Brazil dừng thử nghiệm vaccine Covid-19 Trung Quốc

Theo dõi VGT trên

Cơ quan quản lý y tế Brazil thông báo dừng thử nghiệm vaccine Covid-19 do Trung Quốc phát triển sau “sự cố bất lợi” liên quan một tình nguyện viên.

Cơ quan quản lý y tế Brazil Anvissa hôm 9/11 thông báo họ đã “quyết định dừng thử nghiệm lâm sàng vaccine CoronaVac sau một sự cố bất lợi nghiêm trọng” ngày 29/10.

Cơ quan này cho biết họ không thể cung cấp chi tiết những gì đã xảy ra vì quy định về quyền riêng tư, nhưng những sự cố như vậy thường là tử vong, tác dụng phụ có thể gây tử vong, dị tật nghiêm trọng, nhập viện và các “hậu quả nghiêm trọng về mặt lâm sàng” khác.

Brazil dừng thử nghiệm vaccine Covid-19 Trung Quốc - Hình 1

Một bác sĩ cầm hộp vaccine Covid-19 do công ty Trung Quốc Sinovac Biotech sản xuất tại bệnh viện Sao LucasPorto Alegre, miền nam Brazil hồi tháng 8. Ảnh: AFP.

Thông tin về CoronaVac, được phát triển bởi công ty dược Trung Quốc Sinovac Biotech, được đưa ra cùng ngày hãng dược phẩm khổng lồ Mỹ Pfizer cho biết ứng viên vaccine của họ đã cho thấy hiệu quả hơn 90%, khiến thị trưởng toàn cầu tăng vọt và làm dấy lên hy vọng chấm dứt đạt dịch.

Sinovac Biotech hôm nay ra thông cáo nói rằng “chúng tôi tự tin vào sự an toàn của vaccine”.

Cả vaccine Pfizer và Sinovac đều đang được thử nghiệm Giai đoạn ba, giai đoạn thử nghiệm cuối cùng trước khi được cơ quan quản lý phê duyệt. Hai loại vaccine này cũng được thử nghiệm tại Brazil, quốc gia ghi nhận số người chết cao thứ hai trong đại dịch, sau Mỹ, với hơn 162.000 người tử vong.

CoronaVac đã bị cuốn vào một cuộc chiến chính trị ở Brazil. Thống đốc Sao Paulo Joao Doria, một đối thủ hàng đầu của Tổng thống cực hữu Jair Bolsonaro ủng hộ loại vaccine này, trong khi Bolsonaro gọi đó là vaccine đến từ “quốc gia khác”, và hướng tới vaccine do Đại học Oxford và hãng dược phẩm AstraZeneca phát triển.

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 453.000 ca bệnh COVID-19 và trên 6.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã vượt 46 triệu ca, trong đó trên 1,19 triệu ca tử vong.

Ba quốc gia có số ca mắc trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (trên 83.000 ca), Ấn Độ (46.715 ca) và Pháp (35.641 ca).

Ba quốc gia có số ca tử vong trong 24 giờ qua cao nhất thế giới là Mỹ (899 ca), Mexico (516 ca) và Ấn Độ (468 ca).

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 1
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Porto Alegre, Brazil ngày 13/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Sau cuộc họp kéo dài 2 ngày, Ủy ban Khẩn cấp về COVID-19 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) nhấn mạnh đại dịch này vẫn là tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng và gây quan ngại cho cộng đồng quốc tế.

Cuộc họp do Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus triệu tập theo Điều lệ Y tế Quốc tế (IHR) nhằm xem xét tình hình dịch bệnh và tiến bộ đã đạt được theo những khuyến cáo hiện nay. Ủy ban trên cho rằng đại địch tiếp tục đòi hỏi sự hợp tác quốc tế. Ủy ban cũng đưa ra khuyến nghị cụ thể để WHO và các nước tập trung triển khai trong những tháng tới, trong đó có các biện pháp phối hợp chặt chẽ có tính đến rủi ro và dựa trên thông tin xác thực liên quan đến hoạt động đi lại quốc tế, những nỗ lực giám sát và truy vết, đồng thời duy trì các dịch vụ y tế thiết yếu, cũng như chuẩn bị các kế hoạch cho vaccine phòng ngừa bệnh COVID-19 trong tương lai.

