Brazil hoãn tăng giá vé xe buýt vì biểu tình dữ dội
Chính quyền hai thành phố lớn nhất Brazil hôm qua đã phải rút lại quyết định tăng giá vé xe buýt và tàu điện ngầm, sau khi vấp phải sự phản ứng dữ dội của người biểu tình suốt nhiều ngày qua.
Dù vậy, theo hãng tin AP, nhiều người bày tỏ hoài nghi rằng động thái trên có thể hạ nhiệt các cuộc biểu tình, vốn đã không dừng lại ở bày tỏ sự giận dữ đối với việc tăng giá vé mà còn là sự phản ứng trước tình trạng dịch vụ công cộng yếu kém.
Cảnh sát Brazil vất vả ngăn chặn người biểu tình
“Vấn đề không chỉ là giá vé”, Camila Sena, một sinh viên đại học 18 tuổi có mặt trong cuộc biểu tình tại thành phố Niteroi cho biết. “Mọi người đã quá chán ghét hệ thống này, quá chán ngán đến mức họ yêu cầu phải có sự thay đổi”.
“Không phải chúng tôi chống lại World Cup, hoàn toàn không phải vậy. Nó sẽ giúp đem đến cho Brazil những điều tốt đẹp. Chỉ có điều chúng tôi đang muốn đấu tranh chống lại nạn tham nhũng mà World Cup chính là một cái cớ cho nó”, Sena khẳng định.
Khoảng 200 người đã chặn tuyến cao tốc Anchieta, nối thành phố lớn nhất Brazil Sao Paulo với cảng Santos. Tại thành phố Fortaleza ở phía Đông Bắc, theo BBC, ít nhất 30.000 người biểu tình đã xô xát với cảnh sát, những người đang cố gắng ngăn chặn người biểu tình tràn vào sân vận động Castelao, trước trận đấu của Brazil với Mexico.
Video đang HOT
Các cuộc biểu tình lớn tại Brazil hiếm khi xảy ra
Cảnh sát chống bạo động đã sử dụng bom khói, đạn cao su và hơi cay để ngăn chặn người biểu tình vượt qua một trạm gác cách sân vận động khoảng 3km. Một xe cảnh sát đã bị người biểu tình phóng hỏa. Trong ngày hôm nay, các nhà tổ chức biểu tình tiếp tục kêu gọi người dân xuống đường tại Sao Paulo và Rio.
Chính quyền Brazil đã phải cử nhiều binh sỹ của lực lượng tinh nhuệ tăng cường cho các thành phố Fortaleza, Rio, Belo Horizonte, Salvador và Brasilia để đảm bảo an ninh.
Trong một bản báo cáo hồi tháng 11 năm ngoái, chính quyền Brazil cho biết cần tới 13,3 tỷ USD cho các dự án xây sân vận động, hiện đại hóa sân bay và các dự án phục vụ World Cup 2014 khác. Chính quyền trung ương, các bang và các thành phố đang chi hơn 12 tỷ USD cho các dự án nhằm đăng cai Thế vận hội tại Rio.
Theo Dantri
Vì sao tân Giáo hoàng lấy tên hiệu là Francis?
Trò chuyện với các phóng viên trong buổi họp báo ngày 16/3, tân Giáo hoàng Francis đã lần đầu bật mí rằng ngài chọn tên hiệu này là để nhắc nhở mình không bao giờ quên người nghèo.
Giáo hoàng Francis đã gây ấn tượng mạnh với các phóng viên
Buổi họp báo đầu tiên của Jorge Mario Bergoglio, cựu tổng giám mục Buenos Aires tại Vatican đã có sự tham dự của hàng nghìn phóng viên từ khắp nơi trên thế giới. Vẫn với một dáng vẻ và giọng nói gần gũi, Giáo hoàng đã lí giải điều khiến hàng triệu tín đồ khắp thế giới tò mò đó là vì sao ngài lại lấy tên hiệu là Francis, một tên hiệu chưa từng được sử dụng trong lịch sử Nhà thờ Công giáo.
