Brazil chao đảo trong ‘bão’ Covid-19
Từ vùng Amazon đến các khu đô thị đông đúc của Brazil, những ngôi mộ mới đào nhanh chóng được lấp đầy bằng thi thể của bệnh nhân Covid-19.
Nhân viên nghĩa trang Formosa ở thành phố Sao Paulo đứng cạnh gia quyến trong lễ chôn cất diễn ra hôm 1/4. Khi nhiếp ảnh gia AP đến thăm nghĩa trang này cách đây một tháng, hàng trăm ngôi mộ mới đào xong. Quay lại vào tuần trước, anh nhận thấy các ngôi mộ đã được lấp kín với hàng chục thi thể mới.
Taina dos Santos, thứ ba từ trái sang, chôn cất mẹ, bà Ana Maria, một trợ lý y tá 56 tuổi, tử vong do nhiễm nCoV, ở thành phố Rio de Janeiro hôm 28/4. “Bà ấy đã dành tất cả cho công việc tới phút cuối”, dos Santos nói khi từ biệt mẹ cô. Các bệnh viện ở Rio đều sắp tới ngưỡng quá tải và nhân viên y tế than phiền rằng họ không có đủ các loại thuốc cần thiết để điều trị cho bệnh nhân. Một số người phải tự mua thiết bị bảo hộ.
Leticia Machado, một thợ làm móng ở Rio de Janeiro ngồi bần thần trong căn nhà tạm bợ hôm 15/4. Cả Machado và chồng cô đều thất nghiệp từ khi lệnh cấm kinh doanh được áp đặt. Họ đang dựa vào hàng xóm và một trung tâm văn hóa gần đó để có thực phẩm nuôi 7 con.
Các thành viên gia đình từ biệt cụ Carmen Valeria, 76 tuổi, người tử vong vì Covid1-19, khi nhân viên nghĩa trang ở Rio de Janeiro chuyển quan tài vào hốc. Dù các chính quyền địa phương của Brazil đã áp đặt những biện pháp nhằm kiềm chế nCoV lây lan, số người chết ở một số thành phố từ tháng trước tăng nhanh đến mức giới chức không kịp trở tay.
Trong khi đó, Tổng thống Jair Bolsonaro vẫn phản đối việc đóng cửa các doanh nghiệp và đến tuần này, lệnh phong tỏa đầu tiên mới được ban bố ở Brazil, khi nước này đã ghi nhận hơn 7.000 ca tử vong. Trong ảnh, nhân viên y tế kiểm tra người đi xe xem họ có triệu chứng nhiễm nCoV hay không tại Guarulhos, ngoại ô Sao Paulo, hôm 30/3.
Video đang HOT
Tổng thống Bolsonaro nhiều lần chỉ trích truyền thông “đưa tin giả” về Covid-19, gọi đây chỉ là “một loại cúm nhỏ” và từ chối đeo khẩu trang tại những sự kiện công cộng. Những người phản đối Bolsonaro đã vươn ra ngoài cửa sổ của các căn hộ để gõ nồi niêu xoong chảo biểu tình. Chân dung ông đeo khẩu trang được vẽ lên một bức tường ở Rio với dòng chữ “kẻ hèn nhát”.
Luiz Carlos Da Rocha, 36 tuổi, chết gục trên con đường ở khu ổ chuột Alemao, Rio de Janeiro. Sau hơn 12 tiếng, thi thể của Da Rocha, người bị bệnh động kinh, vẫn chưa được giới chức đưa đi. Cảnh sát cho hay do đại dịch, họ chỉ có thể di chuyển các thi thể chết do bạo lực.
Tù nhân ở nhà tù Puraquequara, thành phố Manaus, vùng Amazon, hôm 2/5 đứng trên tháp nước biểu tình phản đối điều kiện sống tồi tàn và lệnh cấm thăm thân do lo ngại nCoV lây lan.
Thợ cắt tóc ở khu ổ chuột Mandela, thành phố Rio de Janeiro, đeo khẩu trang và bố trí ghế cách xa nhau để tránh nguy cơ lây nhiễm với khách hàng hôm 21/4. Hơn 11 triệu trong số 211 triệu dân Brazil đang sống trong những khu ổ chuột chật chội, nơi giới chuyên gia lo ngại sẽ bị đại dịch tàn phá.
Một phụ nữ kéo chiếc xe chất thực phẩm được một tổ chức phi chính phủ tài trợ vào khu ổ chuột Mandela hôm 21/4. Các tình nguyện viên cũng phát xà bông và nước sát khuẩn miễn phí cho những khu dân cư này.
Người thân vây quanh thi thể của ông Raimundo Costa do Nascimento, 86 tuổi, người qua đời tại nhà vì bị viêm phổi ở thành phố Manaus. Tại Manaus, số người chết tăng nhanh đến mức nhân viên nghĩa trang phải đào một rãnh chung cho các thi thể và các quan tài bị xếp chồng lên nhau. Một số người muốn chôn cất người thân thay vì hỏa táng.
Hôm 3/5, bức tượng nổi tiếng Chúa Kitô Cứu Thế tại Rio de Janeiro được thắp sáng với hình ảnh đeo khẩu trang và dòng chữ bằng tiếng Bồ Đào Nha “Khẩu trang cứu mạng”.