Ủy ban cũng kêu gọi các quốc gia tránh chính trị hóa công tác ứng phó với đại dịch, động thái được cho là gây tổn hại lớn đối với nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh trên toàn cầu. Phát biểu sau cuộc họp, Tổng Giám đốc Tedros kêu gọi các nước tiếp tục đầu tư vào hệ thống y tế và nhân lực trong ngành này, đồng thời cải thiện khả năng xét nghiệm, truy vết và chữa trị cho tất cả các bệnh nhân.

Châu Mỹ

Mỹ ghi nhận số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 2
Chuyển thi thể bệnh nhân mắc COVID-19 ra nhà xác dã chiến tại một bệnh viện ở New York, Mỹ ngày 6/4. Ảnh: AFP/TTXVN

Video đang HOT

Trong vòng 24 giờ qua, Mỹ ghi nhận trên 83.000 ca mắc mới và 899 ca tử vong - cao nhất thế giới.

Một ngày trước đó, ngày 30/10, số ca nhiễm mới tại Mỹ đã vượt 100.000 ca - cũng là mức cao nhất từ trước tới nay. Đây là mức cao nhất trên toàn thế giới, vượt con số 97.894 ca mà Ấn Độ ghi nhận hồi tháng 9. Trong 10 ngày qua, số ca mắc mới tại Mỹ đã 5 lần vượt con số 77.299 ca - mức cao nhất trong 1 ngày ghi nhận hồi tháng 7. Số người nhiễm mới trong 2 ngày qua cho thấy cứ mỗi giây Mỹ lại có hơn 1 ca nhiễm mới.

Có tới 16 bang ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong 1 ngày, trong khi 13 bang có số bệnh nhân nhập viện vì mắc COVID-19 cao chưa từng có. Trong khi đó, số ca tử vong trong ngày 30/10 tại Mỹ là trên 1.000 người. Đây là lần thứ 3 trong vòng 1 tháng, số người không qua khỏi vì COVID-19 lên mức cao nhất trong 1 ngày.

Tính đến nay, tổng số ca nhiễm tại Mỹ đã lên tới hơn 9,3 triệu người, chiếm gần 3% dân số, trong đó có trên 236.000 trường hợp không qua khỏi. Số bệnh nhân nhập viện trong tháng 10 cũng tăng hơn 50% lên mức 46.000 người - mức cao nhất kể từ giữa tháng 8.

Canada gia hạn quy định hạn chế nhập cảnh

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 3
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại siêu thị ở Vancouver, British Columbia, Canada ngày 29/10. Ảnh: THX/TTXVN

Canada đã gia hạn quy định hạn chế nhập cảnh đối với những người đến nước này với mục đích không thiết yếu đến cuối tháng 11 tới, trong khi nới lỏng cơ chế cách ly đối với một số cộng đồng ở khu vực biên giới Canada - Mỹ.

Lệnh cấm nhập cảnh được áp đặt từ giữa tháng 3. Những trường hợp được phép nhập cảnh Canada mặc dù có lệnh cấm này là những lao động thiết yếu, sinh viên, vợ/chồng, con, bố mẹ hoặc người giám hộ của công dân Canada, nhưng phải thực hiện cách ly 14 ngày ngay khi đến. Tuy nhiên, Bộ trưởng An ninh Công cộng Bill Blair cho biết sẽ có "một số điều chỉnh thực tế" nhằm cho phép người dân ở khu vực biên giới Canada-Mỹ được tiếp cận những nhu cầu cần thiết như thực phẩm, chăm sóc y tế mà không phải cách ly sau mỗi chuyến đi. Canada và Mỹ từng có một thỏa thuận riêng cấm hoạt động qua lại không thiết yếu giữa hai nước, nhưng thỏa thuận này đã hết hiệu lực cách đây 1 tuần trước.

Chính phủ Canada cảnh báo số ca nhiễm mới ở nước này có thể tăng lên 8.000 ca/ngày vào đầu tháng 12 tới. Tuy nhiên, nếu người dân Canada giảm 25% tần suất tiếp xúc, con số đó sẽ giảm xuống dưới 2.000 ca/ngày. Người đứng đầu Cơ quan Y tế Công cộng Canada, bà Theresa Tam kêu gọi người dân hạn chế tiếp xúc, duy trì giãn cách xã hội ở các địa điểm công cộng. Ngoài ra, bà cũng khuyến nghị cần có thêm các biện pháp hạn chế và đóng cửa ở các khu vực đang gia tăng số ca nhiễm mới.

