‘Bớt lửa’ ngày nay không còn là ‘đặc quyền’ của phụ nữ
Dạy về cách ứng xử giữa vợ chồng, ông bà ta có câu nói rất hay: “Chồng giận thì vợ bớt lời/Cơm sôi bớt lửa một đời không khê”. Vậy còn vợ giận thì sao?
Ngày nay, các cô gái trẻ thường ít khi vào bếp. Nếu có thì cũng nấu cơm bằng nồi điện nên hình ảnh này xem ra khá xa lạ.
Ngày xưa nấu cơm bằng bếp củi, khi cơm bắt đầu sôi, người ta phải bớt lửa ra để nước trong nồi không trào ra ngoài và để phần gạo dưới đáy nồi không bị lửa to làm cháy đen (còn gọi là khê hay khét). Phần cơm khê phải bỏ đi đã đành, phần còn lại có mùi rất khó chịu, thậm chí không thể ăn được.
Người phụ nữ nấu cơm khê bị đánh giá là người vụng về. Con dâu nấu cơm khê thường bị mẹ chồng quở trách. Ông bà ta mượn hình ảnh này để khuyên các cặp vợ chồng trong gia đình hãy kềm chế cơn nóng giận không để xảy ra cãi vã nặng nề gây sứt mẻ tình cảm vợ chồng.
Nếu các bà cũng lên mặt giận, cũng “ăn miếng trả miếng” cho hả thì chẳng khác nào thổi bùng ngọn lửa tức giận, gây không khí uyên náo, nặng nề trong gia đình
Vợ chồng cần phải biết ứng xử sao cho phải trong những tình huống bất thường khi gia đình gặp “sự cố”. Ví dụ như ông chồng đột nhiên nổi giận nặng lời to tiếng (cơm sôi), tất nhiên là thái độ quát tháo của ông chồng như vậy là không phải. Nhưng trong những lúc như vậy, để tránh cãi vã, người vợ cần một thái độ bình tĩnh ôn hòa (bớt lửa).
Nếu các bà cũng lên mặt giận, cũng “ăn miếng trả miếng” cho hả thì chẳng khác nào thổi bùng ngọn lửa tức giận, gây không khí uyên náo, nặng nề trong gia đình. Thậm chí gây ra nhiều tình huống đau lòng do cơn giận dữ, cãi vã của vợ chồng.
Video đang HOT
Chị Thanh luôn ân hận khi nhớ lại một lần cãi nhau dữ dội với chồng chỉ vì cả hai không thống nhất ý kiến khi chọn mua cái ti vi đắt tiền. Chị Thanh nghĩ lại, nếu chị chịu khó dung hòa ý kiến của chồng và có những lời giải thích cặn kẽ hơn để anh hiểu ý mình thì cả hai vợ chồng chị đã không xảy ra to tiếng ở cửa hàng điện máy rồi kéo dài cuộc cãi vã về tận nhà đến nỗi cái tivi đã bị đập nát. Sau cơn giận, tiếc tiền thì ít mà chị Thanh cảm thấy có gì đó như bị hụt hẫng trong tình cảm vợ chồng. Sau vụ ấy, chị Thanh tự nhận thấy mình cũng có cái sai nên nhất quyết tập kềm chế cơn nóng giận.
Kinh nghiệm của chị không khác gì hơn là “bớt lửa”, kiên nhẫn kềm chế cơn giận bằng cách luyện hơi thở (theo cách tập thiền), rồi chị bỏ đi nơi khác để tránh những cuộc tranh cãi trong lúc giận dữ vì “giận quá mất khôn”.
Nếu biết cách kềm chế cơn giận để tránh xảy ra những xung đột đáng tiếc thì gia đình sẽ được êm ấm, hòa thuận.
