Brazil thử nghiệm tiêm mũi vaccine tăng cường thứ 3
Cơ quan quản lý y tế Brazil (Anvisa) ngày 19/7 thông báo nước này đã cấp phép thử nghiệm tiêm chủng mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ 3 của AstraZeneca.
Người dân được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Sao Paulo, Brazil ngày 30/3/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Anvisa, 10.000 tình nguyện viên sau thời gian tiêm mũi thứ 2 từ 11 đến 13 tháng sẽ tham gia đợt thử nghiệm. Thông tin trên được công bố tại thời điểm quốc gia Nam Mỹ này đang “gồng mình” ứng phó với dịch COVID-19. Tính đến ngày 18/7, Brazil ghi nhận tổng cộng gần 20 triệu ca nhiễm và hơn 542.000 ca tử vong do COVID-19.
Cùng ngày, một ủy ban trực thuộc Bộ Y tế Nhật Bản đã phê chuẩn việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna tiêm chủng cho cho thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản sẽ đưa ra quyết định cấp phép chính thức sử dụng loại vaccine này tiêm chủng miễn phí cho nhóm đối tượng nói trên sau vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer.
Thử nghiệm tại Mỹ cho thấy không ai trong hơn 3.700 thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi tiêm vaccine của Moderna có các triệu chứng của COVID-19 trong 14 ngày sau khi tiêm mũi tăng cường thứ 2. Moderna hiện đã làm thủ tục xin cấp phép sử dụng vaccine của hãng cho nhóm đối tượng ở lứa tuổi thanh thiếu niên tại Mỹ, Canada và Liên minh châu Âu (EU).
Tháng 5, Nhật Bản cấp phép sử dụng vaccine của Moderna tiêm chủng cho người trên 18 tuổi tại các trung tâm tiêm chủng của Các lực lượng phòng vệ tại thủ đô Tokyo, Osaka cũng như nhiều cơ sở y tế do chính quyền địa phương, doanh nghiệp và trường đại học thiết lập.
Vaccine có hiệu quả khác nhau đối với các biến thể chính của virus SARS-CoV-2
Theo kết quả một nghiên cứu mới của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford, các loại vaccine ngừa bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 hiện hành có thể bảo vệ con người trước biến thể mới của virus SARS-CoV-2 được phát hiện đầu tiên ở Brazil.
Trong khi đó, biến thể virus phát hiện tại Nam Phi mới là bài toán hóc búa nhất đối với giới khoa học.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu mẫu máu của những người có kháng thể, được tạo ra bằng cả hai hình thức: do đã mắc COVID-19 hoặc đã được tiêm 1 trong 2 loại vaccine do Oxford/AstraZeneca và Pfizer/BioNTech bào chế, hiện đang được triển khai tiêm phòng ở Anh.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Sao Paulo, Brazil, ngày 5/2/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Kết quả cho thấy đối với biến thể được phát hiện đầu tiên tại Brazil, mức độ trung hòa virus (có thể liên kết với virus và ngăn chúng xâm nhập vào tế bào) của kháng thể do vaccine tạo ra thấp hơn gần 3 lần so với kháng thể tự sản sinh.
Đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở hạt Kent (Đông Nam xứ England, Vương quốc Anh), các nhà khoa học cũng thu được kết quả tương tự. Báo cáo của các nhà khoa học thuộc trường Đại học Oxford khẳng định: "Những dữ liệu này cho thấy kháng thể vẫn có thể vô hiệu hóa các biến thể virus này, dù ở mức thấp hơn".
Trong khi đó, đối với biến thể được phát hiện đầu tiên ở Nam Phi, mức độ trung hòa virus của các vaccine thấp hơn nhiều, cụ thể là giảm 9 lần đối với vaccine của Oxford/AstraZeneca, và giảm 7,6 lần đối với vaccine của Pfizer/BioNTech.
Hồi tháng trước, Chính phủ Nam Phi đã tạm ngừng tiêm vaccine của AstraZeneca, sau khi các số liệu cho thấy loại vaccine này chỉ có hiệu quả bảo vệ tối thiểu đối với những bệnh nhân COVID-19 ở thể nhẹ và trung bình khi họ nhiễm các biến thể mới phát hiện tại nước này.
Do đó, theo các tác giả của nghiên cứu trên, việc phát triển vaccine chống lại biến thể tại Nam Phi nên là "ưu tiên lớn nhất của các nhà phát triển vaccine trên toàn cầu".
Hàng nghìn người Brazil biểu tình đòi luận tội Tổng thống Biểu tình lan rộng khắp Brazil ngày 3/7 sau khi tòa án cho phép điều tra cáo buộc Tổng thống Bolsonaro có hành vi tham nhũng liên quan tới một thỏa thuận vaccine. Hàng nghìn người biểu tình tập trung tại hơn 40 thành phố của Brazil yêu cầu luận tội Tổng thống Bolsonaro và kêu gọi nhà chức trách mở rộng khả...