Thủ tướng Justin Trudeau cũng kêu gọi người dân Canada tiếp tục tuân thủ các hướng dẫn về y tế công cộng, đặc biệt là việc giữ khoảng cách và giảm tiếp xúc gần với người khác.

Hiện Canada ghi nhận 10.163 ca tử vong trong tổng số 234.433 ca nhiễm.

Châu Âu

Số ca mắc hàng ngày tại các nước vẫn ở mức cao

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 4
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 tại một bệnh viện ở Lviv, Ukraine ngày 30/6. Ảnh: AFP/TTXVN

Ukraine thông báo ghi nhận 8.752 ca mắc mới COVID-19 trong 24 giờ qua. Đây là ngày có số ca nhiễm mới cao nhất từ trước tới nay tại nước này, đưa tổng số người mắc bệnh lên 387.481.

Với 21.897 ca mắc mới, Ba Lan cũng ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất trong 1 ngày. Đây là ngày thứ 5 liên tiếp, số ca mắc mới tại quốc gia Đông Âu này liên tục tăng lên các mức cao mới. Tính đến nay, Ba Lan ghi nhận tổng cộng 362.731 ca mắc COVID-19, trong đó có 5.631 trường hợp không qua khỏi.

Hungary cũng thông báo 3.908 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua, cao nhất từ trước tới nay tại nước này. Số bệnh nhân điều trị tại bệnh viện cũng lần đầu tiên vượt ngưỡng 4.000 người. Số ca tử vong hiện là 1.750 ca.

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 5
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Berlin, Đức, ngày 24/10. Ảnh: THX/TTXVN

Tại Đức, trong 24 giờ qua, đã ghi nhận thêm 14.070 ca mắc COVID-19 và 60 trường hợp tử vong, đưa tổng số người mắc và tử vong tại nước này lên lần lượt là 531.790 và 10.583.

Trong khi đó, với 18.140 ca mắc mới và 334 người không qua khỏi, tổng số ca nhiễm và tử vong do mắc COVID-19 tại Nga hiện đã lên lần lượt là 1.618.116 và 27.990.

Bộ Y tế Italy ngày 31/10 cho biết trong vòng 24 giờ qua, số ca nhiễm mới ở nước này đã tăng lên mức kỷ lục 31.758 trường hợp cùng với 297 ca tử vong. Đây là mức tăng hàng ngày cao nhất kể từ khi xảy ra cuộc khủng hoảng COVID-19 và cao hơn so với 31.084 ca của ngày 30/10. Tính đến nay, Italy đã ghi nhận tới 679.430 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 và 38.618 ca tử vong.

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 6
Khoa đặc trị bệnh nhân COVID-19 tại Prague, CH Séc ngày 14/10. Ảnh: CNN/TTXVN

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế CH Séc, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận thêm 6.722 ca mắc COVID-19 và 119 trường hợp tử vong. Tính đến nay, CH Séc có 330.445 ca mắc COVID-19, trong đó có 3.197 trường hợp không qua khỏi.

Thống kê cho thấy kể từ khi dịch bệnh bùng phát vào đầu năm nay tại châu Âu, "Lục địa Già" đã ghi nhận hơn 9,9 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có 265.000 trường hợp không qua khỏi. Châu lục với 52 quốc gia này hiện cũng là khu vực chịu ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng thứ 3 trên thế giới sau Mỹ Latinh và Caribe (11,2 triệu ca) và châu Á (10,5 triệu ca).

Nhiều nước siết chặt phòng dịch

Iceland đã yêu cầu các quán bar và vũ trường ở nước này đóng cửa và hạn chế tập trung đông người nơi công cộng từ 10 người trở lên, thay vì 20 người như trước đây, nhằm ngăn chặn đại dịch COVID-19. Iceland cũng yêu cầu các nhà hàng đóng cửa từ 21h tối hằng ngày và cấm tất cả các hoạt động thể thao tổ chức trong nhà cũng như ngoài trời, ngoại trừ các cuộc thi đấu quốc tế. Quy định này có hiệu lực từ ngày 31/10 đến 17/11 tới. Tuy nhiên, các trường học vẫn được mở cửa.

