Bột trà ô long Tea Trung Quốc nhiễm chì có được nhập về Việt Nam?
Sau khi kết quả xét nghiệm cho thấy bột trà ô long tea Trung Quốc bị nhiễm chì nặng, rất nhiều nước đã tiến hành rà soát nguồn nhập khẩu loại nguyên liệu này. Ở Việt Nam, hồ sơ của Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho thấy: Đã có 1 doanh nghiệp giải khát nước ngoài hoạt động ở Việt Nam đăng ký nhập loại nguyên liệu này.
Trung Tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 (Quatest 1)
Người tiêu dùng đang đứng trước nguy cơ đối điện với cú sốc mới sau vụ “nước C2 và Rồng đỏ nhiễm chì”. Như đã đưa tin, bản xét nghiệm cho thấy hàm lượng chì trong nguyên liệu bột trà “Oolong Tea Sun 60″ cao gấp 46 lần. Đây là nguyên liệu của công ty Shenzen Shenbao Huacheng Tech Co.,Ltd.
Hàm lượng chì trong nước giải khát cao có hại rất lớn cho sức khỏe con người, đặc biệt là trẻ em và trẻ vị thành niên. Ở trẻ em, ngay cả mức thấp tiếp xúc với chì có thể gây ra các thiệt hại cho hệ thống thần kinh trung ương, ngoại vi, khuyết tật, chậm lớn, suy giảm thính giác và chức năng tế bào huyết học. Trẻ lớn lên có thể gặp các vấn đề về hành vi học tập, IQ thấp, hiếu động…
Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng chì và thạch tín trong bộ trà ô long tea Sun 60 vượt gấp hàng chục lần.
Trong trường hợp hiếm hoi, ngộ độc chì có thể gây co giật, hôn mê và dẫn đến tử vong.
Ở Việt Nam, qua nghiên cứu hồ sơ tiếp nhận của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế (ở văn bản tiếp nhận 1127/ATTP-SP) cho thấy, có sự xuất hiện của nguyên liệu mang tên “Bột trà Ô long SUN60″.
Đáng nói, đây nhà cung cấp lại chính là Shenzen Shenbao Huacheng Tech Co.,Ltd của Trung Quốc.
Ở Việt Nam, nguyên liệu “Oolong Tea Sun60″ là tên gọi nguyên liệu để sản xuất ra nước uống đóng chai vẫn gọi là Trà Ô long Tea.
Video đang HOT
Vậy, đó có phải là loại bột trà mà phòng thí nghiệm SGS đã phát hiện nhiễm chì như đã công bố ở trên?
Đây là điều mà Cục An toàn Thực phẩm, Thanh tra Bộ Y tế, Bộ Khoa học và Công nghệ phải khẩn cấp làm rõ.
Hồi đầu năm 2016, một doanh nghiệp đồ uống nước ngoài kinh doanh ở Việt Nam đã phải đối mặt với “nghi án” dùng nguyên liệu Trung Quốc, dây chuyền Trung Quốc để sản xuất nên nước trà ô long nhưng lại quảng cáo là “thức uống Nhật Bản”.
Công ty này khi đó đã chọn giải pháp im lặng, nhưng những tài liệu sau đó được công bố trên báo chí đã xác nhận điều này là sự thật.
Trao đổi với phóng viên sau khi xem bản xét nghiệm của SGS, ông Đặng Việt Lâm – chuyên gia của Trung Tâm kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 1 (Quatest 1) – Tổng Cục tiêu chuẩn đo lường và Chất lượng Việt Nam giải thích: MDL được hiểu là “Giới hạn phát hiện” và chỉ số tìm thấy trong mẫu nguyên liệu này đã vượt quá giới hạn gấp nhiều lần. Chứng tỏ sản phẩm có vấn đề.
Hồ sơ tiếp nhận số 1127/ATTP-SP của Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế cho thấy bột trà ô long tea Sun60 của Shenzen đã được đăng ký nhập về Việt Nam.
Ông Lâm cảnh báo rằng: Chỉ số Chì và Asen trong đồ uống vượt ngưỡng quy định là một mối nguy hiểm khôn lường cho sức khỏe của người sử dụng.
Trước đó, vào tháng 5/2016, nước C2 và Rồng đỏ bị phát hiện nhiễm chì ở mức gấp 10 lần so với tiêu chuẩn công bố. Hai loại đồ uống này đã phải đối diện cơn bão tẩy chay khủng khiếp của khách hàng.
Tuy nhiên, hàm lượng chì vượt ngưỡng của 2 sản phẩm bị tẩy chay đó “chưa là gì” so với hàm lượng chì vượt ngưỡng trong nguyên liệu trà Ô long Tea lần này.
Có vẻ như, người tiêu dùng lại sắp phải đối mặt với một cú sốc mới nếu nguyên liệu sản xuất trà ô long tea được phát hiện là “có vấn đề”.
Theo Công Luận
Suntory Pepsico Việt Nam: Vì sao sản phẩm không ghi nơi sản xuất?
Quan sát của phóng viên cho thấy trên nhãn sản phẩm của Suntory Pepsico Việt Nam không có dòng nào cho thấy có thông tin về địa chỉ sản xuất.
Thời gian gần đây có nhiều bạn đọc phản ánh đến đường dây nóng Báo Gia đình & Xã hội về các nghi ngại liên quan đến sản phẩm đồ uống của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam khi các sản phẩm này không ghi rõ nơi sản xuất như quy định. Người tiêu dùng lo ngại về sự minh bạch nguồn gốc sản phẩm mang tên Suntory Pepsico Việt Nam.
