Brazil: Ông Jair Bolsonaro bị cấm cửa
Sự nghiệp chính trị của cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro sẽ bị gián đoạn khá lâu sau phán quyết của Tòa án bầu cử tối cao quốc gia Brazil cấm ông tranh cử các chức vụ trong thời gian 8 năm.
Phán quyết được Tòa án bầu cử tối cao Brazil đưa ra hôm 30/6 sau khi Tòa án này phát hiện ra rằng ông Bolsonaro đã lạm dụng quyền lực của mình bằng cách liên tục nói dối về tính toàn vẹn của cuộc bầu cử năm 2022 ở Brazil, trong đó cựu Tổng thống Luiz Inácio Lula da Silva đã giành chiến thắng, trở thành Tổng thống.
Hội đồng gồm bảy thành viên của Tòa án bầu cử cấp cao đã bỏ phiếu 5 trên 2 để thống nhất đưa ra phán quyết nêu trên. Ông Bolsonaro có tùy chọn kháng cáo quyết định đó tại Tòa án tối cao quốc gia. Phán quyết này có nghĩa ông Bolsonaro sẽ chỉ có thể tái tranh cử vào chức vụ dân cử vào năm 2030, khi đó ông sẽ 75 tuổi.
Căn cứ của Tòa án dựa trên quyết định gây nhiều tranh cãi của ông Bolsonaro khi triệu tập các đại sứ nước ngoài đến nơi ở chính thức của ông vào tháng 7 năm ngoái, 11 tuần trước vòng đầu tiên của cuộc bầu cử vào ngày 2/10/2022. Tại cuộc họp, ông Bolsonaro đã đưa ra những tuyên bố vô căn cứ chống lại hệ thống bỏ phiếu điện tử của Brazil.
Video đang HOT
Khi bỏ phiếu hạn chế quyền ứng cử của ông Bolsonaro, Thẩm phán Floriano de Azevedo Marques tuyên bố ông Bolsonaro đã cố gắng đạt được lợi thế không công bằng trong cuộc bầu cử bằng những hành động “bất thường” và “vô đạo đức” của mình; coi thường nền dân chủ của Brazil trước đối tác nước ngoài. Thẩm phán Benedito Gon – alves, người cũng đã bỏ phiếu chống ông Bolsonaro, đã chỉ trích “lời độc thoại dối trá” và “những lời dối trá kinh khủng” của cựu tổng thống, cho rằng chúng được thiết kế để “khơi dậy trạng thái hoang tưởng tập thể” trong cử tri.
Trước thềm cuộc bầu cử năm ngoái, ông Bolsonaro – mệnh danh là Donald Trump của Brazil – đã liên tục công kích các máy bỏ phiếu điện tử của Brazil, ám chỉ rằng ông có thể bác bỏ kết quả nếu cho rằng cuộc bỏ phiếu không công bằng. Hàng triệu người ủng hộ ông đã ủng hộ ý tưởng về một âm mưu như vậy. Sau khi thất cử, ông Bolsonaro đã từ chối nhượng bộ cuộc bầu cử và không tham dự lễ nhậm chức của người kế nhiệm, thay vào đó chọn đến Florida, giống như cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Vào ngày 8/1/2023, một tuần sau lễ nhậm chức của ông Lula Da Silva, hàng nghìn người cực đoan ủng hộ ông Bolsonaro đã xông vào và lục soát Dinh Tổng thống, Quốc hội và Tòa án tối cao với hy vọng lật ngược cuộc bầu cử.
Khi không còn là quan chức được dân bầu, với tư cách là một công dân bình thường, ông Bolsonaro còn phải đối mặt với một số cuộc điều tra hình sự, bao gồm cả cuộc điều tra xem liệu ông có can thiệp vào lực lượng cảnh sát liên bang để bảo vệ các con trai mình khỏi các cuộc điều tra tham nhũng hay không; một cuộc điều tra về một nhà máy sản xuất tin giả được cho là chạy qua văn phòng của cựu tổng thống và truyền bá thông tin sai lệch về hệ thống bầu cử của Brazil.
Mặc dù bị cấm ứng cử có thời hạn, nhưng ảnh hưởng của ông Bolsonaro vẫn còn khá nhiều. Ngoài hàng nghìn người ủng hộ, ông còn có các đồng minh – bao gồm cả con trai ông là Eduardo trong Quốc hội, và ông đã ám chỉ rằng vợ ông là bà Michelle cũng có thể sẽ tranh cử tổng thống vào năm 2026.