Trong tháng này, Iceland đã vài lần tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh sau khi gia tăng các ca nhiễm mới. Hiện Iceland ghi nhận tổng cộng 4.865 ca nhiễm, trong đó 13 ca tử vong.

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 7
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại London, Anh ngày 21/10. Ảnh: THX/TTXVN

Anh Thụy Điển cũng đang cân nhắc tăng cường các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh. Trong khi đó, tại thành phố Barcelona của Tây Ban Nha, hàng trăm người biểu tình phản đối các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt mới của chính phủ. Đụng độ đã xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát.

Hy Lạp đã quyết định gia hạn thêm 1 tháng các biện pháp hạn chế, trong khi Thủ tướng Anh Boris Johnson đang cân nhắc áp đặt biện pháp phong tỏa trên toàn vùng England nhằm khống chế dịch bệnh.

Theo truyền thông Hy Lạp, giới chức nước này quyết định sẽ gia hạn thêm lệnh giới nghiêm ban đêm, đóng cửa các nhà hàng, quán bar, quán cà phê, rạp chiếu phim, bảo tàng, phòng tập thể dục tại các khu vực đông dân nhất trong vòng 1 tháng, từ ngày 3/11. Lệnh giới nghiêm ban đêm, từ 24h00' đến 5h00', vốn hiện chỉ được áp dụng tại những khu vực bị ảnh hưởng dịch bệnh nghiêm trọng nhất, sẽ được mở rộng ra trên cả nước.

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 8
Nhân viên y tế lấy mẫu dịch COVID-19 cho người dân tại Athens, Hy Lạp ngày 20/10. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong 24 giờ qua, Hy Lạp đã ghi nhận thêm 2.055 ca mắc COVID-19 - mức cao chưa từng có tại nước này, và 6 người tử vong, đưa tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt là 39.251 và 626.

Trong khi đó, một quan chức Chính phủ Anh cho biết Thủ tướng nước này Boris Johnson đang cân nhắc áp đặt biện pháp phong tỏa trên toàn vùng England vào tuần tới, sau khi các nhà khoa học cho biết virus SARS-CoV-2 đang lây lan nhanh hơn dự báo.

Dịch bệnh đã lây lan ra hầu hết các khu vực của Anh, với tổng số người không qua khỏi là 46.555 - mức cao nhất trên toàn châu Âu. Theo kế hoạch, Thủ tướng Johnson sẽ tiến hành họp báo công bố các biện pháp mới trong ngày 2/11.

Châu Á

Tốc độ lây nhiễm tại Ấn Độ giảm 50% so với đỉnh dịch

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 9
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại New Delhi, Ấn Độ ngày 18/10. Ảnh: ANI/TTXVN

Bộ Y tế và Phúc lợi gia đình Ấn Độ ngày 31/10 ghi nhận 46.715 ca nhiễm COVID-19, đưa tổng số người nhiễm ở nước này lên 8,18 triệu, trong đó 122.149 trường hợp tử vong. Số ca dương tính đang được điều trị giảm xuống còn 582.649 ca trong khi hơn 7,43 triệu người đã được chữa khỏi. Tỷ lệ bình phục trên cả nước tăng lên 91,4%.

Số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Ấn Độ tiếp tục ở dưới ngưỡng 50.000 ca trong vài ngày qua. Như vậy, tốc độ lây nhiễm COVID-19 ở quốc gia Nam Á này hiện đã giảm 50% so với mức đỉnh điểm vào giữa tháng 9 vừa qua. Ngày 29/10 nước này ghi nhận số ca nhiễm trung bình trong 7 ngày ở mức 47.216 ca/ngày, bằng khoảng 1/2 so với lúc đỉnh điểm 93.735 ca/ngày ghi nhận ngày 17/9 với. Số ca tử vong theo ngày cũng giảm mạnh, với trung bình trong 7 ngày lúc đỉnh điểm là 1.176 người/ngày ghi nhận ngày 19/9. Đến ngày 29/10, con số này đã giảm hơn 50% xuống còn 543 người/ngày.

