“Brexit có thể làm tan vỡ EU hoặc Vương quốc Anh”
Chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York, cho rằng việc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit có thể là sự khởi đầu của tình trạng tan vỡ EU hoặc Vương quốc Anh.
Lãnh đạo Anh – Đức (ảnh minh họa)
Theo Reuters, ngày 26/6, chuyên gia kinh tế Nouriel Roubini thuộc Đại học New York, cho rằng việc Anh quyết định rời khỏi Liên minh châu Âu (EU) – Brexit có thể là sự khởi đầu của tình trạng tan vỡ EU hoặc Vương quốc Anh.
Phát biểu tại Diễn đàn kinh tế thế giới ở thành phố Thiên Tân, miền Bắc Trung Quốc, nhà kinh tế học Roubini kêu gọi mọi người không nên nghĩ tới tình trạng suy thoái hoặc khủng hoảng tài chính sau cuộc trưng cầu dân ý với kết quả người dân Anh ủng hộ Brexit.
Về vấn đề này, Bộ trưởng Tài chính Trung Quốc Lâu Kế Vĩ cho rằng việc cử tri Anh bỏ phiếu rời khỏi Liên minh châu Âu đã làm gia tăng tình trạng bất ổn cho các thị trường song ông coi những phản ứng mới đây của thị trường là “thái quá” do những hậu quả thực tế của cuộc bỏ phiếu có thể trong 5-10 năm tới mới xảy ra.
Phát biểu tại cuộc họp thường niên đầu tiên của Ngân hàng đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á (AIIB) ở Bắc Kinh, Bộ trưởng Lâu Kế Vĩ nhấn mạnh quyết định Brexit “sẽ phủ bóng đen xuống nền kinh tế toàn cầu… Những tác động và hậu quả sẽ xuất hiện trong 5-10 năm tới. Hiện giờ rất khó để dự đoán. Phản ứng thiếu linh hoạt từ thị trường có thể là hơi thái quá và cần phải bình tĩnh để có một tầm nhìn khách quan.”
Các thị trường tài chính trên khắp thế giới đã chao đảo sau khi người dân Anh quyết định rời EU, trong khi giá đồng bảng Anh cũng tụt dốc.
Trong khi đó, tại buổi khai mạc cuộc họp thường niên đầu tiên của ban giám đốc AIIB tại thủ đô Bắc Kinh ngày 25/6, Bộ trưởng Tài chính Hàn Quốc Yoo Il-ho, người cũng là thành viên ban giám đốc của AIIB khẳng định Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Ácó thể tham gia vào lực lượng cùng với các ngân hàng quốc tế để giúp giải quyết bất cứ những thay đổi hay bất ổn nào sau khi Anh quyết định rời EU.
Bộ trưởng Yoo Il-ho nói: “Đó là một đòn giáng mạnh với những người có niềm tin về quá trình hội nhập toàn cầu. Thị trường tài chính toàn cầu đang đối diện với nguy cơ thay đổi và bất ổn lớn hơn sau Brexit.”
Tuy nhiên, quan chức trên cũng khẳng định rằng AIIB “có thể giúp giải quyết tình hình hiện nay”.
Theo Vietimes
Video đang HOT
Kết quả cuộc trưng cầu Anh rời EU có thể đảo ngược?
Liệu có thể đảo ngược kết quả cuộc trưng cầu ngày 23/6, cử tri có thể bỏ phiếu lại hay không hay ai sẽ kế nghiệm ông Cameron là những câu hỏi khiến cử tri Anh băn khoăn hậu Brexit.
Anh đang chuẩn bị các bước đi tiếp theo sau cuộc trưng cầu dân ý đầy kịch tính hôm 23/6. Rất nhiều người Anh hiện không hiểu chuyện gì đang và sẽ diễn ra, thậm chí nhiều cử tri bỏ phiếu để Anh rời EU lại cảm thấy hối hận bởi chính quyết định của mình. Bloomberg
trả lời một số băn khoăn của người dân Anh hiện nay.