Dịch COVID-19 ở châu Mỹ: Brazil lo ngại nguy cơ kinh tế 'sụp đổ'
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Kinh tế Brazil cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cảnh vắng vẻ tại sân bay Congonhas ở Sao Paulo, Brazil ngày 1/4/2020 trong bối cảnh dịch COVID-19 lan rộng. (Nguồn: THX/TTXVN)
Ngày 7/5, Bộ trưởng Kinh tế Brazil Paulo Guedes cảnh báo trong vòng một tháng nước này có thể đối mặt với nguy cơ "sụp đổ kinh tế," do các biện pháp phong tỏa để ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19 lây lan, dẫn tới tình trạng thiếu thực phẩm và bất ổn xã hội.
Brazil hiện là quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi COVID-19 trong khu vực Mỹ Latinh, với 9.146 ca tử vong và hơn 135.000 ca mắc COVID-19.
Trong tuyên bố, Bộ trưởng Guedes cảnh báo trong vòng 30 ngày Brazil có thể bắt đầu thiếu hàng hóa, mất kiểm soát sản xuất, dẫn tới sụp đổ hệ thống kinh tế.
Cùng chung quan điểm này, Tổng thống Jair Bolsonaro cho rằng các biện pháp buộc người dân phải ở trong nhà tác động tiêu cực đến nền kinh tế "một cách không cần thiết."
Theo ông Bolsonaro, phòng chống dịch bệnh là quan trọng, song vấn đề việc làm và nền kinh tế bị đình trệ còn đáng lo ngại hơn.
Trong khi đó tại Mexico, giá cả hàng hóa trong tháng Tư vừa qua giảm hơn 1% so với tháng Ba, trong khi lạm phát giảm xuống mức thấp nhất trong hơn 4 năm.
Theo số liệu của Viện thống kê quốc gia Mexico, giá xăng và điện giảm mạnh nhất, ở mức hơn 8,5%. Tuy nhiên, các mặt hàng như trứng, bia, ớt đều tăng giá. Lạm phát tính theo năm ở mức 2,15%, thấp nhất kể từ mức lạm phát 2,13% tháng 12/2015.
Mexico đã áp đặt lệnh phong tỏa từ ngày 23/3 vừa qua để ngăn chặn dịch COVID-19, theo đó nền kinh tế bị chững lại.
Ngân hàng trung ương Mexico đặt mục tiêu lạm phạt cả năm ở mức 3% và dao động trong khoảng 1%. Như vậy, tỷ lệ lạm phát hiện nay vẫn nằm trong mục tiêu của ngân hàng này.
Tăng trưởng kinh tế Mexico trong quý 1/2020 giảm 2,4% so với cùng năm ngoái. Tăng trưởng cả năm của nền kinh tế lớn thứ hai Mỹ Latinh này được dự báo sẽ giảm 7,1%.
Tuần trước, Ngân hàng trung ương Mexico đã hạ lại suất xuống 6% để hỗ trợ nền kinh tế.
Theo phóng viên TTXVN tại châu Mỹ, nhằm đối phó với khủng hoảng do đại dịch COVID-19, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) thông báo đã đạt được thỏa thuận với Chính phủ Honduras, theo đó nâng gói tín dụng cho quốc gia Trung Mỹ này từ 308 triệu USD lên 530 triệu USD.
Theo IMF, đại dịch COVID-19 đang tác động mạnh tới các điều kiện xã hội và kinh tế của Honduras. IMF dự báo Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của nước này sẽ giảm 3,3% trong năm nay.
Người dân xếp hàng giữ khoảng cách phòng lây nhiễm COVID-19 bên ngoài một ngân hàng ở Tegucigalpa, Honduras, ngày 27/3/2020. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Cùng ngày, Ngân hàng trung ương Honduras cũng dự báo GDP sẽ giảm từ 2,9%-3,9% trong năm nay do nhu cầu, đầu tư tư nhân, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ giảm, đặc biệt trong các lĩnh vực công nghiệp chế tạo, thương mại, khách sạn và nhà hàng, nông nghiệp, vận tải, hậu cần và xây dựng.
Cơ quan tài chính Honduras đánh giá xuất khẩu và kiều hối giảm sẽ khiến tài khoản vãng lai thâm hụt ở mức 2,1% GDP trong năm 2020.
Honduras đến nay đã ghi nhận 1.461 ca mắc COVID-19, trong đó có 99 ca tử vong.
Mặc dù dịch bệnh chưa được kiểm soát hoàn toàn, Chính phủ Honduras đã bắt đầu cho phép mở cửa lại đối với dịch vụ nhà hàng và quán cà phê tại thủ đô Tegucigalpa.
Ngành kinh doanh nhà hàng tại Honduras tiêu thụ tới 30% sản lượng nông nghiệp và tạo hơn 110.000 việc làm trực tiếp và hơn 500.000 việc làm gián tiếp.
Bộ trưởng Brazil cảnh báo kinh tế sụp đổ vì phong tỏa Bộ trưởng Paulo Guedes cảnh báo Brazil có thể đối mặt với sụp đổ kinh tế trong tháng tới do các biện pháp hạn chế để ngăn Covid-19. "Trong khoảng 30 ngày, các kệ hàng có thể sẽ bắt đầu thiếu hụt và sản xuất trở nên vô tổ chức, dẫn tới hệ thống kinh tế sụp đổ cũng như rối loạn xã...