Brazil kiện công ty khai thác mỏ gây ô nhiễm 44 tỷ USD
Công tố viên liên bang Brazil ngày 4/5 khởi kiện công ty sở hữu mỏ khai thác quặng sắt Samarco số tiền 44 tỷ USD do vụ vỡ đập khiến 19 người chết và làm ô nhiễm cả con sông lớn.
Vụ vỡ đập xảy ra hồi đầu tháng 11/2015 tại làng Bento Rodrigues, bang Minas Gerais. Ước tính hơn 60 triệu m3 bùn đất chứa các chất thải độc hại sau quá trình khai thác quặng sắt đã bị tràn ra ngoài, nhấn chìm cả một ngôi làng khiến 19 người thiệt mạng.
Con sông lớn Doce gần đó cũng bị ô nhiễm trên diện rộng đến hơn 500 km, đe dọa cuộc sống của các loài động, thực vật và ảnh hưởng tới nguồn nước uống của khoảng 250.000 người.
Tập tài liệu của công tố viên đưa ra ngày 4/5 dày 359 trang, với chi phí số tiền đòi bồi thường đối với 2 công ty sở hữu mỏ Samarco, Vale SA và BHP Billiton là 44 tỷ USD.
Con số này được tính toán dựa trên nghiên cứu từ vụ tràn dầu của giàn khoan thuộc BP tại Mỹ hồi năm 2010, theo Reuters.
Sông Doce ở Brazil bị ô nhiễm nghiêm trọng do vụ vỡ đập. Ảnh: Guardian
Đại diện của Vale và BHP nói họ chưa nhận được thông báo chính thức về vụ kiện này.
Tuy nhiên, BHP phát một thông báo cho biết công ty này “cam kết giúp đỡ tái xây dựng khu vực sinh sống của người dân và khắc phục hậu quả môi trường do vụ vỡ đập gây ra”.
BHP cũng đề cập đến một vụ kiện khác mà Samarco, Vale và BHP đã tự dàn xếp riêng với chính phủ Brazil hồi tháng 3. Theo đó, các công ty sẽ thanh toán trước 20 tỷ real (hơn 5,6 tỷ USD) để khắc phục hậu quả.
Vị trí bang Minas Gerais , nơi vụ vỡ đập xảy ra, ở Brazil. Đồ họa: BBC
Video đang HOT
“Chúng tôi tin rằng nếu tòa án chấp nhận thỏa thuận này sẽ tạo ra cơ chế bồi thường và khắc phục hậu quả lâu dài, cũng như nền tảng thích hợp để các bên phối hợp với nhau”, BHP nói.
Tuy nhiên, cơ quan công tố liên bang chỉ trích rằng thỏa thuận trên là không đầy đủ, cũng như thiếu cơ chế pháp lý để bảo đảm các công ty sẽ thực hiện đầy đủ các cam kết. Họ cho rằng thỏa thuận chỉ dừng ở mức “tuyên bố ý định”.
Theo các nhà bảo vệ môi trường, vụ vỡ đập Samarco là sự cố vỡ đập nghiêm trọng nhất trong thập kỷ qua trên thế giới. Brazil dự kiến phải mất gần một thế kỷ mới khắc phục hoàn toàn các hậu quả môi trường.
Theo Minh Anh
news.zing.vn
Theo_Giáo dục thời đại
Bí mật chưa biết về người phụ nữ đầu tiên được in trên tờ 20 USD
Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt.
Bà Harriet Tubman. (Nguồn: MSN)
Việc Harriet Tubman sẽ thay thế Andrew Jackson trên tờ tiền 20 USD là một sự kiện rất quan trọng vì nhiều lý do
Chủ nô Jackson đã bị đẩy về mặt sau của tờ tiền bởi một cựu nô lệ; Tubman, người đã mang đến tự do cho hơn 300 nô lệ trên tuyến đường sắt ngầm, sẽ thay thế cho một vị tổng thống khiến 16.000 người Cherokee (và hàng ngàn người khác thuộc những bộ lạc bản địa khác) phải rời bỏ quê hương của họ trên Con đường nước mắt (Trail of Tears).
Nhưng kể cả Tubman không thay thế cho Jackson đi chăng nữa, thì tờ 20 USD cũng vẫn là tờ tiền phù hợp nhất để vinh danh bà, vì số tiền 20 USD đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của bà trong 2 tình huống khác nhau.
Thứ nhất, 20 USD là số tiền bà nhận được theo chế độ trợ cấp hàng tháng sau Nội chiến Mỹ, mà trong đó bà đã trợ giúp cho phe Liên bang miền Bắc với vai trò trinh sát và gián điệp.
Số tiền này vẫn ít hơn khoản tiền 25 USD một tháng được chi trả cho những binh sỹ, song đây là kết quả của một cuộc chiến pháp lý lâu dài để được nhận trợ cấp của bà.
Phil Edwards của Vox đã viết về điều này vào năm ngoái, khi chiến dịch truyền thông xã hội nhằm đưa hình ảnh Tubman hoặc một phụ nữ khác lên tờ tiền 20 USD đang ở giai đoạn cao trào.