Trong khi đó, dịch bệnh tại thủ đô New Delhi đang có xu hướng bùng phát mạnh. Kể từ ngày 28/10, New Delhi đã ghi nhận hơn 5.000 ca/ngày, mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát. Đây dường như là dấu hiệu cho thấy thủ đô của Ấn Độ có thể đang chứng kiến làn sóng lây nhiễm thứ ba. Hôm 30/10, New Delhi đã ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất từ trước đến nay với 5.891 ca trong 24 giờ qua, nâng tổng số người nhiễm lên 381.644 người.

Hàn Quốc ngày thứ 4 liên tiếp ghi nhận số ca nhiễm mới trên 100

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 10
Người dân di chuyển trên đường phố tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc ngày 27/8. Ảnh: AFP/TTXVN

Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) ngày 31/10 cho biết số ca mắc mới COVID-19 ở nước này ở mức trên 100 ngày thứ 4 liên tiếp, khi các ổ dịch nhỏ lẻ trên cả nước tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới trong bối cảnh các biện pháp giãn cách xã hội được nới lỏng.

Theo KDCA, Hàn Quốc có thêm 127 ca mắc mới COVID-19, trong đó 96 ca lây nhiễm trong cộng đồng, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên 26.511 ca. Trong 3 ngày trước đó, Hàn Quốc đều thông báo số ca mắc mới trên 100 mỗi ngày. Hầu hết các ca nhiễm mới là lây nhiễm ở các viện dưỡng lão, bệnh viện và các cơ sở khác, nhưng các ổ dịch nhỏ lẻ vẫn được báo cáo rải rác trên cả nước.

Kể từ khi Hàn Quốc nới lỏng quy định giãn cách xã hội xuống mức thấp nhất trong hệ thống quy định 3 cấp độ vào ngày 12/10, số ca nhiễm mới theo ngày tại nước này tăng dao động quanh mức 100 ca/ngày. Giới chức y tế Hàn Quốc cảnh báo dịch bệnh có thể bùng phát trở lại ở nước này khi người dân đi du lịch vào mùa Thu. Họ cũng quan ngại người dân sẽ tụ tập tại các khu vui chơi giải trí trong dịp lễ hội hóa trang Halloween vào ngày 31/10 làm tăng nguy cơ lây lan dịch COVID-19.

Hiện số ca tử vong do COVID-19 tại Hàn Quốc đã tăng lên 464 ca sau khi có thêm 1 ca. Tỷ lệ tử vong tại Hàn Quốc là 1,75%.

Trung Quốc có 33 ca nhiễm mới

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 11
Người dân xếp hàng chờ lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc ngày 12/10. Ảnh: AFP/TTXVN

Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc cho biết có 33 ca nhiễm mới tại Trung Quốc, trong đó 6 ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Số liệu của ủy ban trên cho biết tại Trung Quốc cũng có thêm 17 bệnh nhân COVID-19 hồi phục, hiện còn 355 ca đang được điều trị, trong đó 9 ca bệnh nặng.

Bên cạnh đó, trong 24 giờ qua, Trung Quốc đại lục phát hiện thêm 38 ca nhiễm không triệu chứng, trong đó 23 ca nhập cảnh. Hiện cơ quan chức năng đang theo dõi y tế đối với 611 ca nhiễm không triệu chứng, trong đó 449 ca nhập cảnh.

Tính đến hết ngày 31/10, Trung Quốc có tổng cộng 85.973 ca mắc COVID-19, trong đó có 80.984 ca đã bình phục và 4.634 ca tử vong.

Đông Nam Á: Indonesia vẫn là điểm nóng

Diễn biến COVID-19 tới 6h ngày 1/11: Thế giới vượt 46 triệu ca bệnh; Châu Âu siết chặt phòng dịch - Hình 12
Tình nguyện viên chờ tiêm thử nghiệm vaccine COVID-19 tại Depok, Indonesia, ngày 22/10. Ảnh: EPA -EFE

Tính đến hết ngày 31/10, các nước ASEAN ghi nhận tổng cộng 938.536 ca mắc COVID-19 trong đó có 22.676 ca tử vong và 785.907 bệnh nhân đã bình phục.

Indonesia tiếp tục dẫn đầu khu vực về số ca nhiễm mới, với trên 3.100 ca/ngày; còn Myanmar vẫn ghi nhận ca nhiễm mới ở mức 4 con số, nâng tổng số ca mắc lên trên 52.000 ca và trên 1.200 ca tử vong.

