BOT Sông Phan lại “thất thủ” ngày cuối tuần
Tài xế dùng tiền lẻ phản đối giá vé tại trạm thu phí Sông Phan (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) gây kẹt xe kéo dài khiến BOT Sông Phan phải xả trạm 2 lần trong vòng 1 giờ.
Sáng 13.1, trạm thu phí Sông Phan (quốc lộ 1, xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) phải xả trạm vì tài xế dùng tiền lẻ để phản đối.
Chuẩn bị 100 đồng vẫn “thất thủ”
Từ khoảng 9h, nhiều tài xế khi qua trạm thu phí Sông Phan đã dùng tiền lẻ mua vé để phản đối. Những tài xế này không đồng ý với mức giảm giá mà Bộ Giao thông Vận tải ban hành cho trạm này vào ngày 9.1.
Tài xế dùng tiền lẻ mua vé để phản đối trạm thu phí Sông Phan gây kẹt xe kéo dài. Ảnh: Tuấn Kiệt
“Chúng tôi yêu cầu phải miễn phí cho những xe không kinh doanh và giảm 50% cho những xe còn lại của những người dân xung quanh trạm”, một tài xế nói.
Mặc dù trạm thu phí Sông Phan đã chuẩn bị 100 đồng để đối phó với tài xế nhưng với lưu lượng xe qua trạm quá đông, trong vòng 1 giờ BOT Sông Phan phải xả trạm 2 lần.
Giảm 50% giá vé cho xe không kinh doanh gần trạm
Ngày 6.1, BOT Sông Phan đã phải xả trạm khi các tài xế phản đối việc thu phí tại đây. Tài xế cho rằng chủ đầu tư chỉ sửa chữa quốc lộ 1 và những phương tiện xung quanh trạm phải mua vé toàn tuyến khi qua trạm là không hợp lý.
Video đang HOT
BOT Sông Phan phải xả trạm 2 lần trong vòng 1 giờ vào sáng 13.1. Ảnh: Tuấn Kiệt
UBND tỉnh Bình Thuận đã 3 lần gửi kiến nghị đến Tổng cục Đường bộ Việt Nam, yêu cầu giảm phí cho những phương tiện xung quanh trạm. Chi nhánh BOT 319 Sông Phan thuộc Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng (chủ đầu tư) cũng đã có văn bản xin giảm giá vé.
Ngày 9.1, Bộ Giao thông Vận tải đã có công văn đồng ý giảm 50% giá vé cho các chủ phương tiện có hộ khẩu xã Hàm Minh và Hàm Cường (trong bán kính 5km quanh trạm) không kinh doanh. Đối với những phương tiện kinh doanh giảm 40%, riêng xe buýt được miễn phí.
Trước đó, Bộ GTVT đã đồng ý chủ trương giảm giá vé qua trạm cho người dân lân cận BOT Sông Phan. Cụ thể, các phương tiện không kinh doanh vận tải của người dân lân cận BOT Sông Phan trong bán kính 5km sẽ được giảm 50% giá vé qua trạm, những loại xe khác giảm 40%.
Theo Huỳnh Hải (Zing)
Hàng loạt trạm BOT bị tài xế phản đối ngày cuối tuần
Cùng với hai "điểm nóng" ở Cần Thơ và Sóc Trăng, trạm BOT Sông Phan qua tỉnh Bình Thuận cũng bị các tài xế phản ứng quyết liệt.
Các tài xế đậu xe không chịu mua vé. Ảnh: Tư Huynh.
Sáng 13.1, nhiều tài xế đậu xe ngay trạm BOT Sông Phan không chịu mua vé để phản đối việc thu phí. Họ cho rằng, Bộ Giao thông chỉ xem xét phương án giảm mức phí cho xe không kinh doanh của người dân lân cận trạm là không hợp lý.
"Đúng ra dân địa phương phải được giảm miễn phí 100% qua trạm, nhưng giờ chỉ giảm 50% thôi. Dân không đồng tình việc thu phí", ông Bùi Văn Phương, người dân xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam bức xúc.
Trước diễn biến phức tạp, gần trưa UBND tỉnh Bình Thuận đã buộc BOT Sông Phan phải xả trạm để đảm bảo an ninh trật tự. Đến 11h, trạm đã thu phí trở lại. Nhưng sau đó 30 phút, các tài xế tiếp tục dừng ôtô gây ách tắc quốc lộ 1A.
CSGT, cảnh sát cơ động có mặt hiện trường cùng các lực lượng chức năng phân luồng giao thông, ổn định tình hình. Đến hơn 12h, trạm tiếp tục xả cửa cho xe qua miễn phí.
BOT Sông Phan thu phí cải tạo nền, mặt đường quốc lộ 1 dài 113km từ Đồng Nai đến TP.Phan Thiết với kinh phí trên 2.000 tỷ đồng. Dự án do Tổng công ty 319 Bộ Quốc phòng làm chủ đầu tư. Trạm bắt đầu thu phí đầu năm 2015, giá vé 35.000 - 180.000 đồng, thời gian thu hơn 22 năm.
Hơn 6 tháng trước, tỉnh Bình Thuận đã kiến nghị giảm vé đối với các chủ ôtô tại địa phương vì họ chỉ đi vài km nhưng phải đóng phí cả tuyến là bất hợp lý.
Hồi tuần trước, hàng chục tài xế địa phương cũng dàn xe phản đối trạm buộc chủ đầu tư xả phạm. Lãnh đạo BOT Sông Phan đã đối thoại với người dân địa phương, hứa đề xuất với Bộ Giao thông giảm giá vé.