Nhưng ngay từ trước đó, theo như Yoni Appelbaum của tờ Atlantic đã chỉ ra trên Twitter, số tiền 20 USD đã đóng một vai trò lớn trong nỗ lực của Tubman nhằm giải thoát chính cha mình khỏi ách nô lệ.
Theo MSN.com, trong cuốn tiểu sử đầu tiên của Tubman, cuốn sách "Scenes in the Life of Harriet Tubman" (tạm dịch: Những câu chuyện nhỏ về cuộc đời của Harriet Tubman) xuất bản năm 1869, tác giả Sarah Hopkins Bradford đã kể câu chuyện về nỗ lực của Tubman trong việc giải thoát cha mẹ mình, như một ví dụ về việc bà Tubman hiếm khi yêu cầu bất kỳ điều gì từ người khác như thế nào.
"Dù suy nghĩ rất khiêm tốn về bản thân," Bradford viết, "song bà lại đủ táo bạo trước những mong muốn của sắc tộc mình" - và không sợ làm mất mặt những người có quyền lực, nếu cần thiết.
"Tôi sẽ không đi nếu chưa lấy được 20 USD của tôi."
Trong câu chuyện này, Bradford viết, Tubman tin rằng bà đã được Chúa "chỉ lối" tới xin kinh phí để giải cứu cha mẹ khỏi "một quý ông ở New York," người được Appelbaum xác định là Oliver Johnson, một thành viên nổi bật của phong trào bãi nô.
Khi rời khỏi nhà của một người bạn để tới đó, bà đã nói, "Tôi sẽ tới văn phòng của ông, và tôi sẽ không rời khỏi đó, tôi sẽ không ăn không uống cho tới khi tôi được nhận đủ tiền để giúp cha."
Bà đã tới văn phòng của quý ông này.
"Bà muốn gì, Harriet?" là lời chào đầu tiên bà nhận được.
"Tôi muốn một chút tiền, thưa ông."
"Vậy ư? Bà muốn bao nhiêu?"
"Tôi muốn có 20 USD, thưa ông"
"20 USD? Ai bảo bà tới đây lấy 20 USD?"
"Chúa nói với tôi, thưa ông."
"Vậy tôi nghĩ lần này Chúa nhầm rồi."
"Tôi nghĩ ông ấy không nhầm đâu, thưa ông. Dù gì đi nữa tôi vẫn sẽ ngồi đây cho tới khi tôi nhận được tiền."
Vậy là bà đã ngồi xuống và ngủ. Bà vẫn ngồi đó suốt buổi sáng và buổi chiều, ngủ rồi lại thức, đôi khi thấy văn phòng đầy người, đôi khi lại chẳng có ai ngoài bà.
Trong thời gian đó đã có nhiều người tị nạn đi qua New York, và những người vào văn phòng cho rằng bà là một trong số họ, đang cảm thấy mệt mỏi và muốn nghỉ ngơi. Đôi khi bà được đánh thức dậy, "Nào, bà Harriet, bà nên đi thôi. Ở đây không có tiền cho bà đâu." "Không, thưa ngài. "Tôi sẽ không đi nếu chưa lấy được 20 USD của tôi."
Cuối cùng, Tubman cũng có được 20 USD - nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế. Bradford viết rằng cuối cùng, sau khi ngủ dậy trong văn phòng, bà Tubman đã tìm thấy 60 USD trong túi mình. Nhưng số tiền này không phải từ Johnson; mà là do những người "tị nạn" từng là nô lệ đi qua văn phòng quyên góp cho bà. Họ đã thu được một số tiền lớn để giúp bà Tubman giải phóng cho một người nữa khỏi kiếp nô lệ.
Tubman đã dùng số tiền này để cứu cha mình - người đang bị xét xử vì tội giúp đỡ nô lệ trốn thoát - và đưa ông tới tận Canada, nơi ông không thể bị bắt một lần nữa vào cảnh nô lệ.
Phải thừa nhận rằng, giờ đây đồng 20 USD không thể làm được nhiều điều như thời của bà Tubman nữa. Nhưng khi gương mặt của bà được in lên tờ tiền 20 USD mới, bà sẽ là một phần của mọi giao dịch với số tiền mà ngay cả một thành viên cốt cán của phong trào giải phóng nô lệ cũng không muốn cho bà để bà giải phóng cho cha mình. Và đối với những người biết tới câu chuyện này, đó còn là một lời nhắc nhở về giá trị của đồng 20 USD đối với những người khốn khó hơn mình./.
Theovietnamplus.vn
Anh trai thủ tướng Malaysia từ chức vì nghi vấn tài chính Ông Nazir Razak, chủ tịch ngân hàng CIMB Group Holdings Bhd, tuyên bố sẽ tạm thời từ chức khi ngân hàng điều tra số tiền 7 triệu USD mà ông nhận từ Thủ tướng Malaysia Najib Razak. Theo New York Times, ông Nazir tuyên bố sẽ rời cương vị chủ tịch CIMB sau khi thừa nhận nhận gần 7 triệu USD từ người...