Tình hình Malaysia cũng vẫn phức tạp với 659 ca nhiễm mới trong ngày 31/10, nhưng không có thêm ca tử vong. Thái Lan và Singapore chỉ còn ghi nhận lần lượt 5 và 12 ca nhiễm mới, đều là các ca nhập cảnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Georgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống NgaGeorgia từng được đề nghị trở thành "mặt trận thứ 2" chống Nga
00:19:40 22/02/2025
Tổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân MỹTổng thống Trump cân nhắc chia sẻ 20% tiết kiệm được từ ngân sách cho người dân Mỹ
13:27:54 20/02/2025
Mỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với NgaMỹ gửi "tối hậu thư" cho Ukraine trước ngưỡng cửa đàm phán với Nga
10:49:24 21/02/2025
Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?Đặt mục tiêu 'khủng', DOGE của tỉ phú Musk đã giúp tiết kiệm bao nhiêu tiền?
23:55:19 20/02/2025
Mỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳngMỹ - Ukraine hủy họp báo giữa lúc quan hệ căng thẳng
00:17:25 22/02/2025
Mỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhânMỹ sa thải nhầm loạt nhân viên vũ khí hạt nhân
10:56:00 21/02/2025
Chuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèoChuyên gia "săn đầu người" và cuộc chiến với ứng viên... bùng kèo
10:39:29 21/02/2025
Thủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái LanThủ tướng Hun Manet lên tiếng sau cuộc đối đầu giữa binh sĩ Campuchia và Thái Lan
14:29:24 20/02/2025

Tin đang nóng

Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?Mẹ Từ Hy Viên lộ bản chất thật, tham đến mức này?
23:14:34 21/02/2025
Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."Đến lượt Park Bom (2NE1) đáp trả Lee Min Ho: "Phía anh ấy yêu cầu tôi làm những điều này..."
23:08:34 21/02/2025
Cặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có conCặp đôi Hoa ngữ là "thần" của ngôn tình hiện đại: Nhà gái đẹp nhất Cbiz, bị đồn phim giả tình thật còn có con
23:20:05 21/02/2025
Sốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbizSốc với ngoại hình nặng 100kg của Hoa hậu đáng thương nhất showbiz
23:25:07 21/02/2025
Xét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà NộiXét xử lưu động vụ 'thổi' đất đấu giá 30 tỷ đồng/m2 ở Hà Nội
00:32:07 22/02/2025
Nam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầuNam sinh lớp 10 nghi bị học sinh lớp 8 đánh gãy xương tay, chấn thương đầu
00:22:24 22/02/2025
NSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân BắcNSƯT Thành Lộc phấn chấn giành giải 'Đạo diễn xuất sắc nhất' từ NSND Xuân Bắc
23:01:45 21/02/2025
Thông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCMThông tin về clip CSGT quật ngã người đàn ông ở TPHCM
23:32:42 21/02/2025

Tin mới nhất

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

Việt Nam cam kết mạnh mẽ đối với chủ nghĩa đa phương và tinh thần đoàn kết quốc tế

07:32:53 22/02/2025
Hầu hết đại diện các nước phát biểu đề cao luật pháp quốc tế và Hiến chương LHQ, coi đó là nền tảng vững chắc để duy trì hòa bình, an ninh quốc tế và xây dựng một hệ thống đa phương vững mạnh, có khả năng ứng phó hiệu quả với các vấn đề...
Tàu container tự hành của Trung Quốc mở rộng thử nghiệm trên biển

Tàu container tự hành của Trung Quốc mở rộng thử nghiệm trên biển

07:30:01 22/02/2025
Trong khu vực thử nghiệm, tàu tự hành đã hoàn thành hơn 3.000 lượt thử nghiệm mô phỏng tránh va chạm trong điều kiện khí tượng phức tạp, với tỷ lệ lỗi chỉ 0,02%.
Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

Hoa anh đào nở rộ tại Hong Kong (Trung Quốc)

06:28:25 22/02/2025
Năm nay, địa điểm này đã được trang bị ghế dài, bàn cà phê và con đường ngắm cảnh được trang trí bằng các họa tiết hoa anh đào và một bãi cỏ để du khách nghỉ ngơi và dã ngoại.
Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

