Bớt xén gạo cứu đói dân nghèo?
Theo tố cáo của người dân, dù không nhận gạo cứu đói nhưng trong danh sách, nhiều hộ dân vẫn có chữ ký xác nhận đã nhận gạo, trong khi nhiều hộ lại bị bớt xén gạo so với thực tế được hưởng.
Nhiều hộ dân ở tổ dân phố 1, thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, vừa gửi đơn tới cơ quan chức năng tố cáo việc bị ăn chặn, bớt xén gạo hỗ trợ, cứu đói cho nhân dân.
Giả chữ ký nhận gạo của người nghèo
Theo tố cáo, từ đầu năm đến nay, người dân được Nhà nước hỗ trợ nhiều đợt gạo cứu đói như: hỗ trợ gạo dịp Tết Nguyên đán tháng 1-2020, hỗ trợ gạo trong đợt giáp hạt tháng 5-2020 và hỗ trợ gạo cho nhân dân ảnh hưởng trong đợt nắng hạn tháng 10-2020. Tuy nhiên, trong quá trình cấp phát gạo, nhiều hộ dân có tên trong danh sách phê duyệt nhưng không được nhận gạo, một số hộ được nhận nhưng bị bớt xén, không đủ số lượng được cấp. Đặc biệt, rất nhiều hộ dân không được nhận gạo nhưng trong danh sách lại có chữ ký nhận đủ số gạo.
Gia đình ông Phạm Văn Hòa bị giả mạo chữ ký nhận gạo hỗ trợ cứu đói
Ông Phạm Văn Hòa (41 tuổi, tổ dân phố 1) có hoàn cảnh rất khó khăn, ông bị bệnh thận, không có tiền chữa trị, một mình phải làm thuê nuôi 3 người con ăn học. Tháng 5-2020, ông nghe tin Nhà nước hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt nhưng đợi mãi không thấy.
“Tôi nghĩ được Nhà nước quan tâm hỗ trợ thì cảm ơn, không được thì tôi cũng không đòi hỏi. Mới đây, tôi vô cùng bất ngờ khi thấy mình có danh sách nhận gạo và đã ký nhận 75kg dù từ trước đến giờ tôi chưa bao giờ nhận được hạt gạo hỗ trợ nào” – ông Hòa bức xúc nói
Gia đình Bà Trần Thị Duyên khẳng định chưa nhận được gạo cứu đói. Trong ảnh khi chúng tôi tới, con gái bà Duyên vừa đi vay gạo hàng xóm về nấu ăn
Video đang HOT
Trong cuộc nói chuyện với chúng tôi, bà Trần Thị Duyên đã không kìm được nước mắt cho biết hoàn cảnh gia đình rất khó khăn. Bà sinh được 4 người con nhưng tất cả bị tật nguyền. Nghe tin Nhà nước hỗ trợ gạo ăn Tết, bà cũng mừng nhưng đợi mãi không thấy được nhận.
“Hôm thấy hàng xóm đi nhận gạo, tôi ứa nước mắt. Bình tâm lại, tôi nghĩ rằng Nhà nước cho thì nhận, không cho thì mình không nên đòi hỏi. Nào ngờ, mới đây tìm hiểu ra thì gia đình tôi có tên trong danh sách được nhận 30kg, nhưng lại không được nhận. Tôi không biết ai đã giả chữ ký trong danh sách để nhận phần gạo của gia đình tôi?” – bà Duyên nghẹn ngào nói.
