hộ Brexit mạnh mẽ khác lại mong muốn thúc đẩy để Anh theo mô hình thỏa thuận tự do thương mại mà Canada đã ký với EU. Tuy nhiên, ý định này từng bị Thủ tướng May thẳng thừng bác bỏ.
Theo TTXVN/AFP,
Trung Quốc muốn gì từ thượng đỉnh Trump - Kim?
Hai ông Donald Trump và Kim Jong Un đang ở trung tâm sân khấu giữa lúc các hoạt động chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều đang diễn ra rốt ráo. Từ bên cánh gà, ông Tập Cận Bình cũng nắm giữ một vai trò chủ chốt.
Mãi cho tới gần đây, Trung Quốc dường như vẫn chia sẻ với Washington lo ngại về các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh thậm chí ủng hộ các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với đất nước đồng minh.
Chủ tịch Tập Cận Bình đón tiếp lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un ở Bắc Kinh. (Ảnh: KCNA)
Nhưng đến tháng 3 vừa qua, khi Tổng thống Trump chấp nhận lời mời của Chủ tịch Kim Jong Un về một cuộc gặp gỡ trực tiếp thì Trung Quốc ngay lập tức thay đổi chiến lược. Thay vì gia tăng áp lực, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đón Kim Jong Un tới Bắc Kinh.
Đây là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên kể từ khi lên nắm quyền lực năm 2011. Ông Kim đi bằng tàu hỏa bọc thép và được đón tiếp nồng nhiệt ở Đại lễ đường Nhân dân. Sự kiện này được cho là xóa tan băng giá giữa hai nước. Sau đó, hai nhà lãnh đạo tiếp tục có cuộc gặp ở miền đông bắc Trung Quốc vào đầu tháng 5. Hình ảnh chính thức được công bố cho thấy họ vui vẻ dạo bộ dọc bờ biển.
Sau đó, Tổng thống Trump phàn nàn ông không hay biết gì về cuộc gặp thứ 2 của lãnh đạo Trung - Triều, và cảnh báo Bắc Kinh có thể đang gây ảnh hưởng để ông Kim nêu ra các yêu sách của mình.
Bản thân ông Trump đã gặp gỡ và trò chuyện với ông Tập Cận Bình nhiều lần, do vậy Kim Jong Un có thể tìm kiếm lời khuyên từ Chủ tịch Trung Quốc về đàm phán với Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un.
Với hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim được xác định vào ngày 12/6 ở Singapore, Trung Quốc đóng vai trò ngày càng lớn trong các hoạt động ngoại giao hướng tới phi hạt nhân hóa trên bán đảo Triều Tiên.
Tạp chí Los Angeles Times liệt kê một số lý do mà giới phân tích nêu ra giải thích vì sao Trung Quốc nhanh chóng thay đổi chính sách với Triều Tiên và tác động của việc này đối với Mỹ.
Về ngắn hạn, các lãnh đạo Trung Quốc lo ngại bị gạt ra bên lề khi Kim Jong Un đạt một thỏa thuận nào đó với ông Trump mà sẽ làm thay đổi nguyên trạng ở biên giới nước này với Triều Tiên.
Nhưng điều đáng ngại với các nhà hoạch định chính sách Mỹ là Trung Quốc dường như "chốt" rằng bất kỳ một thỏa thuận giải giáp hạt nhân tiềm tàng nào đều đòi hỏi Mỹ phải có một số nhượng bộ - và những nhượng bộ đó khả năng sẽ làm suy yếu vị thế quân sự của Mỹ ở bán đảo Triều Tiên và trên toàn châu Á.
Chẳng hạn, một kết quả tiềm năng của hội nghị thượng đỉnh ở Singapore sẽ là thỏa thuận chính thức chấm dứt cuộc chiến Triều Tiên - vốn mới chỉ tạm dừng bằng thỏa thuận ngừng bắn năm 1953. Tổng thống Trump đã ngụ ý ông muốn rút quân về nước, viện dẫn chi phí đắt đỏ khi triển khai binh lính ở nước ngoài, và dấu chấm hết cho chiến tranh liên Triều có thể càng đẩy nhanh quyết định này.
Bất cứ điều gì khiến Mỹ giảm bớt hiện diện và sức mạnh ở tây Thái Bình Dương - chẳng hạn như rút một phần hoặc toàn bộ 30.000 lính Mỹ khỏi Hàn Quốc, hoặc rút các hệ thống phòng thủ tên lửa khỏi khu vực - sẽ càng tạo điều kiện cho Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng.
Ông Tập Cận Bình dường như đã đạt được mục tiêu ngắn hạn của Bắc Kinh, đó là tái khẳng định vai trò không thể thiếu của Trung Quốc trong đàm phán bất kỳ sự thay đổi nào về hiện thực địa chính trị châu Á.
Về phần mình, Kim Jong Un dường như muốn tận dụng cuộc gặp với ông Trump làm lợi thế củng cố quan hệ với Trung Quốc, hoặc ít nhất là đưa hai nước trở lại mối quan hệ đối tác chiến lược và kinh tế như đã từng có nhiều năm qua.
LA Times dẫn lời một số chuyên gia cho rằng, Kim Jong Un dường như quyết định muốn Trung Quốc "chống lưng" vì biết rõ không có Bắc Kinh thì không thể thành công. Trong khi đó, một hội nghị làm dịu căng thẳng ở bán đảo Triều Tiên rõ ràng cũng rất có lợi cho Trung Quốc. Và kể cả nếu hai miền Triều Tiên rốt cuộc sẽ thống nhất thì Trung Quốc vẫn được lợi.
Giới phân tích nhận định, viễn cảnh xấu nhất là thượng đỉnh Trump-Kim thất bại và Mỹ tiến hành một cuộc tấn công phủ đầu vào các cơ sở hạt nhân của Triều Tiên. Nhưng từ quan điểm của Trung Quốc, điều tồi tệ nhất có thể là một thỏa thuận về giải giáp hạt nhân nhanh chóng mà không tính đến các lợi ích chiến lược của cường quốc này, cụ thể là giảm bớt các lực lượng Mỹ trong khu vực.
Theo Thanh Hảo (Vietnamnet)
Mật vụ Mỹ tiết lộ Tổng thống Trump từng thoát âm mưu ám sát ở Philippines Các vệ sĩ của Tổng thống Mỹ Donald Trump nói rằng, ông đã phải đối mặt với một âm mưu ám sát khi tới Philippines năm ngoái để dự hội nghị thượng đỉnh khu vực, Sputnik dẫn nội dung phim tư liệu của National Geographic. Tổng thống Mỹ Donald Trump trên chuyên cơ Không Lực Một tại sân bay ở Manila hồi tháng...