Brazil điều tra thông tin cánh gà nhiễm nCoV
Chính phủ Brazil cử tùy viên nông nghiệp từ Bắc Kinh đến Thâm Quyến để điều tra thông tin cánh gà Brazil xuất khẩu nhiễm nCoV.
Chính quyền thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông ngày 13/8 thông báo họ phát hiện nCoV trên bề mặt một mẫu cánh gà đông lạnh nhập từ Brazil. Giới chức y tế sau đó truy vết và xét nghiệm toàn bộ những người có thể đã tiếp xúc với thực phẩm và kiểm tra thực phẩm được lưu trữ gần lô nhiễm virus. Tất cả đều cho kết quả âm tính.
Một phụ nữ chọn thực phẩm đông lạnh tại một siêu thị ở Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm 13/8. Ảnh: Reuters.
Valor Economico, báo tài chính lớn nhất Brazil, hôm nay đưa tin Brazil điều tùy viên nông nghiệp đến Thâm Quyến để điều tra. Bộ Nông nghiệp Brazil chưa bình luận về thông tin này.
Video đang HOT
Giới chức Thâm Quyến cho biết cánh gà nhiễm nCoV là sản phẩm của nhà chế biến thịt gà và thịt lợn lớn thứ ba Brazil Central Cooperativa Aurora Alimentos. Hong Kong sau đó đã ngừng nhập khẩu từ cơ sở Aurora ở Xaxim, bang Santa Catarina do lo ngại về Covid-19.
Trung Quốc kể từ tháng 6 kiểm tra định kỳ thịt và hải sản nhập khẩu. Tuần trước thành phố Vu Hồ, tỉnh An Huy thông báo phát hiện nCoV trên bao bì tôm nhập khẩu từ Ecuador. Một số thành phố khác cũng báo cáo các trường hợp hải sản nhiễm virus.
Li Fengqin, người đứng đầu phòng thí nghiệm vi sinh tại Trung tâm Đánh giá Rủi ro An toàn Thực phẩm Quốc gia Trung Quốc, hồi tháng 6 nói rằng thực phẩm nhiễm virus được lưu trữ trong kho lạnh có thể là một nguồn lây nhiễm tiềm tàng. Tuy nhiên, Bộ Nông nghiệp và Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho biết chưa có bằng chứng vững chắc nào cho thấy nCoV có thể lây lan qua thực phẩm đông lạnh. WHO cũng khuyên công chúng không nên lo sợ.
Covid-19 được cho là khởi phát từ chợ hải sản và động vật hoang dã ở thành phố Vũ Hán từ tháng 12/2019. Dịch bệnh đã xuất hiện ở 213 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 22,4 triệu người nhiễm và hơn 786.000 người chết. Trung Quốc báo cáo gần 85.000 ca nhiễm và hơn 4.600 ca tử vong trong khi Brazil là vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,4 triệu người nhiễm và hơn 110.000 người chết.
Brazil thử nghiệm thêm vaccine Covid-19
Cơ quan quản lý y tế Brazil phê duyệt thử nghiệm lâm sàng loại vaccine Covid-19 thứ tư, từ công ty dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson.
"Một nghiên cứu vaccine khác đã được phê duyệt ở Brazil, đây là bước phát triển rất quan trọng", Gustavo Mendes, quan chức của Cơ quan Quản lý Y tế Brazil (Anvisa), nói trong video đăng trên trang web cơ quan hôm 18/8.
Anvisa cho biết Janssen, công ty con của hãng dược phẩm Mỹ Johnson & Johnson, sẽ bắt đầu thử nghiệm vaccine Covid-19 của họ trên 7.000 tình nguyện viên đến từ 7 bang của Brazil. Đây là một phần trong nhóm lên đến 60.000 tình nguyện viên trên toàn thế giới, Anvisa nói thêm.
Các nhà nghiên cứu cần thử nghiệm vaccine Covid-19 tại những quốc gia là vùng dịch đủ lớn để đánh giá chính xác hiệu quả. Do đó, Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới với hơn 3,4 triệu ca nhiễm và hơn 110.000 người chết, đủ các điều kiện để trở thành địa điểm thử nghiệm lý tưởng.
Một y tá tiêm vaccine Covid-19 đang thử nghiệm của công ty Trung Quốc Sinovac cho tình nguyện viên ở thành phố Sao Paulo, Brazil, hôm 30/7. Ảnh: Reuters.
Brazil trước đó đã phê duyệt thử nghiệm Giai đoạn ba với ba loại vaccine Covid-19, bao gồm vaccine do Đại học Oxford hợp tác với hãng dược phẩm AstraZeneca, vaccine của công ty dược phẩm Trung Quốc Sinovac Biotech và vaccine của công ty Mỹ Pfizer hợp tác với BioNTech của Đức.
Tuần trước, bang Parana của Brazil cũng ký bản thỏa thuận để thử nghiệm và sản xuất vaccine Covid-19 Sputnik V của Nga. Đại sứ Nga Sergey Akopov gọi sự hợp tác với bang Parana là "hỗ trợ nhau trong phát triển, thử nghiệm và cuối cùng là sản xuất vaccine".
Thử nghiệm lâm sàng Giai đoạn ba là bước thử nghiệm quan trọng trên quy mô hàng nghìn người. Quá trình này đòi hỏi một tỷ lệ người tham gia nhất định được tiêm vaccine để theo dõi hiệu quả cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra, thường được coi là tiền đề cần thiết giúp vaccine được cơ quan quản lý chấp thuận.
Sputnik V là loại vaccine đầu tiên trên thế giới được chính phủ phê duyệt và đưa vào sản xuất, dù chưa hoàn thành thử nghiêm Giai đoạn ba. Giới chức Nga cho hay khoảng 20 quốc gia đã bày tỏ sự quan tâm về vaccine Covid-19 của họ.
Giới khoa học phương Tây bày tỏ lo ngại về tốc độ phát triển vaccine của Nga, nghi ngờ giới nghiên cứu nước này có thể đã "đốt cháy giai đoạn", song Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko khẳng định những hoài nghi về vaccine này là "vô căn cứ".
Covid-19 bùng phát mạnh trở lại - Thế giới đón thêm tin vui về vaccine Giữa lúc số ca Covid-19 xác lập thêm các kỷ lục mới, thế giới ghi nhận việc Trung Quốc cấp bằng sáng chế cho vaccine Covid-19 đầu tiên của nước này. Cuối tuần qua, số ca mắc Covid-19 tại Mỹ Latin đã vượt mốc 6 triệu người. Bất chấp việc là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của khu vực, hôm...