Brazil cấp phép sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi
Ngày 11/6, Cơ quan Quản lý y tế liên bang Brazil ( Anvisa) cho biết đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech cho trẻ em trên 12 tuổi.
Vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN
Quyết định này được đưa ra dựa trên các kết quả nghiên cứu được thực hiện ở bên ngoài Brazil cho thấy vaccine Pfizer/BioNTech an toàn và hiệu quả đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Vaccine Pfizer/BioNTech là vaccine đầu tiên được Anvisa cấp phép lưu hành tại Brazil. Trước đó, vaccine này được cho phép sử dụng ở những người trên 16 tuổi.
Brazil bắt đầu triển khai chương trình tiêm vaccine ngừa COVID-19 từ tháng 1/2021. Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng bị đánh giá là chậm hơn so với nhiều nước trong khu vực do thiếu nguồn cung vaccine.
Video đang HOT
Cho đến nay, chỉ có hơn 11% trong tổng số 212 triệu dân của Brazil đã tiêm chủng đủ liều.
* Nhật Bản đang trong tiến trình phê chuẩn việc sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna cho trẻ em từ 12-17 tuổi.
Phát biểu họp báo ngày 11/6, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết một ủy ban thuộc Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản sẽ xem xét hạ độ tuổi có thể sử dụng vaccine Moderna. Ông nêu rõ, nếu các chuyên gia xác nhận tính an toàn và hiệu quả của vaccine Moderna, nước này sẽ mở rộng độ tuổi có thể sử dụng vaccine này.
Hiện vaccine Moderna mới chỉ được cơ quan y tế Nhật Bản cấp phép sử dụng cho những người trên 18 tuổi.
Đối tác của Moderna, hãng dược Takeda Pharmaceutical, đang đàm phán với Bộ Y tế, lao động và phúc lợi Nhật Bản về việc cấp phép sử dụng vaccine Moderna cho trẻ vị thành niên. Trước đó, cuối tháng 5 vừa qua, vaccine của Pfizer/BioNTech trở thành vaccine đầu tiên ở Nhật Bản được “bật đèn xanh” cho lứa tuổi này.
Nhật Bản đặt mục tiêu đến hết tháng 7 sẽ tiêm phòng cho người từ 65 tuổi trở lên và cả những người sẽ đủ 65 tuổi trong năm tài khóa hiện nay. Hiện khoảng 4% trong dân số 125 triệu người của Nhật Bản đã được tiêm đầy đủ hai mũi vaccine.
EMA hướng dẫn tiêm vaccine AstraZeneca cho người có tiền sử chảy máu hiếm gặp
Ngày 11/6, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã ban hành hướng dẫn không nên tiêm vaccine ngừa COVID-19 của AstraZeneca cho những người có tiền sử chảy máu hiếm gặp, đồng thời cho biết đang xem xét các trường hợp viêm cơ tim sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 nói chung.
Nhân viên y tế tiêm vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 cho người dân tại Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo đánh giá của Ủy ban An toàn EMA, hội chứng rò rỉ mao mạch phải được thêm vào phần tác dụng phụ trên nhãn của vaccine AstraZeneca. Đây là một rối loạn hiếm gặp, thể hiện qua sự rò rỉ của huyết tương từ các mạch máu vào các khoang và cơ bắp lân cận, dẫn đến huyết áp giảm mạnh.
EMA bắt đầu xem xét các trường hợp này vào tháng 4 vừa qua.
Tháng trước, EMA cũng khuyến cáo không sử dụng vaccine AstraZeneca cho những người bị bệnh đông máu. Cơ quan này cũng đang xem xét thêm các trường hợp viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim sau khi tim vaccine của AstraZeneca, cũng như của Pfizer/BioNTech, Moderna và Johnson & Johnson.
* Cùng ngày, Bộ trưởng Y tế Đức Jens Spahn cho biết việc lưu hành vaccine CureVac, đang được nước này phát triển, có thể bị chậm lại do chưa đủ số người tham gia quá trình thử nghiệm giai đoạn cuối.
Ban đầu, Đức dự kiến sẽ nộp hồ sơ đề nghị châu Âu phê duyệt vaccine CureVac vào quý II năm nay. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Y tế Đức, việc phê duyệt vaccine này có thể không diễn ra trước tháng 8 tới.
Phát biểu với truyền thông địa phương, ông Manfred Lucha, Bộ trưởng Y tế bang Baden-Wuerttemberg - nơi đặt trụ sở của công ty Tuebingen, hãng phát triển và sản xuất CureVac, thừa nhận việc thử nghiệm vaccine này gặp một số vấn đề.
Không giống như vaccine của Pfizer/BioNTech và Moderna, vaccine của CureVac có thể được bảo quản ở nhiệt độ lạnh tiêu chuẩn. Liên minh châu Âu (EU) đã đặt mua 405 triệu liều vaccine này.
Báo động tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình tiêm chủng tại Ấn Độ Dữ liệu thống kê của Chính phủ Ấn Độ cho thấy tính đến nay, số lượng nam giới được tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại quốc gia này nhiều hơn số lượng nữ giới tới 17%. Một người đàn ông tiêm vaccine ngừa COVID-19 tại Noida, Ấn Độ. Ảnh: CNN Theo hãng CNN, Ấn Độ đã tiêm một phần hoặc đủ hai liều cho...