Có thể đảo ngược kết quả cuộc trưng cầu?
Có thể, nhưng không chắc. Cuộc bỏ phiếu vừa qua không bị ràng buộc về mặt pháp lý và thủ tướng mới của Vương quốc Anh cũng không nhất thiết phải hành động dựa theo kết quả trưng cầu.
Thủ tướng Anh Cameron đã tuyên bố từ chức ngay sau khi có kết quả trưng cầu hôm 24/6. Ảnh: Express.uk
Trên lý thuyết, người kế nhiệm David Cameron sau khi ông từ chức có thể đề xuất đàm phán về một thỏa thuận mới trước khi nước này tiến hành bỏ phiếu lần hai. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của EU đã bác bỏ lựa chọn này.
Trong khi đó, điều quan trọng nhất hiện nay là Anh đang ở thế khó khi chẳng thể bỏ qua quan điểm của 17,4 triệu người đã bỏ phiếu cho Brexit (Anh rời EU).
Có thể bỏ phiếu lần 2?
Thị trường chứng khoán toàn cầu hỗn loạn, còn đồng bảng Anh mất giá mạnh nhất sau hơn 30 năm. Giờ đây cử tri Anh đối mặt với hàng loạt cú sốc kinh tế. Giới phân tích cảnh báo những vấn đề kinh tế sẽ trở nên trầm trọng hơn trong thời gian tới. Quyết định rời EU gây nên cơn địa chấn toàn cầu và một bộ phận người dân Anh giờ đây thừa nhận họ cảm thấy hối hận vì bỏ phiếu ủng hộ phe "rời".
Phân bổ cử tri trong trưng cầu dân ý theo độ tuổi. Theo đó, nhóm người từ 18 đến 24 có tỷ lệ ủng hộ cao nhất. Cử tri càng lớn tuổi càng muốn nước Anh rời EU. Đồ họa: BBC
Hơn 2,5 triệu người đã ký vào thỉnh nguyện thư trên trang web của quốc hội, kêu gọi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý lần hai. Đây là con số kỷ lục bởi theo quy định, Quốc hội Anh sẽ xem xét thỉnh nguyện thư nếu nó thu thập được tối thiểu 100.000 chữ ký. Tuy nhiên, Anh không có cơ chế cho phép người dân khuấy động một cuộc trưng cầu, nhất là khi đây lại là một kiến nghị có thể thổi bùng cuộc tranh luận giữa các nhà lập pháp.
Ngoài ra, thỉnh nguyện thư yêu cầu chính phủ gỡ bỏ kết quả cuộc trưng cầu nếu phe thắng đạt số phiếu ít hơn 60% hoặc nếu cử tri đi bầu ít hơn 75%. Nhưng cuộc trưng cầu đã xảy ra và tất cả các chính trị gia hàng đầu của Anh đã cam kết sẽ công nhận kết quả. Do đó, một cuộc bỏ phiếu lần hai là điều không tưởng, theo Bloomberg.
Anh có thể khiến EU suy nghĩ lại?
Không chắc. Cho tới nay, mọi dấu hiệu đều cho thấy Đức, Pháp và Bỉ đều muốn "cuộc hôn nhân" Anh - EU diễn ra nhanh chóng. "Đây không phải là vụ ly hôn thân thiện, nhưng cũng chẳng phải là mối tình khăng khít", Jean-Claude Juncker, Chủ tịch Ủy ban châu Âu EU, nói.
Khi nào Anh chính thức rời EU?
Không phải bây giờ. Trước tiên, London cần bắt đầu quá trình thực thi Điều 50 của Hiệp ước Lisbon, đặt ra mốc thời gian 2 năm dành cho các cuộc đàm phán chính thức. Thủ tướng David Cameron nói đây là nhiệm vụ của người kế nghiệm ông.
