BQH Hà Nội tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 5
Sáng 2-5, các ĐBQH TP Hà Nội thuộc đơn vị bầu cử số 5 (Đại tá Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Phạm Ý Nhi – Giám đốc Bệnh viện đa khoa Xanh Pôn) đã tiếp xúc cử tri huyện Hoài Đức trước Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII.
Sau khi nghe ĐBQH Nguyễn Phạm Ý Nhi thông báo về nội dung dự kiến Kỳ họp thứ 5 và trả lời kiến nghị cử tri của các bộ, ngành, các cử tri huyện Hoài Đức đã phát biểu ý kiến, gửi gắm nguyện vọng tới Quốc hội và cơ quan hữu quan.
Nhiều cử tri phản ánh về vấn đề đất dịch vụ. Người dân đề nghị thành phố quan tâm, đốc thúc các đơn vị liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm đất dịch vụ để người dân sớm ổn định cuộc sống. Cử tri Vương Thị Loan (Di Trạch, Hoài Đức) nói: “Dân đang rất mong đất dịch vụ. Đây là vấn đề an sinh xã hội nên tha thiết đề nghị thành phố nhanh chóng giải quyết cho dân”.
Một số cử tri phàn nàn về dự án thu hồi đất trên địa bàn song không triển khai, bỏ hoang đất, gây lãng phí. Cử tri Trần Khải (Di Trạch, Hoài Đức) cho rằng, nên xem xét kỹ việc thu hồi đất nông nghiệp để làm dự án, hạn chế tối đa để dự án “treo” trong khi nông dân không có đất canh tác. Cử tri Nguyễn Long Thuận nói thẳng: “Dự án có làm hay không thì nên thông báo với dân, không thể cứ “treo” mãi như vậy”… Một số ý kiến khác bày tỏ lo lắng về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm, cử tri Nguyễn Thanh Long (Di Trạch, Hoài Đức) nói: “Nhà nước phải có chế tài đủ mạnh để ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, ảnh hưởng xấu sức khỏe người tiêu dùng tràn vào Việt Nam”.
Video đang HOT
Cũng tại cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều ý kiến góp ý về việc lấy ý kiến vào dự thảo sửa đổi Hiến pháp 1992 tạo việc làm cho người bị thu hồi đất cấp “sổ đỏ” cho các hộ dân đã đủ điều kiện vấn đề xây dựng nông thôn mới ô nhiễm làng nghề bất cập trong thực hiện chính sách với người có công chính sách thuế với hộ sản xuất nông nghiệp mở rộng mạng lưới nước sạch nông thôn…
ĐBQH, Đại tá Nguyễn Đức Chung- Giám đốc CATP.HN
tiếp thu, ghi nhận kiến nghị của cử tri
Thay mặt các ĐBQH ứng cử tại đơn vị bầu cử số 5, ĐBQH Nguyễn Đức Chung – Đại tá, Giám đốc CATP Hà Nội tiếp thu, ghi nhận và đánh giá cao những ý kiến tâm huyết, xác đáng của cử tri.
Chia sẻ với cử tri nỗi lo lắng về tình trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm bẩn nhập lậu, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, thực hiện chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, CATP đã phối hợp với các cơ quan hữu quan làm rất mạnh việc chống thực phẩm bẩn, trong đó, đặc biệt chú ý nội tạng động vật và gà nhập lậu. Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, gà thải loại đáng ra phải đem tiêu hủy nhưng bằng nhiều cách khác nhau, vẫn thẩm lậu vào Việt Nam.
Do lãi lớn nên dù các lực lượng chức năng kiểm soát gắt gao, các đối tượng vẫn tìm mọi cách đưa gà lậu vào nội địa. Đại tá Nguyễn Đức Chung thông tin, sau rất nhiều nỗ lực, xử lý quyết liệt nên 90% gà nhập lậu đã được ngăn chặn, không vào được Hà Nội. Tương tự, nội tạng động vật nhập lậu, ngâm tẩm hóa chất rất độc hại cũng đã bị bắt rất nhiều vụ, góp phần răn đe các đối tượng. Đại tá Nguyễn Đức Chung khuyên người dân nên mua hàng ở các cơ sở có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết không mua hàng lậu để góp phần chống thực phẩm bẩn tràn vào Việt Nam.
