Brazil thành lập lực lượng đặc nhiệm ứng phó với hạn hán ở Amazon
Ngày 27/9, Chính phủ Brazil thông báo chuẩn bị thành lập một lực lượng đặc nhiệm để hỗ trợ khẩn cấp cho những người dân ở vùng Amazon, nơi hạn hán nghiêm trọng kéo dài đang tác động đến mực nước sông, vốn là nguồn sinh kế của cư dân bản địa.
Khói bốc lên từ đám cháy trong rừng Amazon ở bang Amazonas, Brazil ngày 23/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, Bộ trưởng Môi trường Marina Silva cho biết mực nước sông Amazon thấp, và thời tiết nắng nóng làm nhiệt độ nước tăng, khiến cá chết hàng loạt nổi trên mặt sông, gây ô nhiễm nguồn nước. Tình trạng hạn hán đáng lo ngại và chưa từng có, ảnh hưởng đến giao thông đường thủy, cũng như việc tiếp cận lương thực, nước uống và các nhu yếu phẩm khác của người dân. Dự kiến lực lượng không quân sẽ gửi thực phẩm, nước uống, thuốc men và các vật dụng cần thiết đến các bang Amazonas và Acre bằng đường hàng không.
Bà Silva cho biết hạn hán ảnh hưởng tới gần 111.000 ngư dân địa phương. Trang web của cảng Manaus thông báo mực nước sông Rio Negro, một nhánh lớn của sông Amazon, đã giảm trung bình 30cm/ngày kể từ giữa tháng 9 vừa qua, và ở mức 16,4m vào ngày 27/9, thấp hơn 6m so với cùng thời gian này năm ngoái.
Để ứng phó với tình hình, Chính phủ Brazil quyết định chi hơn 27,6 triệu USD cho việc nạo vét sông và cảng trong khu vực nhằm đảm bảo giao thông đường thủy khi nước sông hạ. Bà Silva nhận định nguyên nhân của đợt hạn hán lịch sử này là do tác động kết hợp giữa chu kỳ của hiện tượng El Nino, biến đổi khí hậu, và sự nóng lên toàn cầu.
Các nhà khí tượng thủy văn cũng cho rằng hạn hán ở Amazon hay lũ lụt ở miền nam Brazil đều là kết quả của hiện tượng El Nino ảnh hưởng đến nhiệt độ bề mặt nước Thái Bình Dương. Năm nay, tác động của hiện tượng này lớn hơn bình thường.
Trước đó cùng ngày, Cơ quan Bảo vệ dân sự bang Amazonas cho biết tình trạng hạn hán nghiêm trọng kéo dài có thể ảnh hưởng tới 500.000 người trong năm nay.
Brazil ghi nhận tháng 5 cháy rừng tồi tệ nhất trong 18 năm qua
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, Chính phủ Brazil ngày 1/6 công bố số liệu cho thấy, số vụ cháy ở rừng nhiệt đới Amazon trong tháng 5 vừa qua đã tăng tới 96% so với cùng kỳ năm ngoái, trở thành tháng 5 cháy rừng tồi tệ nhất trong 18 năm qua.
Khói bốc lên từ đám cháy rừng Amazon ở Novo Progresso, bang Para, Brazil ngày 16/8/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Viện Nghiên cứu Vũ trụ Quốc gia Brazil (INPE) đã ghi nhận 2.287 vụ cháy rừng Amazon trong tháng vừa qua, tăng mạnh so với 1.166 vụ của tháng 5/2021. Đây là số vụ cháy rừng trong tháng 5 nhiều nhất mà INPE từng ghi nhận, kể từ mức "kỷ lục" 3.131 vụ cháy rừng hồi tháng 5/2004. Số liệu này khiến giới phân tích lo ngại cháy rừng trong năm nay có thể nghiêm trọng hơn so với năm ngoái.
Theo INPE, số vụ cháy rừng Amazon trong 5 tháng đầu năm nay đã lên tới 4.971 vụ, tăng 22% so với cùng kỳ năm 2021.
Dự báo, tình hình cháy rừng Amazon sẽ trở nên nghiêm trọng hơn trong thời gian tới do quốc gia Nam Mỹ này chuẩn bị bước vào mùa khô. Phần lớn các vụ cháy rừng ở Amazon là do nạn chặt phá và đốt rừng, thường là do người nông dân Brazil thực hiện để lấy đất trồng trọt.
Với diện tích khoảng 7 triệu km2, Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới, có vai trò sống còn trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu nhờ năng lực hấp thu lượng lớn khí thải CO2. Được xem là "lá phổi xanh" của hành tinh, Amazon cung cấp khoảng 20% lượng khí oxy trên Trái Đất, là nơi sinh sống của khoảng 1 triệu thổ dân thuộc 500 bộ lạc và nơi trú ngụ của hơn 3 triệu loài động, thực vật khác nhau.
Mỹ: Khởi kiện Amazon vi phạm luật chống độc quyền Ủy bản Thương mại Liên bang Mỹ ngày 26/9 đã khởi kiện Amazon với cáo buộc vi phạm luật chống độc quyền, cáo buộc nhà bán lẻ trực tuyến này gây tổn hại cho người tiêu dùng, khi khiến họ phải mua hàng với giá cao. Một trung tâm phân phối của Amazon tại Bắc Las Vegas, Nevada, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là...