Bọt trắng độc hại phủ đầy sông Ấn Độ
Bọt trắng độc hại bao phủ bề mặt sông Yamuna ở New Delhi giữa lúc chính quyền Ấn Độ phải vật lộn với tình trạng ô nhiễm nặng nề ở thủ đô nước này, ngày 6/11.
Các tín đồ Hindu tham gia lễ hội Chhath Puja, xuống sông cầu nguyện giữa những đống bọt hóa học nổi lềnh bềnh trên sông.
Trong khi đó, mức độ độc hại trong không khí ở New Delhi đã giảm hơn một nửa kể từ khi nước này tuyên bố tình trạng khẩn cấp hôm 1/11.
Đó là khi ô nhiễm không khí trong thành phố lên đến đỉnh điểm do khói bụi từ pháo hoa và việc đốt gốc rạ trên các cánh đồng.
Theo voa
Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào? Hóa ra sự khác biệt có thể đến mức được xem là một 'giống loài' mới
Trải nghiệm sinh nở trên vũ trụ hiển nhiên là rất khác, và nhiều rủi ro đến mức chưa người nào dám thử.
Để thực hiện mục tiêu chinh phục những nơi xa hơn trong vũ trụ, một trong những vấn đề khoa học cần quan tâm là khả năng sinh sản của con người. Tuy nhiên dù đã làm thí nghiệm về khả năng sinh sản của động vật ngoài không gian - như kỳ giông, cá, chuột... vẫn chưa có nghiên cứu nào được thực hiện trên con người.
Tính đến thời điểm này, số phi hành gia là nữ từng lên vũ trụ có khoảng 60 người, nhưng chẳng ai thụ thai trong suốt chuyến đi, và hiển nhiên cũng không chưa sinh nở được trong điều kiện vi trọng lực.
Nhưng với tham vọng khai phá sâu hơn trong vũ trụ, đến một lúc nào đó con người phải tính đến chuyện sinh nở ở một nơi không phải Trái đất. Và nếu điều đó xảy ra thì sao nhỉ? Một em bé sinh ra trên vũ trụ trông sẽ như thế nào? Và quan trọng nhất là quá trình sinh nở trong điều kiện vi trọng lực có gì khác biệt?
Sự khác biệt khi sinh nở trên vũ trụ
Rõ ràng, sinh nở trên vũ trụ và dưới Trái đất phải khác nhau, và điểm nổi bật nhất là môi trườn vi trọng lực. Từ thí nghiệm trên động vật thì có thể tạm đặt giả thuyết rằng khi không có trọng lực từ Trái đất, người mẹ sẽ gặp khó khăn khi đẩy em bé ra lúc lâm bồn. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn là những rủi ro người mẹ gặp phải trên vũ trụ sẽ là rất lớn.
Ở môi trường vi trọng lực, khả năng loãng xương sẽ tăng cao. Các nghiên cứu cho thấy phi hành gia loãng khoảng 1% - 2% xương sau mỗi tháng ở ngoài vũ trụ. Nếu mang thai trọn vẹn ngoài không gian, xương chậu của người mẹ có thể rạn nứt khi thời khắc sinh nở xảy đến.
Ngay cả ở dưới mặt đất, các bác sĩ cũng khuyên phụ nữ bị loãng xương nên tránh sinh thường. Vậy nên nhiều khả năng nếu phải sinh nở trên vũ trụ, đó sẽ là một ca sinh mổ.
Chuyện gì sẽ xảy ra với đứa trẻ?
Khoa học đã chứng minh cấu tạo của một đứa trẻ chịu ảnh hưởng rất nhiều từ cách nó được sinh ra, chẳng hạn kích cỡ đầu của chúng ta sẽ bị giới hạn bởi kích cỡ ống sinh của người mẹ. Với việc sinh mổ, các thế hệ sau có thể sở hữu kích thước đầu lớn hơn bình thường, tạo không gian cho não phát triển tốt hơn.
Đó không phải là thay đổi duy nhất, mà ngay cả màu da của đứa trẻ cũng sẽ thay đổi. Cần biết rằng ngoài không gian chúng ta phải hứng chịu nhiều bức xạ vũ trụ độc hại, vậy nên cơ chế tiến hóa có thể yêu cầu tế bào sắc tố để bảo vệ da - như melanin đang bảo vệ con người khỏi tia cực tím vậy.
Có nhiều melanin hơn, nghĩa là làn da tối màu hơn. Vậy nên, nhiều chuyên gia dự đoán rằng các thế hệ người tiếp theo trên vũ trụ sẽ có làn da tối dần theo thời gian. Tuy vậy, những thay đổi này sẽ cần hàng thế kỷ, thậm chí cả ngàn thế hệ phụ nữ sinh nở trong vũ trụ mới trở thành một tính trạng riêng được.
Và xét cho cùng khi đã đến giai đoạn ấy, có lẽ nên xem những người sinh ra ngoài vũ trụ là một giống loài mới thì hơn.
Tham khảo: IFL Science, Business Insider
Theo Helino
40 năm trời không dám cắt tóc gội đầu, người đàn ông Ấn Độ giải thích làm thế vì 'đây là yêu cầu của Thượng đế' Ngoài để tóc dài đến chân, người đàn ông này còn bỏ luôn các thói quen uống rượu và hút thuốc để thể hiện sự tôn trọng với bề trên. Sakal Dev Tuddu, 63 tuổi sống ở quận Munger phía tây bang Bihar, Ấn Độ có lẽ là người khác biệt nhất trong khu vực bởi vì mái tóc siêu dài và dị...