Bphone 3 chính thức tấn công thị trường quốc tế
Đội ngũ BKAV quyết định đưa chiếc điện thoại Bphone 3 tới Myanmar sau một thời gian lên kệ tại thị trường trong nước.
Tháng 10 năm ngoái, đội ngũ BKAV đã chính thức trình làng chiếc điện thoại made in Việt Nam – Bphone 3 tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia. Sau gần 1 năm chinh chiến ở thị trường trong nước, sắp tới BKAV sẽ đưa Bphone 3 ra thị trường quốc tế.
Cụ thể, Myanmar là điểm đến tiếp theo được BKAV lựa chọn để bán ra chiếc smartphone mà họ đầu tư nhiều tâm huyết phát triển. BKAV sẽ bắt tay với nhà mạng Mytel (thương hiệu của Viettel triển khai tại Myanmar) trong dự án lên kệ và phân phối Bphone 3 tới hệ thống cửa hàng gần 100 shop của Mytel đặt tại Myanmar.
Bphone 3 sẽ xuất ngoại trong thời gian tới
Theo những gì mà CEO BKAV tại Myanmar chia sẻ thì Bphone 3 có nhiều lợi thế để chiếm được cảm tình của khách hàng tại Myanmar: đầu tiên là giá cả phải chăng hợp túi tiền, thứ hai là việc người dân Myanmar ưa chuộng các sản phẩm do Việt Nam sản xuất và cuối cùng là sở hữu các dịch vụ chăm sóc khách hàng chất lượng cao đi kèm với những gói viễn thông hấp dẫn nhờ bắt tay với Mytel. Chi tiết của kế hoạch đưa Bphone 3 tới thị trường Myanmar sẽ được thông báo trong khoảng đầu tháng 7.
Hệ thống 100 cửa hàng Mytel sẽ tạo thành nguồn lực đưa Bphone3 ra thị trường Myanmar
Về Bphone 3, đây là smartphone tâm huyết được BKAV tập hợp đội ngũ chuyên gia trong mảng phần cứng và phần mềm để phát triển. Phiên bản tiêu chuẩn của Bphone 3 sử dụng màn hình 6 inch độ phân giải Full HD , chạy chip xử lý Snapdragon 636, có 3GB RAM và bộ nhớ trong 32GB. Máy có khả năng chụp ảnh tốt nhờ cụm camera trước – sau với độ phân giải lần lượt là 8MP và 12MP. Chúng ta hãy cùng chờ thêm những thông tin về việc Bphone 3 ra thị trường quốc tế trong thời gian tới.
Video đang HOT
Theo FPT Shop
30 năm lịch sử và những lần tạo kỳ tích khi khởi tạo thực tại mới của Viettel
Viettel bắt đầu làm viễn thông từ con số 0, đi qua một loạt những dấu mốc đầu tiên và kỷ lục của ngành, để trở thành người khổng lồ ở Việt Nam và vươn tầm ảnh hưởng ra quốc tế.
Từ dịch vụ cho người giàu đến di động cho mọi người
Vào những năm cuối thập kỷ 90 của thế kỷ 20, di động ở Việt Nam là dịch vụ xa xỉ. Mỗi chiếc điện thoại kèm sim có giá tương đương nửa chiếc xe máy. Để có thể kết nối di động, người dân phải mất 200 USD tiền thuê bao, thêm vào đó là vài chục USD để chi cho cước phí kết nối. Ngay cả những người nước ngoài đến Việt Nam, ở trong khách sạn 5 sao... cũng phải lắc đầu vì chi phí điện thoại quá đắt đỏ tại quốc gia đang cố gắng vươn mình phát triển hậu chiến tranh và cấm vận kinh tế.
Giấy phép được ký ngày đó bị đặt dưới con mắt nghi ngại của nhiều người, bởi Viettel là doanh nghiệp non trẻ, vừa thoát mác đơn vị xây lắp. Thành công của Viettel vào thời điểm ấy mới dừng lại ở việc hoàn thành đường trục cáp quang 1A với công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang do chính Viettel thực hiện. Công ty này chưa thực sự bước chân vào địa hạt kinh doanh viễn thông, dù công nghệ thu phát trên cùng một sợi quang mà họ tự nghiên cứu được coi như một bằng chứng về năng lực kỹ thuật về viễn thông khi đó.
Khi cấp mã số để nhà mạng này bắt tay vào làm di động, ông Trực chia sẻ rằng ngay cả cơ quan chủ quản của Viettel khi đó là Bộ Quốc Phòng cũng rất lo lắng. Bởi thời điểm đó, chưa từng có một đơn vị mà người lính lại đứng đầu trên trận chiến về kinh tế ở lĩnh vực quan trọng như vậy.
Năm 2000, Viettel ra mắt đầu số 178 trên nền dịch vụ VoIP, đánh dấu bước chuyển mình của ngành viễn thông Việt Nam. Điện thoại đường dài từ chỗ là dịch vụ đắt đỏ đã trở nên rẻ hơn nhiều so với trước đó. Năm 2003, với việc xây dựng và đưa vào khai thác trạm vệ tinh mặt đất cửa ngõ viễn thông đi quốc tế, dung lượng kết nối quốc tế mạng IXP của Viettel đã được nâng lên 45Mbps. Đến năm 2005, mạng Internet của Viettel được mở rộng ra toàn quốc. Đến tháng 9/2003, Viettel bắt đầu cung cấp dịch vụ điện thoại cố định tại Hà Nội và TP HCM, sau đó mở rộng ra các tỉnh thành khác trên cả nước.