Theo đó, cái tên trên xuất hiện trong đầu ngài khi kết quả bỏ phiếu được công bố cho thấy ngài được mật nghị chọn làm giáo hoàng. Một hồng y ngồi bên cạnh có tên Claudio Hummes, tổng giám mục của Sao Paulo, đã ôm hôn ngài và nói rằng đừng quên những người nghèo.
"Khi ấy ngồi bên cạnh tôi là tổng giám mục danh dự của Sao Paulo, Claudio Hummes, một người bạn lớn của tôi", Giáo hoàng Francis phát biểu trước đám đông phóng viên ngồi chật cứng hội trường Paul VI của Vatican.
"Khi tình hình trở nên hơi "nguy hiểm", ông ấy đã an ủi tôi và đến khi kết quả cho thấy tôi đã đạt được 2/3 số phiếu bầu, một khoảnh khắc mà các hồng ý bắt đầu vỗ tay bởi chúng tôi đã tìm ra được giáo hoàng, ông ấy ôm hôn tôi và nói "đừng quên người nghèo". Chính từ đó, người nghèo, đã in vào tâm trí tôi", Giáo hoàng nói và vỗ nhẹ lên đầu.
"Đó chính là lúc tôi nghĩ đến thánh Francis. Và rồi tôi nghĩ đến các cuộc chiến tranh và hòa bình và đó chính là cách cái tên đến với tôi - một con người của hòa bình, một người nghèo...và tôi muốn nhà thờ là nơi của người nghèo, vì người nghèo".
Buổi trả lời phỏng vấn này chính là minh chứng rõ nhất cho quyết tâm của Giáo hoàng Francis trong việc khiến Nhà thờ trở nên gần gũi với các vấn đề của cuộc sống hơn, ví dụ như đói nghèo và những tổn thương.
Theo phóng viên của tờ Telegraph có mặt tại buổi họp báo, Giáo hoàng đã nhận được những tràng pháo tay vang dội khi xuất hiện. Thậm chí rất nhiều phóng viên người Italia và các nước khác còn hô vang "Viva il Papa" (Giáo hoàng muôn năm).
Và sau những lí giải trên của ngài về việc chọn tên hiệu Francis, cũng như lời nhắc nhở rằng mọi người cần nhớ Chúa Giê-su mới là trung tâm của Nhà thờ chứ không phải giáo hoàng, rất nhiều phóng viên đã đứng dậy vỗ tay. Còn các phóng viên Italia thì trầm trồ "thật đáng mến".
Ngài cũng tiết lộ rằng một số hồng y đề xuất lấy một tên hiệu khác, ví dụ như Adrian, theo tên của một Giáo hoàng từng có những cải cách lớn, hoặc Clement XV, "để đáp trả" Giáo hoàng Clement XIV, người đã cố tìm cách giải tán dòng Tên. Bản thân Giáo hoàng Francis là một linh mục theo dòng Tên và là người đầu tiên thuộc dòng này trở thành Giáo hoàng. Nhưng cuối cùng ngài vẫn chỉ muốn là Francis, Giáo hoàng của người nghèo, vì người nghèo.
Cuối buổi họp báo, Giáo hoàng Francis còn nói lời cảm ơn tới các phóng viên đã đưa tin về sự kiện vừa qua đồng thời chúc phúc cho tất cả. Ngài khẳng định dù nhiều người không phải tín đồ Công giáo và cả những người không tín ngưỡng, nhưng ngài vẫn cầu nguyện cho tất cả trong im lặng và rằng mỗi người đều là con của Chúa.
Clip Giáo hoàng gặp gỡ báo chí ngày 16/3
Theo Dantri
Brazil: Dựng tóc gáy cảnh máy bay hạ cánh trên bờ tường Vụ tai nạn xảy ra tại sân bay Congonhas bang Sao Paulo, Brazil hôm 11/11. Đáng nói là dù máy bay đã gãy làm đôi và ủi đổ cả tường bao sân bay nhưng cả ba hành khách trên khoang đều bình an. Toàn bộ cảnh tượng rợn người được camera an ninh ghi lại. Dẫn nguồn tin địa phương tờ Mirror của...