Đặc phái viên Mỹ bất ngờ dành 'lời có cánh' với Tổng thống Ukraine Zelensky

06:25:40 22/02/2025
Các quan chức Mỹ cho rằng Ukraine cần nhanh chóng hợp tác với phía Washington để hoàn tất thỏa thuận này. Theo đề xuất, Mỹ sẽ sở hữu 50% cổ phần trong các mỏ đất hiếm chiến lược của Ukraine, một nguồn tài nguyên có giá trị lên đến hàng ...
Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

Chủ tịch Hạ viện Mỹ tuyên bố 'không còn hứng thú' với dự luật viện trợ mới cho Ukraine

06:22:43 22/02/2025
"Chúng ta phải kết thúc cuộc chiến này. Và tôi có thể nói với bạn rằng các đồng minh châu Âu của chúng ta cũng hiểu sự cần thiết đó. Cuộc chiến đã kéo dài quá lâu", ông Johnson nói thêm.
Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

Tỷ phú Elon Musk có thể sắp làm được điều không tưởng với mạng xã hội X

06:20:26 22/02/2025
Việc ông Musk được bổ nhiệm làm nhân viên chính phủ đặc biệt dưới thời Tổng thống Donald Trump đã trao cho tỷ phú giàu nhất thế giới quyền lực lớn đối với các hoạt động của chính phủ liên bang.
Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

Quan chức Mỹ đề nghị Tổng thống Ukraine chấp nhận thỏa thuận khoáng sản

06:17:24 22/02/2025
Các đồng minh của Ukraine tại Washington khẳng định rằng Tổng thống Volodymyr Zelensky có thể cải thiện mối quan hệ với Tổng thống Donald Trump nếu chấp nhận một thỏa thuận khai thác đất hiếm do Mỹ đề xuất, điều mà Kiev đến nay vẫn từ c...
Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

Sau tháng đầu tại nhiệm của Tổng thống Donald Trump, các thị trường phản ứng ra sao?

06:09:38 22/02/2025
Giới quan sát đã lý giải rằng thị trường đã đẩy giá đồng USD lên cao trước khi ông Trump nhậm chức, khiến hoạt động chốt lời sau đó có thể kéo đồng bạc xanh suy giảm.
Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

Thừa nhận cay đắng của Ukraine liên quan viện trợ vũ khí của Mỹ

06:08:47 22/02/2025
Khi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đàm phán với phía Liên bang Nga, người Ukraine lo sợ rằng họ sẽ bị loại khỏi các cuộc thương lượng và bị cắt đứt nguồn hỗ trợ từ Mỹ, bao gồm cả viện trợ vũ khí.
EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

EU đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, tìm nguồn thay khí đốt Nga

05:59:32 22/02/2025
"Thay vì sử dụng tiền thuế của người dân để mua khí đốt, và số tiền đó lại chảy vào quỹ chiến tranh của Nga, chúng ta cần đảm bảo rằng EU tự sản xuất năng lượng của mình", ông Jorgensen nhấn mạnh trong một cuộc phỏng vấn chung với truyề...
Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

Sụt giảm oxy nghiêm trọng sẽ đe dọa sự sống trên Trái Đất

00:15:09 22/02/2025
Hiện tại, sự sống đang phát triển mạnh mẽ trong điều kiện giàu oxy, nhưng theo dự báo, khí quyển Trái Đất sẽ trở nên đầy methane và thiếu oxy.
Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

Nga, Mỹ có thể đã bí mật đàm phán về Ukraine

00:08:07 22/02/2025
Phái đoàn của Nga và Mỹ được cho là đã bí mật đàm phán về cuộc chiến Ukraine vài tháng gần đây tại Thụy Sĩ, nguồn thạo tin cho hay.

Có thể bạn quan tâm

7 xu hướng du lịch trên thế giới năm 2025

7 xu hướng du lịch trên thế giới năm 2025

Du lịch

07:37:50 22/02/2025
Vừa qua, Euronews - mạng lưới truyền hình tin tức toàn châu Âu có trụ sở tại Lyon, Pháp - đã công bố báo cáo xu hướng du lịch năm 2025.
Bí mật động trời dưới gối mẹ chồng: Tôi sốc nặng khi phát hiện loạt ảnh khó tin của chồng!