Tomato (gói cước cà chua) ra đời, đưa Viettel lên đà phát triển bùng nổ. Mảng di động tăng trưởng năm sau gấp đôi năm trước.
Từ Hàng đầu Việt nam đến Top 15 thế giới
Năm 2006, Viettel bắt đầu nghĩ đến việc đi ra nước ngoài. Ban dự án Đầu tư nước ngoài được thành lập, với mục tiêu ban đầu là khai trương được ở hai quốc gia láng giềng là Campuchia và Lào. Năm 2009, Metfone chính thức hòa mạng, cùng thời điểm Viettel ở Việt Nam trở thành nhà mạng hàng đầu về thuê bao và lợi nhuận. Đây cũng là năm đánh dấu lần đầu tiên một doanh nghiệp viễn thông Việt Nam có nhà mạng riêng của mình tại thị trường quốc tế.
Mang bài học từ Việt Nam áp dụng vào thị trường Campuchia, Metfone - thương hiệu của Việt Nam tại Campuchia - đã nhanh chóng đạt được thành công vang dội. Từ thành công ở Campuchia, 31 nhân sự Viettel tiếp tục được cử đến Lào để thực hiện dự án Unitel.
Suốt từ năm 2009 đến năm 2018, Viettel liên tục mở rộng thị trường quốc tế với việc triển khai hoạt động từ châu Á đến châu Phi và Mỹ Latinh. 10 công ty mang thương hiệu của Viettel đang hoạt động trên 3 châu lục. Trong đó, ở 5 thị trường, công ty con của Viettel đang đứng ở vị trí hàng đầu về thị phần thuê bao, doanh thu, và lợi nhuận: Campuchia, Lào, Burundi, Đông Timor, Mozambique.
Peru là thị trường quốc tế đầu tiên có trình độ phát triển kinh tế cao hơn so với Việt Nam (GDP đầu người của Peru cao cấp hơn 3 lần Việt Nam) kinh doanh có lãi và nằm trong số những thị trường đem lại lợi nhuận từ nước ngoài lớn nhất của Viettel. Myanmar - thị trường quốc tế thứ 10 của Viettel và cũng là thị trường có tăng trưởng lập kỷ lục của Viettel trong lịch sử kinh doanh viễn thông. Chỉ sau khoảng 8 tháng kinh doanh, Viettel Myanmar đã có hơn 5,4 triệu thuê bao, vươn lên vị trí thứ 3 ở thị trường quốc tế lớn nhất của Viettel.
Sứ mệnh mới của Viettel
Nói về Viettel, người ta nhắc nhiều đến ý chí và kỷ luật của một doanh nghiệp xuất thân từ quân đội. Thế nhưng, trên hết, sự kịp thời, nắm đúng thời cơ, chuyển đổi nhanh, tạo áp lực tích cực đã biến một doanh nghiệp nhỏ với số vốn chỉ vỏn vẹn 2 tỷ đồng vào năm 1989 trở thành tập đoàn kinh tế hàng đầu Việt Nam.
Trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất thiết bị, Viettel quyết tâm làm chủ và tự sản xuất các thiết bị công nghệ cao, thay vì gia công cho người nước ngoài. Đội ngũ lãnh đạo của Viettel chỉ rõ con đường cho tập đoàn này là tạo ra những sản phẩm "Made by Vietnam", do những bộ óc của Việt Nam tạo ra, chứ không phải phát triển sản phẩm trên nền công nghệ lõi của quốc tế để cộp mác "Made in Vietnam".
Sau 10 năm khởi động và triển khai, Viettel đã làm chủ và sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi, như hệ thống tính cước theo thời gian thực (OCS), hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, đang nghiên cứu thiết bị phát sóng 5G..., đứng vào hàng ngũ một trong 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới và lọt top 50 thương hiệu viễn thông đắt giá nhất hành tinh.
Ngoài làm viễn thông, Viettel cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ của một đơn vị đầu tàu trong ngành vũ trang, khi liên tiếp sản xuất thành công các thiết bị công nghệ cao, như hệ thống quản lý vùng trời, đài radar, máy thông tin quân sự, máy bay không người lái... đưa Việt Nam trở thành quốc gia thứ 9 trên thế giới có khả năng sản xuất các thiết bị này.
Theo GenK
Cáp biển Liên Á đang bảo trì, Internet Việt Nam đi quốc tế ảnh hưởng đến 11/4 Tuyến cáp quang biển Liên Á bắt đầu được bảo trì, sửa chữa cáp nhánh BU3 từ 7h20 sáng ngày 29/3/2019 và dự kiến hoàn thành vào ngày 11/4 tới. Trong gần nửa tháng tới, kết nối Internet từ Việt Nam đi HongKong, Singapore trên tuyến cáp này bị gián đoạn. Như vậy, kế hoạch bảo trì tuyến cáp biển Liên Á đã...