Brazil: Báo gấm “rước đuốc” Olympic bị bắn chết
Chú báo gấm được sử dụng trong lễ rước đuốc Olympic Rio nhưng chỉ ít phút sau đã bị bắn chết không thương tiếc.
Chú báo trong bộ ảnh rước đuốc ở Olympic Rio 2016.
Một chú báo gấm tại thành phố Manaus, gần rừng rậm Amazon đã bị bắn chết ngay khi vừa tham gia thực hiện bộ ảnh rước đuốc Olympic 2016. Chú báo được cho là chạy thoát khỏi sự trông coi của người chăm sóc nên một binh sĩ đã buộc phải nổ súng vì lí do an toàn cho những người xung quanh.
Vụ việc xảy ra ngày 21.6 tại một vườn thú. Một người lính đã bắn cú chí mạng tiêu diệt con thú khi nó tiến lại gần anh này dù con báo đã bị bắn thuốc mê trước đó và có dấu hiệu ngấm thuốc.
“Chúng tôi đã sai lầm khi cho phép rước đuốc Olympic, một biểu tượng của hòa bình và đoàn kết, cùng với một con báo hoang. Bức hình này đi ngược lại truyền thống và giá trị của kì đại hội thể thao”, ủy ban tổ chức Olympic Rio 2016 phát biểu sau sự cố: “Chúng tôi đảm bảo sẽ không bao giờ có vụ việc tương tự diễn ra trong suốt kì Olympic sắp tới”.
Sau khi tuột xích, chú báo bị bắn hạ ngay tức khắc bằng phát súng chí mạng.
Vụ bắn chết con báo khiến những tổ chức bảo vệ động vật lên tiếng phản đối mạnh mẽ. Họ không hiểu vì sao một con báo lại có mặt trong sự kiện thể thao như Olympic Rio.
“Khi nào thì con người và các tổ chức mới dừng nhu cầu ngớ ngẩn nhằm thể hiện quyền uy và sự kiểm soát bằng cách giam cầm, thuần hóa những con thú hoang như vậy?”, tổ chức Liên đoàn Tự do Động vật có trụ sở thành phố Rio đặt câu hỏi trên Facebook.
Video đang HOT
Báo là loài động vật gặp nhiều nguy hiểm khi chúng hầu như đã tuyệt chủng ở Uruguay và El Salvador. Tổ chức Ipaam bảo vệ động vật hoang dã thuộc chính phủ Brazil cho biết việc sử dụng con báo trong kì Olympic là vi phạm pháp luật.
Tổ chức Ipaam đang điều tra chi tiết hơn vụ việc này.
Lò luyện Olympic đầy nước mắt của trẻ em TQ
Trong một phòng tập, các em nhỏ Trung Quốc đang phải tập luyện cực khổ để dành lấy huy chương cho quốc gia.
Khuôn mặt đáng thương của các em nhỏ Trung Quốc tập luyện cho Olympic
Trẻ em tại Trung Quốc, những em chỉ khoảng 6 tuổi, đang phải tập luyện vô cùng vất vả trong các trường thể thao với hy vọng đạt được vinh quang Olympic.
Những bức ảnh gây sốc này cho thấy những bé gái đang khóc trong quá trình tập luyện kiệt sức tại một trường nuôi dưỡng tài năng thể thao. Những hình ảnh này xuất hiện khi thái độ về giáo dục đang thay đổi ở Trung Quốc. Ngày càng ít cha mẹ đang kí cho con học thể thao, và giáo viên đang bắt đầu thay đổi chương trình giảng dạy.
Tại trường thể dục thể thao thanh niên không chuyên Yangpu ở Thượng Hải, một huấn luyện viên đang lau nước mắt cho một em nhỏ khi em thực hiện động tác của môn thể dục dụng cụ. Đồng thời, huấn luyện viên cầm một cây gậy tre để các bé gái dùng chân chạm vào. Cũng tại trường này, một đứa trẻ kêu khóc khi phải trồng cây chuối cùng ba bạn nữ khác.
Huấn luyện viên cầm một cây gậy tre để các bé gái dùng chân chạm vào
Một đứa trẻ kêu khóc khi phải trồng cây chuối
Trung Quốc nổi tiếng với việc thúc đẩy trẻ nhỏ đến giới hạn thể chất để truy tìm những vận động viên tiềm năng. Chiến thuật gây tranh cãi của họ đã chứng minh có hiệu quả trong Thế vận hội Olympic năm 1980.
Tại Olympic Bắc Kinh 2008, Trung Quốc đã đứng đầu bảng huy chương. Trung Quốc cũng về nhì, chỉ sau Mỹ trong Olympic năm 2012 tại London. Mặc cho những thành công này, nhiều trường thể thao vẫn đóng cửa.
Năm 2010, Bắc Kinh đưa ra một chính sách mới được gọi là Quy định 23. Trong đó, các trường thể thao được yêu cầu phải cải thiện chất lượng giảng dạy, và hỗ trợ tốt hơn cho các vận động viên đã nghỉ hưu.
Mặc cho những thành công trong thể thao Trung Quốc, nhiều trường thể thao vẫn đóng cửa
"Trong những năm 1980 và 1990, các trường học thể thao rất hấp dẫn học sinh," Huang Qin, Bí thư Đảng ủy tại Trường Thể Thao Pudong New Area nói.
"Nhưng cha mẹ giờ ít gửi con em mình vào trường thể thao hơn. Các trường đang thiếu học sinh khi xã hội nhìn nhận giáo dục văn hóa là việc quan trọng hơn."
Tháng 4, tờ Thể thao hàng ngày Trung Quốc đưa tin số lượng các cầu thủ trẻ được đào tạo để trở thành ngôi sao quần vợt đã giảm 1/4 kể từ năm 1987.
Cha mẹ ít gửi con em mình vào trường thể thao hơn
Cựu vận động viên chuyên nghiệp Wang Linwen, 25 tuổi, nói rằng những thay đổi này là rất quan trọng. Cô đại diện cho tỉnh Sơn Tây trong môn võ thuật Wushu. Cô nói: "Tôi đã đánh mất rất nhiều bởi vì thiếu giáo dục."
Trước khi nghỉ hưu, cô tập luyện thể thao trong 5 ngày thường, và chỉ học văn hóa vào cuối tuần. Cô nói: "Cải cách là tốt, bằng cách này, học sinh thể thao sẽ có thêm kiến thức khi bước vào đời."
Thế vận hội mùa hè hay còn gọi là Olympic là một sự kiện thi đấu nhiều môn thể thao quốc tế được tổ chức 4 năm một lần. Năm nay, thành phố chủ nhà của Thế vận hội Mùa hè 2016 là Rio de Janeiro, Brasil.
Trung Quốc nổi tiếng với việc thúc ép trẻ em tập luyện vất vả để đi thi đấu
Các bậc cha mẹ đang muốn cho con cái học văn hóa nhiều hơn
Trường thể thao Shichahai ở Bắc Kinh
Theo Danviet
Thú chơi đắt giá, chết người của đại gia Ả Rập Dân chơi Vùng Vịnh không chỉ ham mê siêu xe hay những buổi tiệc tùng bạt mạng mà còn dùng hình thức mới để thể hiện đẳng cấp: nuôi sư tử, báo gấm hoặc chim ưng, với giá có thể lên đến cả triệu USD. Đại gia Ả Rập ngồi trên lưng sư tử, một hình ảnh vô tiền khoáng hậu về độ...