Chị Thanh tâm sự, nhẫn nhục luôn là một bài học ứng xử trong mọi hoàn cảnh của cuộc sống. Nó đặc biệt có ý nghĩa trong quan hệ vợ chồng. Đàn ông mạnh mẽ, quả cảm, xốc vác nên thường nóng nảy, bồng bột, thậm chí thô lỗ. Những lúc như vậy, người vợ cần vào vai một chiếc “điều hòa nhiệt độ”, nhẹ nhàng, nhún nhường, bình tĩnh tìm cách gỡ. Sự dịu dàng của người phụ nữ trong tình huống này sẽ lái con thuyền qua cơn giông tố. Đó là bản lĩnh của người phụ nữ trong gia đình. Khi cơn giông bão đã qua, người vợ sẽ tìm cách để giải thích hoặc góp ý với chồng. Chắc chắn lúc này mọi lời nói sẽ dễ lọt tai đối phương.
Tóm lại, sự hòa thuận không dành cho những người đàn bà thích lý sự, hiếu thắng. Cuộc sống vợ chồng vốn phức tạp, đa dạng, không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, bát đũa trong sóng còn có khi khua, nhưng nếu biết cách kềm chế cơn giận để tránh xảy ra những xung đột đáng tiếc thì gia đình sẽ được êm ấm, hòa thuận.
Một số phương pháp điều khiển và kiểm soát cảm xúc tiêu cực hay cơn giận bùng phát được gợi ý là: không phản ứng vội, nhận định lại vấn đề, thay đổi trọng tâm chú ý, cần 15 phút im lặng để lấy lại bình tĩnh, hãy hít thở sâu và xuống giọng khi nói.
Có lẽ các đức ông chồng hiện đại cũng nên “bớt lửa” cho gia đình êm ấm, an vui.
Tuy nhiên, với bối cảnh xã hội hiện nay, việc “bớt lửa” không chỉ dành riêng cho phụ nữ. Người phụ nữ ngày nay cũng chịu nhiều áp lực trong quan hệ, công việc, nhà cửa, con cái nên đôi khi cũng không tránh khỏi bùng phát những cơn nóng giận. Những lúc như vậy có lẽ các đức ông chồng hiện đại cũng nên “bớt lửa” cho gia đình êm ấm, an vui.
Theo thegioitiepthi.vn
Biết được tình cảm vợ chồng qua cách xưng hô
Cách xưng hô giữa vợ chồng thể hiện tình cảm, nhận thức lẫn truyền thống văn hóa trong mỗi gia đình.
Có người ngụy biện Cách xưng hô chỉ như lớp vỏ bên ngoài, tình cảm bên trong mới là quan trọng. Tuy nhiên nếu không lưu tâm yếu tố bên ngoài đó thì gia đìnhcũng dễ xảy ra chuyện. Không ít trường hợp những mâu thuẫn, bất đồng không mấy trầm trọng nhưng chính cách xưng hô thiếu kiềm chế, hàm hồ chẳng khác nào châm dầu vào lửa khiến xung đột trở nên trầm trọng.
Không đơn thuần là cách gọi nhau giữa vợ chồng, cách xưng hô còn là tấm gương để con cái nhìn vào và noi theo sau này khi đã trưởng thành. Những đứa con sẽ học được điều gì khi chỉ được nghe cha mẹ trong nhà xưng hô theo kiểu mày tao, mi tớ?
Một nghịch lý đáng buồn khi hằng ngày chúng ta thường tỏ ra lịch sự, nhã nhặn với những người chỉ gặp có một lần trong khi với người đầu ấp, tay gối cả đời thì lại suồng sã, thậm chí thô lỗ trong lời ăn, tiếng nói. Không ít cô cậu tuổi teen hiện nay cứ mở miệng ra xưng hô là chồng vợ hoặc ông xã bà xã cứ y như thật, trong lúc nhiều cặp vợ chồng thực sự lại gọi nhau mày tao nghe mà phát hoảng.
Cách xưng hô chính thứ gia vị thiết yếu, một dạng vitamin cho cuộc sống vợ chồng thêm mặn nồng dù cho năm tháng vẫn cứ vùn vụt trôi qua
Một người bạn là thẩm phán ở tòa án có lần chia sẻ về việc gặp gỡ để hòa giải các gia đình trước khi hôn. Chỉ trong một giờ đồng hồ mà cách xưng hô của họ thay đổi liên tục, từ anh em đến cô tôi hay anh tôi, chẳng mấy chốc thành ông tôi hoặc bà tôi, và cuối cùng là mày tao. Thường thì mỗi lần thay đổi cách xưng hô là mâu thuẫn được đẩy thêm lên một bậc nữa. Khi đến đỉnh điểm của mày tao cũng là lúc không thể cứu vãn tình hình, chỉ còn cách đợi ngày ra tòa.
