Brexit ảnh hưởng nghiêm trọng tới quan hệ thương mại, đầu tư giữa Anh và Đức
Các nhà kinh tế Đức cho rằng Brexit (Anh rời Liên minh châu Âu) là một “thảm họa kinh tế” đối với quan hệ thương mại và đầu tư giữa Vương quốc Anh và Đức, dẫn đến sự sụt giảm đầu tư trực tiếp của Đức vào Anh và khiến Anh suy giảm tầm quan trọng với tư cách là một đối tác thương mại của Đức.
Cờ Anh (phía trước) và cờ EU (phía sau) bên ngoài tòa nhà Quốc hội Anh ở London ngày 19/10/2019. Ảnh: THX/TTXVN
Chuyên gia Volker Treier, người đứng đầu bộ phận ngoại thương tại Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức (DIHK), nhận định Brexit là một “thảm họa kinh tế” đối với cả hai phía Đức và Anh. Năm 2022, Đức xuất khẩu 73,8 tỷ euro (80,57 tỷ USD) hàng hóa sang Anh, giảm 14,1% so với năm 2016. Trong năm 2022, Anh đã tụt xuống vị trí thứ 8 trong bảng xếp hạng thị trường xuất khẩu quan trọng của Đức, thấp hơn 5 bậc so với năm 2016.
Với tư cách là một đối tác thương mại của Đức – đo lường dựa trên kết hợp số liệu xuất khẩu và nhập khẩu – kể từ thời điểm Brexit, Anh đã tụt từ vị trí thứ năm xuống vị trí thứ mười một.
Khối lượng đầu tư trực tiếp của Đức vào Anh cũng ghi nhận sự sụt giảm. Năm 2021, đầu tư trực tiếp từ Đức vào Anh ở mức khoảng 140 tỷ euro, giảm 16,1% so với năm 2016. Theo DIHK, khoảng 2.163 công ty Đức hiện đang hoạt động tại Anh, ít hơn 5,2% so với năm 2016.
Chuyên gia Treier nhận định Brexit đã khiến các mối quan hệ thương mại chặt chẽ giữa Anh và Đức trở nên khó khăn hơn.
Nhưng ở chiều ngược lại, số lượng công ty Anh đầu tư vào Đức lại đang gia tăng. Tổ chức Thương mại và Đầu tư Đức (GTAI) đã thống kê được hơn 1.000 doanh nghiệp mới từ Anh đăng ký vào Đức kể từ cuộc bỏ phiếu Brexit. Robert Hermann, Giám đốc điều hành GTAI cho biết điều quan trọng đối với các công ty Anh là chỗ đứng trên thị trường EU. Quy mô và vị trí trung tâm của Đức trong EU là một lợi thế thu hút các công ty của Anh.
Trung Quốc trấn an các doanh nghiệp Mỹ
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp từ tất cả quốc gia, kể cả Mỹ, và hoan nghênh việc mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương. Ảnh REUTERS
Tại cuộc gặp với đại diện của nhiều tổ chức thương mại và doanh nghiệp Mỹ ở Bắc Kinh ngày 25.3, Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương tuyên bố nước này sẽ tiếp tục xây dựng môi trường kinh doanh tốt hơn cho các doanh nghiệp từ tất cả quốc gia, kể cả Mỹ, và hoan nghênh việc mở rộng đầu tư vào Trung Quốc.
Ông khẳng định những điều này sẽ đem lại lợi ích cho cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, dù "đáng tiếc là mối quan hệ hiện tại giữa Trung Quốc và Mỹ vẫn còn nguội lạnh", theo tờ South China Morning Post.
Trong cuộc gặp trên, đại diện giới doanh nghiệp Mỹ khẳng định cam kết ngăn chặn 2 nước rơi vào vòng xoáy cô lập và mâu thuẫn với nhau. Theo đó, họ đề nghị hai bên cần gặp nhau thường xuyên, tăng cường hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trung Quốc được lợi ra sao khi phương Tây cấm vận Nga?
Mỹ nâng thuế nhập khẩu với một số hàng hóa Nga lên 35% Theo một tuyên bố từ Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 27/6 đã nâng thuế nhập khẩu lên 35% đối với một số mặt hàng từ Nga, sau khi Mỹ đình chỉ quy chế thương mại "Tối huệ quốc" với Nga liên quan tới tình hình Ukraine. Cảng hàng hóa Los Angeles, bang California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Tuyên bố...