Brazil tiêm vaccine ngừa COVID-19 thể lưỡng trị cho nhóm người dễ tổn thương
Bộ Y tế Brazil ngày 27/2 thông báo đã bắt đầu áp dụng tiêm vaccine ngừa COVID-19 thể lưỡng trị cho những nhóm người dễ bị tổn thương, bao gồm cả những người trên 70 tuổi.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Minas Gerais, Brazil ngày 1/5/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trong giai đoạn đầu của chương trình tiêm chủng này, vaccine cũng sẽ được tiêm cho những người bị suy giảm miễn dịch hoặc sống trong các viện dưỡng lão, thành viên của các cộng đồng người bản xứ và người Brazil gốc Phi. Giai đoạn tiếp theo sẽ nhắm đến những người trên 60 tuổi, phụ nữ đang mang thai và mới sinh con, nhân viên y tế, người khuyết tật và các tù nhân.
Cũng theo Bộ Y tế Brazil, khác với các loại vaccine trước đây chỉ nhằm mục đích bảo vệ con người khỏi một loại virus, vaccine thể lưỡng trị chứa hai loại kháng nguyên, một loại từ chủng virus SARS-CoV-2 gốc và loại còn lại từ biến thể Omicron BA.1. Để có đủ điều kiện tiêm loại vaccine này, mọi người phải hoàn thành việc tiêm 2 mũi vaccine cơ bản.
Brazil đã ghi nhận hơn 37 triệu trường hợp mắc COVID-19 với gần 700.000 ca tử vong kể từ khi đại dịch này bắt đầu bùng phát tại quốc gia trên.
Nghiên cứu khẳng định tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít liên quan đến vấn đề tim mạch
Nghiên cứu mới, do các nhà khoa học Mỹ tiến hành, cho thấy tiêm vaccine ngừa COVID-19 ít liên quan đến những trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 bị đau tim, đột quỵ và các vấn đề tim mạch khác.
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Rosemead, California, Mỹ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Đây là nghiên cứu đầu tiên đánh giá các trường hợp đã tiêm đủ và chưa đủ liều vaccine cơ bản ngừa COVID-19, cũng như mối liên quan giữa vaccine với các biến cố tim mạch bất lợi nghiêm trọng (MACE) ở Mỹ.
Để đưa ra được kết luận trên, các nhà nghiên cứu thuộc trường Đại học Y Icahn đã xem xét dữ liệu về COVID-19 từ Viên Y tê quôc gia Mỹ (NIH) của 1.934.294 bệnh nhân, trong đó 217.843 người đã tiêm vaccine công nghệ mRNA của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, hoặc đã tiêm vaccine công nghệ vector của Johnson & Johnson.
Tác giả chính của nghiên cứu, Giáo sư y học tại trường Đại học Y Icahn, ông Girish N. Nadkarni, cho biết: "Chúng tôi đã tìm cách làm rõ tác động của việc tiêm vaccine đến các vấn đề về tim mạch ở những người đã mắc COVID-19 và thấy rằng ở những người có bệnh lý nền, như từng mắc MACE, tiểu đường type 2, cholesterol cao, bệnh lý về gan, béo phì, có nguy cơ biến chứng thấp hơn". Theo ông, dù chưa thể xác nhận nguyên nhân cụ thể gây ra các bệnh lý tiêm mạch, song kết quả nghiên cứu vẫn là một bằng chứng cho thấy tiêm phòng có tác dụng đối với nhiều biến chứng hậu COVID-19. Nghiên cứu trên đã được đăng trên tạp chí của Đại học Tim mạch Mỹ, số ra ngày 20/2.
Cùng ngày, Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố các số liệu mới nhất cho thấy hơn 80% số ca nhiễm mới ở nước này nhiễm biến thể XBB.1.5. Cụ thể, 80,2% số ca mắc mới COVID-19 tại Mỹ nhiễm biến thể XBB.1.5 trong tuần kết thúc ngày 18/2, tăng 73% so với tuần trước đó.
CDC bắt đầu thống kê số ca mắc XBB.1.5 từ tháng 11/2022, khi đó chỉ có gần 1% số ca nhiễm biến thể này tại Mỹ. Kể từ đó, biến thể này đã lây lan rất nhanh trên cả nước. Nghiên cứu sơ bộ cho thấy XBB.1.5 có bộ gene đột biến đáng lo ngại, cho phép lây lan nhanh hơn các biến thể trước đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết dù XBB.1.5 lây lan dễ dàng hơn nhưng không gây bệnh nặng hơn.
Giới chức y tế Australia: Nguy cơ tử vong do COVID-19 cao gấp 5 lần nếu chưa tiêm phòng Nguy cơ tử vong sau khi mắc COVID-19 ở những trường hợp không tiêm phòng cao gấp 5 lần so với những người đã tiêm chủng đầy đủ vaccine ngừa bệnh này. Đó là kết luận được Viện Nghiên cứu Y tế và Sức khỏe bang South Australia ngày (SAHMRI) đưa ra ngày 20/2, sau khi phân tích về 70.450 trường hợp mắc...