Trao đổi với cử tri về tình hình an ninh trật tự tại các trường ĐH-CĐ tại Hà Nội, Đại tá Nguyễn Đức Chung cho biết, do quyết liệt phòng ngừa, tình hình phạm tội trong học sinh, sinh viên đã giảm đáng kể. Trước đây, tỷ lệ phạm tội do học sinh, sinh viên thực hiện chiếm 5,4% tổng số vụ việc nhưng năm 2012, con số này chỉ còn 3,2%, và vào những tháng đầu năm 2013, rút xuống còn 1,6%. Đại tá Nguyễn Đức Chung nhấn mạnh, với trách nhiệm của mình, CATP Hà Nội sẽ tiếp tục triển khai tích cực các biện pháp phòng ngừa, đấu tranh quyết liệt hơn nữa để hạn chế tối đa tình hình phạm pháp trong học sinh, sinh viên, đảm bảo an ninh trật tự trong các trường đại học – cao đẳng trên địa bàn.
Kết thúc cuộc tiếp xúc cử tri, thay mặt các ĐBQH ứng cử tại đơn vị bầu cử số 5, ĐBQH Nguyễn Đức Chung cam kết chuyển các kiến nghị của cử tri tới Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có trách nhiệm để tìm hướng xử lý, giải quyết hiệu quả trong thời gian sớm nhất, nhằm đáp ứng tâm tư, nguyện vọng của cử tri. Đại tá Nguyễn Đức Chung nói: “Chúng tôi sẽ có trách nhiệm giám sát để các cơ quan có trách nhiệm có trả lời thỏa đáng với cử tri”.
Theo ANTD
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp xúc cử tri Hà Nội
Sáng 1.12, tổ đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc với cử tri tại đơn vị bầu cử số 1 (gồm quận Hoàn Kiếm, quận Ba Đình và Tây Hồ) để báo cáo kết quả kỳ họp thứ tư - Quốc hội khóa XIII.
Tại buổi tiếp xúc này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: Tôi có cảm giác rằng toàn dân đang bàn việc nước chứ không chỉ riêng gì Quốc hội. Với tinh thần làm việc thẳng thắn, có tính chất xây dựng, Quốc hội đã có một bước tiến trong hoạt động của cơ quan dân cử và mong các cơ quan hội đồng nhân dân các cấp cũng đổi mới được như vậy.
Nêu ý kiến với đoàn đại biểu Quốc hội, ông Trần Viết Hoàn (phường Liễu Giai, quận Ba Đình) đã phản ánh ý kiến của bản thân cũng như nhiều người dân về Nghị định 71, ông cho rằng khá nhiều người bức xúc về nghị định này khi việc sở hữu chiếc xe máy ở nước ta phải nộp quá nhiều loại lệ phí.
Cũng theo ông Hoàn, hiện nay có tình trạng một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên suy thoái, vì vậy cuộc vận động chống lại tệ nạn trên do Tổng Bí thư khởi xướng được người dân mong đợi, gửi gắm nhiều kỳ vọng vào Luật Phòng, chống tham nhũng vừa được thông qua. Tuy nhiên, hiện nay có tình trạng việc phê bình, tự phê bình của cán bộ, đảng viên vẫn chưa cao, các vụ tham nhũng, thất thoát tài sản xảy ra ở Vinashin, Vinalines... nhưng chẳng có ai đứng ra nhận lỗi. "Tôi kiến nghị lập ủy ban kỷ luật do Tổng Bí thư làm trưởng ban, sẵn sàng kỷ luật những kẻ tham nhũng" - ông Hoàn nhấn mạnh.