Mới đây, Bộ đã đồng ý giảm 50% giá vé cho các chủ xe có hộ khẩu xã Hàm Minh và Hàm Cường (trong bán kính 5km quanh trạm) không kinh doanh. Đối với những xe kinh doanh giảm 40%, riêng xe buýt được miễn phí.
Tình trạng phản đối thu phí của giới tài xế khiến tuyến quốc lộ 1 qua các trạm BOT ngày cuối tuần bị ùn tắc. Ảnh: Tư Huynh.
Đường về miền Tây liên tục ùn tắc ở ba trạm thu phí
Tại BOT Sóc Trăng, dù chủ đầu tư đã miễn, giảm phí cho các chủ xe lân cận trạm, tuy nhiên hai ngày qua các tài xế tiếp tục phản ứng, khiến giao thông trên quốc lộ 1A, đoạn qua xã An Hiệp, huyện Châu Thành ùn tắc, tình trạng đóng - xả trạm tái diễn liên tục. Các tài xế cho rằng trạm đặt sai vị trí, khi chủ đầu tư chỉ làm tuyến tránh nhưng thu phí cả quốc lộ.
Trước đó, Công ty BOT Sóc Trăng đã giảm giá 100% cho xe buýt, và các ôtô có địa chỉ tại các xã An Hiệp, Thuận Hòa và thị trấn Châu Thành; riêng ôtô không sử dụng kinh doanh được giảm giá vé 50% (trường hợp đặt biệt giảm 100%), các loại phương tiện khác giảm 20%.
Cũng như BOT Sóc Trăng, nhiều ngày qua hàng trăm tài xế đồng loạt dừng xe phản ứng mức thu phí của trạm BOT T1 quốc lộ 91 (quận Ô Môn, TP.Cần Thơ), vì cho rằng Công ty cổ phần BOT Quốc lộ 91 Cần Thơ - An Giang chậm trễ giảm phí cho các xe trong phạm vi 5km.
Sáng nay, các tài xế dừng ôtô chiếm hết 3 làn xe hướng từ Cần Thơ đi An Giang, đòi gặp người có thẩm quyền của trạm để đối thoại. Chủ đầu tư buộc xả trạm nhưng nhiều tài xế vẫn không chịu đi. Tình trạng căng thẳng kéo dài gần 2 giờ khiến kẹt xe kéo dài khoảng 5km.
"Hàng hóa trên xe tôi phải đi giao cho khách, kẹt xe thế này người ta cắt hợp đồng thì sao. Tôi mong chính quyền và chủ đầu tư phải có giải pháp khắc phục triệt để", tài xế Nguyễn Thanh Tấn ở TP.Cần Thơ bức xúc.
Lực lượng CSGT được điều động đến giải quyết ùn tắc bằng cách cho các xe di chuyển qua làn hai bánh. Đại diện Sở Giao thông TP.Cần Thơ cũng đến hiện trường, lắng nghe ý kiến của các tài xế và hứa sẽ giải quyết chính sách miễn giảm phí sớm nhất trong khả năng cho phép.
Tình trạng hỗn loạn ở BOT T1 trên quốc lộ 91 (Cần Thơ đi An Giang) sáng nay. Ảnh: Cửu Long.
Cách đó hơn 30km, trạm thu phí BOT T2 cũng bị giới tài xế phản ứng, khiến Quốc lộ 91, đoạn qua trạm này thường xuyên bị ùn tắc giao thông.
Theo lãnh đạo Bộ Giao thông, khoảng cách hai trạm này không đúng quy định, nhưng do xe đã trả phí tại trạm T1 thì không bị thu phí khi qua trạm T2 (và ngược lại) nên vẫn chấp nhận được.
Trạm thu phí BOT T1 đặt tại quận Ô Môn và trạm T2 đặt tại quận Thốt Nốt, TP.Cần Thơ nhằm thu phí đầu tư, mở rộng quốc lộ 91 với mức đầu tư hơn 1.700 tỷ đồng. Hai trạm này bắt đầu thu phí vào năm 2016, mức phí 35.000 -200.000 đồng, thời gian thu hơn 23 năm.
Tại đồng bằng sông Cửu Long, đặc biệt là trên quốc lộ 1 trạm thu phí BOT đang bủa vây. Cụ thể, từ TP.Cần Thơ xuống Bạc Liêu với cự ly khoảng 100 km nhưng có tới ba trạm thu phí BOT. Đó là trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp đặt tại quận Cái Răng, TP.Cần Thơ; trạm BOT Sóc Trăng; trạm BOT Bạc Liêu.
Trước đó, trạm BOT Cần Thơ - Phụng Hiệp cũng bị hỗn loạn nhiều ngày, giao thông ách tắc nghiêm trọng, khi các chủ xe địa phương phản đối việc thu phí quyết liệt. Chủ đầu tư đã phải liên tục xả trạm, giảm phí để "hạ nhiệt".
Theo Nhóm phóng viên (VNE)
BOT Ninh An xả trạm 2 lần trong buổi sáng trước áp lực của tài xế Chỉ trong buổi sáng, BOT Ninh An phải xả trạm 2 lần sau khi các tài xế dừng xe ngay trạm để đòi tiền vé tháng Lúc 12h ngày 2.1, BOT Ninh An xả trạm lần thứ 2 chỉ trong buổi sáng. Theo ông Vũ Hải Long, Phó giám đốc Công ty CP đầu tư BOT Đèo Cả Khánh Hòa, vào lúc khoảng...