Bớt xén phần nhiều
May mắn hơn, nhiều hộ dân khác được nhận gạo hỗ trợ nhưng lại bị bớt xén. Điển hình, hộ bà Hoàng Thị Kim Điền trong danh sách phê duyệt được nhận 105kg như thực tế chỉ được nhận 30kg, hộ bà Trần Thị Phượng danh sách được nhận 60kg nhưng chỉ được nhận 30kg, hộ bà Ngô Thị Lan trong danh sách phê duyệt nhận 75kg nhưng chỉ được nhận 30kg…
Hộ bà Hoàng Thị Kim Điền được nhận 105kg nhưng bị bớt xén còn 30kg gạo
Bà Hoàng Thị Kim Điền cho hay gia đình không biết thực tế được nhận bao nhiêu gạo. Ngày 21-10, sau khi người dân tố cáo, bà được mời đi họp thì mới biết gia đình được nhận 105kg (15kg/1 khẩu). Tuy nhiên, thực tế ngày 6-10, gia đình chỉ được cấp 30kg. “Trước đó vào tháng 5-2020, gia đình tôi cũng có tên trong danh sách hỗ trợ gạo cứu đói giáp hạt. Theo đó, gia đình có 7 khẩu được nhận 105kg nhưng chỉ được phát 30kg” – bà Điền bức xúc nói.
Các hộ dân cho rằng chưa nhận gạo nhưng có chữ ký đã nhận gạo
Ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, cho biết trong đợt cấp gạo hỗ trợ cho nhân dân bị nắng hạn 2020 (tháng 10-2020), thị trấn có hơn 2.000 khẩu/592 hộ được hỗ trợ với tổng số 30.270kg/gạo. Qua rà soát thì đúng là tổ dân phố 1 cấp phát gạo không đúng quy định. Cụ thể, tổ dân phố này có 26 hộ được hỗ trợ với số lượng 1.635kg gạo. Trong đó, có 17 hộ không được nhận đủ gạo theo quy định với số lượng 630kg, 4 hộ không được nhận gạo với số lượng 315kg.
Vào cuộc xác minh
Cũng theo ông Nguyễn Hữu Ánh, sau khi tiếp nhận thông tin, ông đã làm việc với Tổ trưởng tổ dân phố 1 và yêu bỏ tiền ra mua gạo về cấp đủ cho dân. Đồng thời, thị trấn đã thành lập tổ công tác, tiến hành xác minh, xử lý vi phạm.
“Ông Hoàng Văn Chuẩn, Tổ trưởng tổ dân phố 1 giải trình về số lượng gạo không cấp, cấp không đủ cho các hộ theo danh sách phê duyệt đã cấp cho các hộ khó khăn khác ngoài danh sách. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ kiểm tra xem số gạo đó ở đâu, ông Chuẩn có tư túi không và cả việc giả chữ ký” – ông Ánh nói và khẳng định các đợt phát gạo trước đó cũng xảy ra sai phạm nên đoàn công tác đang làm rõ để xử lý.
Đắk Nông: "Liều" thuần hoá, nuôi cá lăng đuôi đỏ ở dòng sông chảy ngược, bất ngờ thu 1/2 tỷ mỗi năm
Tận dụng mặt nước sông Sêrêpốk, gia đình ông Tống Văn Chung ở thị trấn Ea T'ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã đầu tư 20 lồng bè nuôi cá lăng đặc sản. Mô hình nuôi cá lăng đặc sản của gia đình ông Chung cho thu nhập mỗi năm hơn nửa tỷ đồng.
Cá lăng được mệnh danh là đặc sản của dòng sông chảy ngược- sông Sêrêpốk, bởi cá lăng có thịt chắc, thơm ngon.
Những năm gần đây, do chịu ảnh hưởng của thủy điện và việc săn bắt quá mức, cá lăng trên sông ngày càng khan hiếm. Năm 2010, ông Tống Văn Chung bàn với vợ xin phép cơ quan chức năng chọn một khúc sông Sêrêpốk để "khởi nghiệp" với nghề nuôi cá lăng.
Gia đình ông Tống Văn Chung, thị trấn Ea T'ling (huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông) đã có 10 năm gắn bó với nghề nuôi cá lăng đặc sản hình thức nuôi lồng bè trên dòng sông chảy ngược - sông Sêrêpốk.