Dù cử tri Anh đã chọn rời EU, nước này chưa thể ra đi ngay bây giờ. Ảnh: Reuters
Cựu thị trưởng London Boris Johnson, người được cho có thể là tân thủ tướng Anh, hôm 24/6 cho biết, Anh không cần phải vội vàng đàm phán. Do đó, có lẽ Anh sẽ chính thức rời EU sớm nhất là vào cuối năm 2018.
EU có thể buộc Anh "kích hoạt" Điều 50?
Không. Chỉ có Anh mới được phép làm điều đó. Một khi cơ chế này được kích hoạt, các lợi thế sẽ nghiêng về phía 27 quốc gia còn lại. Do vậy, thời điểm để Anh "kích hoạt" Điều 50 là khá quan trọng.
Đảng Bảo thủ sẽ làm gì tiếp theo?
Cameron nói, ông muốn người kế nghiệm nhậm chức vào đầu tháng 10 và một thành viên mới của đảng Bảo thủ sẽ tiếp quản ghế thủ tướng sau cuộc họp đảng vào mùa thu này.
Giả sử các thành viên đảng Bảo thủ quyết định vẫn áp dụng hệ thống theo dõi tiến trình bầu cử như hồi ông Cameron bắt đầu lãnh đạo đảng này năm 2005, 330 nhà lập pháp sẽ chọn 2 trong số hàng loạt các ứng viên trước ngày 21/7. Cuối cùng, các thành viên trong đảng sẽ chọn ra người duy nhất thay thế ông Cameron.
Ai có tiềm năng nhất?
Nhà cái William Hill Plc đặt cược cho cựu thị trưởng London Boris Johnson với tỷ lệ 8/11, hay 58% cơ hội trở thành thủ tướng tiếp theo của Anh. Johnson là người đứng đầu phong trào Brexit.
Cựu thị trưởng London Boris Johnson. Ảnh: Telegraph
Bà Theresa May, Bộ trưởng Nội vụ và ủng hộ Anh ở lại EU, được đặt cược với tỷ lệ 5/2 với xác suất 29%. Trong khi tỷ lệ cược cho Bộ trưởng Tư Pháp Michael Gove, một nhà vận động hàng đầu cho chiến dịch Brexit, là 10/1, với cơ hội chiến thắng là 9%.
Tuy nhiên, dự đoán như vậy chưa thể nói lên điều gì khi ông Johnson được cho là một chính trị gia thất thường và lập dị, bên cạnh sự lôi cuốn và nổi tiếng.
Kết quả cuộc trưng cầu dân ý ngày 24/6 về việc Anh đi hay ở lại EU cho thấy, 52% người dân trong tổng số 46,5 triệu cử tri muốn nước này rời khối. Đây là cuộc trưng cầu vốn gây chia rẽ nước Anh trong suốt những tháng qua, trong khi cả thế giới và Liên minh châu Âu phải nín thở.
Việc Anh rời khỏi EU là cú giáng mạnh với liên minh kinh tế chính trị lớn nhất thế giới hiện nay với gần nửa tỷ người. Đồng Bảng Anh trong ngày 24/6 đã rớt xuống mức thấp nhất trong vòng 31 năm qua. Điều này cũng sẽ tác động mạnh tới thị trường thế giới và trùm tài phiệt George Soros cảnh báo tình cảnh sẽ còn tệ hại hơn ngày thứ 4 đen tối mà nước Anh từng trải qua hồi đầu những năm 1990.
Theo Zing News
Obama nói Mỹ tôn trọng kết quả trưng cầu dân ý của Anh Tổng thống Barack Obama nói quan hệ giữa Mỹ với cả Anh và Liên minh châu Âu sẽ vẫn duy trì, sau khi người Anh bỏ phiếu ủng hộ việc rời khỏi liên minh. Tổng thống Obama phát biểu hồi tháng 4 ở London. Ảnh: Reuters "Người dân Vương quốc Anh đã có tiếng nói, và chúng tôi tôn trọng quyết định của...