Bí mật động trời dưới gối mẹ chồng: Tôi sốc nặng khi phát hiện loạt ảnh khó tin của chồng!

Góc tâm tình

07:24:39 22/02/2025
Tưởng chợp mắt nghỉ ngơi, tôi không ngờ lại vô tình vén màn một bí mật kinh hoàng trong gia đình chồng. Cuối tuần, như thường lệ, hai cô em chồng lại đưa con sang nhà nhờ tôi trông giúp.
Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"

Esports Việt đón bước ngoặt lịch sử, cộng đồng cũng liên tưởng nhiều "tương lai đẹp"

Mọt game

07:10:09 22/02/2025
Mới đây, Đài truyền hình Việt Nam đã thông báo VTVCab và On Live sẽ phát sóng các bộ môn Esports đình đám trên các nền tảng của nhà đài.
Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Náo loạn khắp Weibo: "Tiểu tam" chối đây đẩy chuyện hẹn hò Hoàng Cảnh Du, "chính thất" lên tiếng dằn mặt!

Sao châu á

06:33:46 22/02/2025
Hoàng Cảnh Du lộ ảnh hẹn hò ở Phú Quốc, nhưng Trương Nghê Thượng lên tiếng phủ nhận. Đến chiều ngày 21/2, vợ cũ Hoàng Cảnh Du lớn tiếng mắng mỏ, tag hẳn Trương Nghê Thượng
Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Muốn phát triển chiều cao cho con, hãy làm món ăn này: Chỉ mất khoảng 20 phút, rất tốt cho tỳ vị, dễ tiêu hóa và ngon miệng

Ẩm thực

06:29:06 22/02/2025
Thành phẩm món ăn cũng vô cùng hấp dẫn ngay khi được đặt lên bàn. Chúng ngọt mềm và xốp với hương thơm từ củ mài, thịt cùng với đậu nành Nhật bên dưới thấm đẫm nước súp.
Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Vì sao "Nữ tu bóng tối" của Song Hye Kyo nhận cà chua thối?

Hậu trường phim

06:25:29 22/02/2025
Trở lại màn ảnh rộng sau 10 năm, Song Hye Kyo đang không được như ý khi bộ phim Nữ tu bóng tối chưa bùng nổ doanh thu, đồng thời phải nhận nhiều ý kiến trái chiều.
Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Thương hiệu kinh dị đình đám 'Final Destination' sẽ trở lại vào mùa hè 2025

Phim âu mỹ

06:20:56 22/02/2025
Một trong những thương hiệu kinh dị ăn khách nhất mọi thời đại - Final Destination sẽ chính thức trở lại vào mùa hè năm nay, hứa hẹn tạo nên cơn sốt cho phòng vé toàn cầu.
Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tai nạn hy hữu, người đàn ông tử vong do lốp ô tô văng trúng

Tin nổi bật

00:25:59 22/02/2025
Trong lúc làm nhiệm vụ cắt cỏ ven quốc lộ 2, anh M. không may bị cặp lốp ô tô xe đầu kéo văng trúng người dẫn tới tử vong.
Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Sáp thơm gây ô nhiễm không khí ngang với động cơ ô tô

Lạ vui

00:13:14 22/02/2025
Nghiên cứu mới phát hiện ra rằng sáp thơm và các sản phẩm tạo mùi thơm hóa học có thể gây ra mức độ ô nhiễm không khí trong nhà ngang ngửa với động cơ diesel hay bếp gas.
Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

Ông Trump làm thế giới "rung chuyển" trong tháng đầu nhiệm kỳ

00:05:35 22/02/2025
Những sắc lệnh ban hành trong tháng đầu tiên nhiệm kỳ của Tổng thống Mỹ Donald Trump đang cho thấy ảnh hưởng lớn đến thế giới.
HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

HLV Mai Đức Chung trở lại ĐT nữ Việt Nam ở tuổi 75, đứng số 1 thế giới

Sao thể thao

23:58:31 21/02/2025
Ở tuổi 75, HLV Mai Đức Chung quay trở lại ĐT nữ Việt Nam. Ông khẳng định mình không vì địa vị hay tiền bạc mà tái xuất với nghề huấn luyện. Đáng chú ý, với mốc tuổi kể trên, ông Chung cũng trở thành HLV đương nhiệm cao tuổi nhất thế giớ...