Ông Chung cho biết, cá lăng ưa nước chảy mạnh, nhất ở nơi gần thác ghềnh. Cá lăng cũng có tập quán sinh sống đơn lẻ, không theo bầy đàn. Vì vậy, khi gia đình ông quyết định bỏ tiền ra đầu tư đóng bè nuôi cá lăng đuôi đỏ thì nhiều người không khỏi nghi ngại.
Với quyết tâm, vợ chồng ông mạnh dạn thử nghiệm thuần hóa loài cá lăng đuôi đỏ đặc sản này trong môi trường sống chật hẹp.
Thời gian đầu, do ông Chung chưa hiểu rõ về đặc tính sinh sống của loài cá lăng, khiến việc chăm sóc gặp khó khăn, nên cá chậm lớn.
"Thậm chí, có nhiều con cá lăng đuôi đỏ đã bị chết vì sinh sống trong không gian chật hẹp. Do đó, vụ thu hoạch cá lăng đầu tay của gia đình thất bại", ông Chung nhớ lại.
Sau vụ nuôi cá lăng đầu tiên, ông Chung đã tích lũy được nhiều kiến thức quý báu để nuôi cá lăng trên sông.
Chia sẻ về kinh nghiệm nuôi cá lăng, ông Chung cho biết: "Thức ăn của cá lăng thường là những loại đồ "cao cấp". Lúc nhỏ cá lăng ăn cá xay nhuyễn, còn đến khi trưởng thành thì cho cá lăng ăn các loại cá con, rồi thịt heo, lòng gà... Vợ chồng tôi phải đi khắp các chợ trong vùng để lùng mua đồ ăn cho chúng".
Gia đình ông Chung hiện có 20 lồng bè nuôi cá lăng đuôi đỏ-1 trong những loài cá đặc sản trên dòng sông chảy ngược-sông Sêrêpốk
Kể thêm về câu chuyện nuôi cá lăng, vợ ông Chung, bà Nguyễn Thị Hoan cho rằng, nuôi cá lăng còn cần có "duyên" nữa. Hơn 10 năm nay, vợ chồng tôi "ăn, ngủ" cùng với chúng, nên rất hiểu tập tính của cá lăng đuôi đỏ.
"Cá lăng chỉ sống ở đoạn nước sâu từ 3 - 5m. Khi thấy bóng người là cá lặn sâu, mất hút. Cá lăng ưa nước sạch, vì thế nuôi trên sông Sêrêpốk là hợp lý nhất. Ở đây lúc nào nước cũng chảy nên cá nhanh lớn", bà Hoan tâm sự.
Cá lăng được gia đình ông Chung nuôi từ lúc chỉ bằng ngón tay, đến khi đạt 2-2,5 kg mới bán ra thị trường. Khi cá lăng đạt được trọng lượng cần bán, người nuôi phải mất khoảng thời gian từ 2 - 3 năm.
Để bảo đảm nguồn cung ra thị trường đều đặn, gia đình ông Chung nuôi cá lăng theo kiểu "gối đầu". Ban đầu, cá lăng còn nhỏ ông nuôi trong một bè với mật độ cao (khoảng 1.500 con/lồng bè). Khi cá lăng lớn lên tầm 3 lạng, ông Chung tách riêng ra các bè khác (mỗi bè từ 300-500 con) và nuôi lớn, rồi thu hoạch dần.
Đắk Nông: Giá lợn giống "khét lẹt", "lùng" cả tháng mua được 4 con Dịch tả lợn châu Phi ở huyện Cư Jút (Đắk Nông) đã được dập tắt từ tháng 2/2020 và huyện cũng đã triển khai các kế hoạch để tái đàn lợn trên địa bàn. Tuy nhiên, do khan hiếm nguồn lợn giống, nên hầu hết người dân vẫn để chuồng trống, không thể tái đàn lợn. Theo các hộ chăn nuôi lợn trên...