Lập lờ nơi sản xuất
Theo Điều 11: Quy định nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa (Nghị định số 89/2006/NĐ-CP ngày 30/8/2006 của Chính phủ về nghi nhãn hàng hóa) thì nhãn hàng hóa phải thể hiện nội dung: Tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Xuất xứ hàng hóa.
Ngoài ra, Điều 14 của Nghị định 89/2006 về tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hoá còn quy định rõ: 1. Hàng hoá được sản xuất trong nước thì ghi tên của tổ chức, cá nhân và địa chỉ cơ sở sản xuất hàng hoá đó; 2. Hàng hoá được nhập khẩu để lưu thông tại Việt Nam thì ghi tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất và ghi tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nhập khẩu...
Đây là các điều kiện bắt buộc mà nhà sản xuất phải cung cấp, ghi đầy đủ, rõ ràng trên nhãn hàng hóa sản phẩm. Tuy nhiên về vấn đề xuất xứ hàng hóa (nơi hàng hóa được sản xuất) thì trên các sản phẩm đồ uống của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam bị ẩn giấu, không xuất hiện.
Các sản phẩm của PepsiCo Việt Nam, trên nhãn hàng không có thông tin về nơi sản xuất. Ảnh: HC
Phóng viên đã tìm đến các siêu thị, cửa hàng bán đồ uống tìm mua các sản phẩm nước giải khát đóng chai của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, ghi nhận trên nhãn hàng các dòng sản phẩm của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam không có thông tin về nơi sản phẩm được sản xuất.
Như với sản phẩm là nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ. Trên nhãn của chai nước này chỉ ghi là sản xuất bởi Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam, cao ốc Sheraton, số 88 đường Đồng Khởi, quận 1, TP. Hồ Chí Minh. Ngoài ra trên nhãn sản phẩm này còn có thông tin về ngày sản xuất, hạn sử dụng, hướng dẫn sử dụng, bảo quản, thành phần. Quan sát của phóng viên cho thấy trên nhãn sản phẩm này không có dòng nào cho thấy có thông tin về địa chỉ sản xuất ra sản phẩm.
Tương tự với nhãn hàng của chai nước tăng lực Sting hương dâu tây đỏ là các sản phẩm như thực phẩm bổ sung nước uống Isotonic 7Up Revive hay chai nước tăng lực Sting.... Cũng của Cty TNHH nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam trên nhãn mác đều không có thông tin về nơi sản xuất.
Vấn đề có được làm rõ?
Từ đầu tháng 9, Thanh tra Bộ Y tế đã đã tiến hành thanh tra toàn diện Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam. Đợt thanh tra được thực hiện tại các Công ty nước giải khát Suntory Pepsico khu vực miền trung, miền nam và các chi nhánh tại khu vực phía bắc, nhằm phát hiện các sơ hở, bất cập trong cơ chế quản lý, đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm an toàn thực phẩm, phát hiện và xử lý vi phạm nếu có.
Trước khi thanh tra Pepsico, doanh nghiệp cũng từng dính không ít tai tiếng. Công ty này đã nhiều lần bị khách hàng tố mua phải sản phẩm bị lỗi, có dị vật. Thế nhưng, doanh nghiệp này luôn chọn giải pháp "im lặng" trước những sản phẩm lỗi của mình.
Một nhà máy của PepsiCo Việt Nam tại Cần Thơ. Ảnh: TL
Trước đó, các cơ quan báo chí đã thông tin về việc ngày 27/3/2015, ông Võ Tấn Cọp (ấp Long Mỹ, xã Long Thành Bắc, huyện Hòa Thành, Tây Ninh) khi đi du lịch ở chân núi Bà Đen (Tây Ninh) đã mua một chai nước Sting tại quán nhỏ ở đây. Chưa kịp uống, ông Cọp phát hiện chai nước có dị vật gần giống như một loại sâu nhỏ. Dù đã phản ánh, nhưng nhà sản xuất không có câu trả lời thỏa đáng về dị vật trên.
Ngày 1/4/2015, anh Nguyễn Quang Huy (phường 9, TP. Vĩnh Long) nhân viên một công ty bảo hiểm nhân thọ xác nhận có sợi dây thun màu xanh trong chai Pepsi anh mua ở tỉnh Trà Vinh. Anh Huy đã thương lượng với Pepsi về việc đổi quà để chia sẻ cho người có hoàn cảnh khó khăn nhưng đại diện Pepsi không đồng ý.
Tiếp xúc với phóng viên, nhiều người tiêu dùng hoài nghi về tính minh bạch thông tin về nơi sản xuất các sản phẩm của PepsiCo Việt Nam. "Trên nhãn sản phẩm họ không nghi rõ nơi sản xuất, nhà máy nào, đóng ở đâu của Công ty TNHH nước giải khát Suntory Pepsico Việt Nam sản xuất ra sản phẩm. Vì đó chúng tôi không thể không lo lắng, nghi ngại về các sản phẩm bị làm giả, làm nhái. Đề nghị cơ quan chức năng làm rõ trách nhiệm và xử lý nghiêm khắc nhà sản xuất này nếu có vi phạm, nếu cố tình không cung cấp thông tin về xuất xứ sản phẩm "- một bạn đọc phản ánh.
Được biết, Pepsico Việt Nam có 4 nhà máy tại Bắc Ninh, TP. HCM, Đồng Nai, Cần Thơ.
Theo Gia Đình
Chưa chốt phương án bồi thường vụ C2, Rồng đỏ nhiễm chì Vinastas đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Công ty TNHH URC VN (URC) để bàn bạc về việc bồi thường, sau khi cơ quan chức năng VN đã kết luận và thu 2 lô trà xanh C2 và nước tăng lực Rồng đỏ do URC sản xuất và cho lưu hành có hàm lượng chì vượt ngưỡng cho phép. Chưa chốt...