Cách đây không lâu, trong một game show được phát trên truyền hình, một thí sinh dù giành được chiến thắng trong đêm chung kết nhưng đã hứng chịu không ít gạch đá do gọi người bạn đời của mình là nó, con mập, mặc cho cô vợ của anh ta cũng có mặt trong trường quay hôm đó. Người thì khen dễ thương, một cách khôi hài nhưng cũng không ít ý kiến cho là hơi lố, không tôn trọng người bạn đời. Cho dù chỉ một câu nói vui nhưng cũng có khi mang đến những hậu quả không thể lường trước, huống chi một chương trình được phát sóng rộng rãi.
Nhiều người cho rằng chỉ cần lịch sự khi làm việc, giao tiếp với người ngoài thôi chứ vợ chồng sống với nhau cả đời thì cần gì phải câu nệ hình thức như vậy. Nhưng họ không nghĩ rằng chính điều đó là nguyên nhân gây nên những rạn vỡ trong cuộc sống gia đình. Thật ra phép lịch sự là biểu hiện cụ thể của sự tôn trọng nhau cuộc sống vợ chồng cũng có thể ví von như dầu nhờn bôi trơn cho máy móc khi vận hành. Nhưng trong thực tế, lắm lúc chúng ta lại quên mất những lời cảm ơn, xin lỗi đối với những người thân thuộc nhất. Điều đó có khi xuất phát từ suy nghĩ đã là chồng vợ thì hiển nhiên phải phục vụ cho nhau như một bổn phận thì cần chi phải xin lỗi hay cảm ơn (?).
Khi đến đỉnh điểm của "mày tao" cũng là lúc không thể cứu vãn tình hình
Có người cho rằng miễn ăn ở thuận hòa là được chớ quan trọng gì đâu ba cái chuyện xưng hô. Tuy nhiên, xưng hô là một cách thể hiện tình cảm, sự tôn trọng nhau trong đời sống vợ chồng. Hiện nay, vợ chồng xưng hô anh - em khá phổ biến và tương đối phù hợp. Cách xưng hô này được bắt đầu khi đôi trai gái mới quen biết nhau, xuyên suốt thời gian yêu đương hẹn hò, khi nên duyên chồng vợ, băng qua những năm tháng chia ngọt sẻ bùi và cả đến lúc đầu bạc, răng long. Khi hạnh phúc hay lúc đau buồn, khi khỏe mạnh hay lúc đau yếu, khi nụ cười tươi thắm trên môi hay lúc ngập tràn nước mắt thì cách xưng hô anh - em giữa hai vợ chồng vẫn luôn đong đầy tình yêu và sự trân quý lẫn nhau.
Không quá lời khi cho rằng cách xưng hô chính thứ gia vị thiết yếu, một dạng vitamin cho cuộc sống vợ chồng thêm mặn nồng dù cho năm tháng vẫn cứ vùn vụt trôi qua. Đó là cách để giữ lửa yêu thương luôn nồng cháy, để tình cảm vợ chồng lúc nào cũng "tương kính như tân".
Theo thegioitiepthi.vn
Cưới 8 năm vẫn xốn xang khi vợ mặc mát mẻ, ông chồng cầu cứu xin "hạ nhiệt" Việc cô ấy thay đồ trước mặt vẫn vẹn nguyên cảm xúc như lần đầu tiên xảy ra. Tôi không ngừng săm soi, nhìn cô ấy chằm chằm hay nhiều lúc lén nhìn khi cô ấy mặc đồ thoải mái ở nhà không có nội y, lúc cô ấy mới bước ra khỏi phòng tắm. Một người đàn ông Mỹ 31 tuổi mới...