Còn cử tri Nguyễn Đình Chiêu (phường Hàng Đào, quận Hoàn Kiếm) cho rằng, các thông tư, nghị định ở nước ta hiện vẫn mang tính chung chung...Việc các nghị định vẫn chưa đi vào cuộc sống có nguyên nhân bắt nguồn từ người soạn thảo làm việc hời hợt, không đầu tư thời gian thích đáng, quan liêu, trách nhiệm thấp, thiếu tính thực tiễn...
Về vấn đề phòng, chống tham nhũng, ông Nguyễn San (phường Hàng Bông, quận Hoàn Kiếm) cho rằng cần phải tăng cường giám sát các bộ phận dễ tham nhũng, bởi phòng, chống tham nhũng là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải có sự phối kết hợp của toàn Đảng, toàn dân, của toàn hệ thống chính trị, nhất là các cơ quan công quyền. Cần tăng cường giám sát các bộ phận dễ tham nhũng".
Đồng quan điểm với ông San, ông Nguyễn Bính (phường Phúc Tân, quận Hoàn Kiếm) cho rằng, các cơ quan chức năng cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nữa các đối tượng tham nhũng; đồng thời tăng cường công tác tiếp dân, thường xuyên giữ mối liên hệ với người dân.
Đánh giá về chất lượng kỳ họp thứ tư- Quốc hội khóa XIII vừa diễn ra, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho rằng kỳ họp thứ tư đã có nhiều đổi mới, chất lượng cao, đặc biệt là trong việc xây dựng nghị quyết, các dự án luật, công tác giám sát của Quốc hội.
Về những ý kiến đóng góp đầy tâm huyết của các cử tri, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã đánh giá rất cao chất lượng các ý kiến đóng góp của cử tri với những vấn đề quan trọng của đất nước, là mối quan tâm của đại đa số người dân. Tổng Bí thư nhấn mạnh: "Tôi có cảm giác rằng toàn dân đang bàn việc nước chứ không chỉ riêng gì Quốc hội. Với tinh thần làm việc thẳng thắn, có tính chất xây dựng, Quốc hội đã có một bước tiến trong hoạt động của cơ quan dân cử và mong các cơ quan hội đồng nhân dân các cấp cũng đổi mới được như vậy. Chúng tôi xin tiếp thu và gửi các ý kiến tới các cơ quan chức năng để xử lý. Chúng tôi hết sức trân trọng và xin tiếp thu đến mức cao nhất".
Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh: Chúng ta đang cố gắng kịp thời thể chế hóa các nghị định, nghị quyết vào cuộc sống, tuy nhiên viêc cụ thể hóa là khó. Chính vì do khảo sát không kỹ, lại vội vàng triển khai, muốn có quy định đi vào cuộc sống nên mới dẫn đến tình trạng nghị định vừa ra thì đã bị dân phản ứng.
Về việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: Xây dựng và chỉnh đốn Đảng là vấn đề liên quan tới sự sống còn của Đảng. Việc đấu tranh tự phê bình và phê bình phải có lý, có tình, trước tiên là để cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe và ngăn chặn; từ đó, mỗi tổ chức, cá nhân tự giác sửa đổi mình. Tổng Bí thư khẳng định, việc thực hiện Nghị quyết TƯ 4 vừa qua của Bộ Chính trị và Ban Bí thư đạt yêu cầu và vẫn tiếp tục triển khai lâu dài. Việc phê và tự phê không chỉ là kỷ luật, bởi phê bình và tự phê bình là để cùng tiến lên chứ không phải cứ kỷ luật nhiều là tốt.
Theo laodong
Chủ tịch nước: 'Chúng ta không nhu nhược trong bảo vệ chủ quyền' Cho rằng chủ quyền quốc gia là vấn đề thiêng liêng, bất khả xâm phạm, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định Nhà nước ta không phải "bảo vệ chủ quyền bằng miệng". Chủ tịch nước Trương Tấn Sang tiếp xúc cử tri quận 1 chiều 26/4. Ảnh: Hữu Công. Ngày 26/4, trong buổi tiếp xúc với cử tri quận 1, Đoàn...