Những người khác tin rằng người kế thừa ông Bolsonaro nhiều khả năng là cựu Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Tarcísio de Freitas, người năm ngoái đã trở thành Thống đốc bang São Paulo. Romeu Zema, Thống đốc bang Minas Gerais, cũng được coi là một khả năng, cũng như thống đốc Rio Grande do Sul, Eduardo Leite, và cựu Bộ trưởng Nông nghiệp Tereza Cristina.
Ngay cả khi không còn ông Bolsonaro trong chính trường, chủ nghĩa bolsonarimo, hệ tư tưởng cánh hữu, dân tộc chủ nghĩa của ông vẫn tiếp tục. Tuy rằng ông Bolsonaro thua trong cuộc bầu cử năm ngoái, nhưng đảng Tự do của ông đã giành được 22 ghế trong hạ viện của Quốc hội, khiến liên minh cánh hữu của ông chiếm ưu thế trong Hạ viện. Thượng viện cũng chứng kiến những người theo chủ nghĩa bolsonarista giành được thắng lợi và các đồng minh cánh hữu của ông Bolsonaro cũng thể hiện mạnh mẽ trong các cuộc tranh cử thống đốc bang.
Rodrigo Nunes, một học giả triết học người Brazil giảng dạy tại Đại học Công giáo Giáo hoàng Rio de Janeiro và Đại học Essex phát biểu trên báo chí hồi tháng 1: “Ông Bolsonaro được sùng bái và cung phụng bởi một nhóm doanh nhân chính trị, những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, là người dùng YouTube, nhà bình luận trên các phương tiện truyền thông cũ,… những người đã giúp ông ấy thực hiện phần lớn công việc kích động và huy động, tổ chức nổi loạn. Mặt khác, những người này coi ông Bolsonaro là người mở rộng phạm vi hoạt động của những gì họ làm và cung cấp cả cơ hội chính trị và thậm chí cả kinh tế cho họ”.
Từ đó, một số nhà quan sát cho rằng liệu sẽ có một cuộc nổi dậy bạo lực để đáp lại việc lật đổ chính trị của ông Bolsonaro hay không. Cuộc nổi dậy vào tháng 1/2023 là “cú ngáp cuối cùng” của nỗ lực kéo dài nhiều tháng nhằm cứu vãn hy vọng lật ngược tình thế của ông Bolsonaro. “Đó thực sự là một nỗ lực cuối cùng trong tuyệt vọng để biến điều gì đó thành hiện thực”.
Người ta cũng tin vào khả năng rằng khi làn gió chính trị thay đổi, ông Bolsonaro có thể được phép trở lại sân khấu chính trị trước cuộc bầu cử năm 2030, tương tự như cách ông Lula Da Silva đã trở lại kỳ diệu sau khi ngồi tù và tâm lý chính trị quay trở lại có lợi cho ông.
Cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro về nước để tham gia chính trường
Ngày 30/3, cựu Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro đã trở về nước nhằm tham gia chính trường, cũng như chuẩn bị cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2026.
Tổng thống Jair Bolsonaro phát biểu tại Rio de Janeiro, Brazil, ngày 24/7/2022. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Ông Bolsonaro trở về thủ đô Brasilia sau khi rời thành phố Orlando, bang Florida (Mỹ). Chính trị gia 68 tuổi này dự kiến sẽ bắt đầu công việc mới vào tuần tới trên cương vị Chủ tịch danh dự của đảng Tự do (LP).
Căng thẳng đã leo thang tại Brasilia, khi khoảng 200 người ủng hộ cựu Tổng thống Bolsonaro tập trung tại sân bay ở thành phố này để chào đón ông đã đụng độ với lực lượng cảnh sát. Giới chức cho biết nếu tình hình diễn biến phức tạp, họ đã lên phương án phong tỏa quảng trường trung tâm, nơi có Dinh Tổng thống, Quốc hội và Tòa án Tối cao.
Việc cựu Tổng thống cánh hữu Bolsonaro trở về nước trong bối cảnh ông đang đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối pháp lý tại Brazil, đáng chú ý là cáo buộc nhà cựu lãnh đạo này kích động những người ủng hộ xông vào trụ sở Quốc hội, Tòa án Tối cao và Dinh Tổng thống để gây rối ngày 8/1 năm nay nhằm phản đối việc ông Lula da Silva nhậm chức Tổng thống Brazil.
Tiết lộ gây sốc liên quan cáo buộc "đảo chính" của cựu Tổng thống Brazil Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva cáo buộc người tiền nhiệm của ông Jair Bolsonaro đã tích cực tham gia lập kế hoạch cho những người ủng hộ ông xông vào các văn phòng chính phủ vào ngày 8-1, ngay sau khi một Thượng nghị sĩ nước này tiết lộ cựu Tổng thống đã tham dự một cuộc họp về âm...