Brazil nhận 23 tỷ USD bồi thường từ thảm họa vỡ đập chất thải năm 2015
Ngày 25/10, Tổng thống Brazil Lula da Silva đã ký thỏa thuận trị giá 23 tỷ USD tiền bồi thường từ tập đoàn Vale và BHP Billiton để khắc phục thảm họa vỡ đập chất thải của mỏ quặng sắt Bento Rodrigues, thuộc bang Minas Gerais, xảy ra ngày 5/11/2015.
Những ngôi nhà bị phá hủy ở thị trấn Bento Rodrigues sau vụ vỡ đập ở bang Minas Gerais, Brazil, ngày 6/11/2015. Ảnh: Felipe Dana/AP
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, lễ ký kết thỏa thuận bồi thường thảm họa môi trường tồi tệ nhất trong lịch sử khai thác mỏ tại Brazil diễn ra tại trụ sở Phủ Tổng thống ở thủ đô Brasilia sau 2 năm đàm phán.
Thảm họa đập Bento Rodrigues xảy ra khi các bức tường chắn của đập Fundão và Santarém bị vỡ mang theo 40 triệu m3 chất thải, làm ít nhất 20 người thiệt mạng và hàng triệu người bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp, hầu hết trong số họ đang chờ bồi thường thiệt hại.
Video đang HOT
Các con đập bị vỡ được xây dựng để chứa chất thải từ việc khai thác quặng sắt từ nhiều mỏ trong khu vực do công ty Samarco quản lý, liên doanh giữa Vale của Brazil và BHP Billiton của Australia. Chất thải ô nhiễm đã chảy ra sông Doce, nơi cung cấp nước cho 230 đô thị ở các bang Minas Gerais và Espírito Santo. Các nhà khoa học cho rằng phải mất tới 100 năm để chất thải từ thảm họa này được loại bỏ ra biển.
Vale và BHP Billiton sẽ thực hiện thỏa thuận này trong vòng 20 năm. 1,2 triệu người bị ảnh hưởng bởi thảm họa môi trường nói trên sẽ nhận được tiền bồi thường.
Chính phủ Brazil cũng sẽ sử dụng một phần số tiền bồi thường để đầu tư cho các công trình phục hồi môi trường và cơ sở hạ tầng bị phá hủy.
Các công ty này vẫn sẽ phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ loại bỏ 9 triệu m3 chất thải đọng lại ở đập Risoleta Neves, hoàn thành việc tái định cư cho những người dân bị mất nhà cửa ở Bento Rodrigues, cũng như khôi phục 54.000 ha rừng nguyên sinh và 5.000 suối ở lưu vực sông Doce.
Phát biểu sau khi ký thỏa thuận, Tổng thống Lula da Silva bày tỏ hy vọng các công ty khai thác mỏ “rút ra bài học” và “hiểu rằng việc đầu tư để ngăn chặn thảm kịch sẽ rẻ hơn rất nhiều so với việc khắc phục cho một thảm họa do sự vô trách nhiệm gây nên”.
Brazil mong muốn đạt được FTA giữa Mercosur và EU
Tổng thống Brazil Lula da Silva bày tỏ mong muốn sớm ký kết Hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa khối Thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) và Liên minh châu Âu (EU).
Tổng thống Brazil Lula da Silva. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, nhà lãnh đạo Brazil đã đưa ra thông điệp như vậy vào ngày 15/7 tại buổi tiếp Tổng thống Italy Sergio Mattarella đang có chuyến thăm Brazil.
Phát biểu với báo giới sau hội đàm tại Brasilia, Tổng thống Lula da Silva bày tỏ quá trình đàm phán giữa hai khối phụ thuộc vào các nước EU giải quyết những vấn đề nội bộ khối. Ông cho biết cả hai nhà lãnh đạo cùng cho rằng việc nhanh chóng thông qua thỏa thuận là "cần thiết", bởi thỏa thuận sẽ đóng góp cho sự phát triển của cả hai khu vực.
Đàm phán FTA giữa Mercosur và EU kéo dài hơn 20 năm do 27 quốc gia thành viên EU còn quan ngại về vấn đề bảo vệ môi trường ở các nước Mercosur, trong khi đó một số quốc gia Nam Mỹ cho rằng thỏa thuận này sẽ tác động tiêu cực đến ngành công nghiệp và xuất khẩu nông sản.
Tổng thống Lula da Silva cho biêt các yêu cầu về môi trường do EU áp đặt sẽ ảnh hưởng đến 5 trong số 10 sản phẩm của Brazil xuất khẩu nhiều nhất sang thị trường Italy. Ông Lula da Silva cho rằng việc giảm lượng khí thải CO2 là bắt buộc, nhưng không nên thực hiện dựa trên các biện pháp đơn phương sẽ ảnh hưởng đến các nhà sản xuất Brazil và người tiêu dùng Italy.
Năm 2019, EU và Mercosur đã đạt một thỏa thuận khung về FTA sau hai thập kỷ đàm phán khó khăn. Tuy nhiên, văn kiện này vẫn chưa được phê chuẩn do EU lo ngại về tình trạng tàn phá rừng Amazon, cũng như hoài nghi về chính sách đối phó tình trạng biến đổi khí hậu dưới thời Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro (2019-2023), người tiền nhiệm của ông Lula da Silva.
Mercosur được thành lập bởi Argentina, Brazil, Paraguay và Uruguay thông qua Hiệp ước Asuncion năm 1991. Với hơn 300 triệu dân và diện tích gần 15 triệu km2, Mercosur được biết đến với tiềm năng to lớn về tài nguyên thiên nhiên và lương thực.
Tại hội nghị thượng đỉnh Mercosur vừa diễn ra vào tuần trước tại Paraguay, Bolivia đã chính thức trở thành thành viên của khối này.
Brazil rút Đại sứ tại Israel Theo phóng viên TTXVN tại Nam Mỹ, Tổng thống Brazil Lula da Silva ngày 20/2 đã quyết định rút Đại sứ nước này tại Israel, ông Federico Meyer, về nước, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa 2 nước liên tục gia tăng những ngày qua. Trụ sở Bộ Ngoại giao Brazil ở thủ đô Brazilia. Ảnh: AFP/TTXVN Căng thẳng giữa Israel...