BOT Vinh không “xả trạm” Bến Thủy 1 và 2 dịp Tết
Thông tin từ Chi nhánh Tuyến tránh BOT Vinh ( Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông 4), trong những ngày Tết Kỷ Hợi, hoạt động thu phí tại 2 trạm BOT Bến Thủy (nối Hà Tĩnh và Nghệ An) vẫn diễn ra bình thường.
Các phương tiện ô tô qua lại cầu Bến Thủy 1
Đây là điểm khác biệt so với mọi năm, bởi thông thường “từ khoảng 14 giờ 30 ngày 30 Tết đến mùng 2 Tết, hai trạm thu phí này sẽ dừng hoạt động. Việc dừng thu phí trong dịp Tết nhằm giảm bớt chi phí cho chủ phương tiện ô tô khi lưu thông qua 2 cầu Bến Thủy, đồng thời tạo điều kiện cho anh chị em công nhân được nghỉ ngơi sau một năm làm việc vất vả” – Trưởng ca trực Chi nhánh tuyến tránh Vinh – Đậu Thị Hiền cho hay.
Cũng theo chị Hiền, việc “xả trạm” như mọi năm đã được lên kế hoạch. Tuy nhiên, ngày 31/1/2019, Tổng cục Đường bộ Việt Nam có Công văn số 756/TCĐBVN -TC “V/v thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ trong dịp Tết Nguyên đán” nên hoạt động tại trạm vẫn phải diễn ra liên tục.
Việc thu phí trong nhưng ngày Tết Kỷ Hợi vẫn diễn ra như ngày thường
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam yêu cầu các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án BOT, Công ty thu phí tự đông VETC thực hiện thu tiền sử dụng dịch vụ đường bộ theo quy định của pháp luật và hợp đồng của dự án. Đồng thời tổ chức giao thông linh hoạt tại khu vực trạm và trên tuyến, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng ùn tắc giao thông.
Hoài Nam
Theo Baohatinh.vn
Ảnh, clip: Thủ đô tắc đường kinh hoàng những ngày cận Tết
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, giao thông Hà Nội hoàn toàn tê liệt do quá nhiều phương tiện lưu thông. Trên nhiều tuyến đường, các phương tiện đứng im nối đuôi nhau hàng dài.
Clip: Đường phố Hà Nội "tê liệt" dịp giáp Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019.
Những ngày cuối năm, trước Tết Nguyên đán 2019, nhu cầu đi lại của người dân tăng đột biến, khiến giao thông ở Hà Nội tê liệt.
Nút giao Cầu Giấy - Láng tắc dài nhiều cây số. Đây là cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô, nối các quận nội thành với quốc lộ 32 và các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ...
Trên đường Hoàng Quốc Việt, các phương tiện xếp hàng nối đuôi nhau kéo dài suốt 2,5km. Đây là tuyến cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô, nối Hà Nội với các tỉnh: Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái... Nhiều tài xế rẽ vào trục đường này buộc phải chôn chân tại đây nhiều tiếng đồng hồ.
Đường Trần Duy Hưng chiều từ nội đô ra ngoại thành cũng ùn tắc nghiêm trọng. Hàng ngàn người xếp hàng để đi qua cửa ngõ phía Tây, về các tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên...
Đoạn đường từ nút giao Láng - Nguyễn Chí Thanh tới đường vành đai 3 chỉ dài 1,5 km, nhưng các phương tiện muốn đi qua, phải "bò" mất khoảng 30 phút.
Các tài xế ôtô dàn hàng ngang, chiếm hết 7 làn xe trên đường Trần Duy Hưng. Nhiều xe máy buộc phải len lỏi giữa những chiếc ô tô.
Đường Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Chí Thanh tới Láng Hạ, lòng đường hẹp, các phương tiện chen chúc nhau, cả hai chiều tắc cứng.
Ngay cạnh đó, đường Thái Hà đoạn từ Trung tâm Chiếu phim Quốc gia tới ngã tư Tây Sơn cũng đông đúc không kém.
Khác với thường ngày, dịp giáp Tết, các tuyến đường nội thành Hà Nội thường ùn tắc vào khung giờ từ 9h sáng tới 19h chiều.
Đường Chùa Bộc dài gần 1km từ trường ĐH Thủy Lợi tới giao lộ Tôn Thất Tùng - Phạm Ngọc Thạch cũng đặc ken các phương tiện di chuyển với tốc độ "rùa bò".
Tuyến đường Tây Sơn - Nguyễn Lương Bằng - Tôn Đức Thắng cũng chịu chung "số phận" ùn tắc nghiêm trọng.
Đường Nguyễn Trãi phải gánh lượng phương tiện lớn di chuyển liên tục. Đoạn trước Royal City ùn tắc theo cả hai chiều. Tuy nhiên, trên cầu vượt Ngã Tư Sở người dân có thể di chuyển nhanh hơn.
Theo dự đoán của người dân, chỉ sau 1-2 ngày nữa, khi người dân ngoại tỉnh đã trở về quê, giao thông Hà Nội sẽ trơ nên "bình yên".
Theo Danviet
Tàu không kịp quay đầu, hàng trăm hành khách vạ vật ở Ga Sài Gòn Tàu không kịp về, hai chuyến tàu tại Ga Sài Gòn, quận 3 (TP.HCM), chậm giờ khởi hành khiến hàng trăm hành khách về quê ăn Tết Kỷ Hợi phải chờ hơn 2 giờ. Trưa 1/2, ông Đỗ Quang Văn, Giám đốc chi nhánh vận tải đường sắt Sài Gòn, cho biết những ngày cao điểm cận Tết Kỷ Hợi, lượng tàu xuất...