Bốt điện trên vỉa hè đẩy người đi bộ xuống lòng đường
Lâu nay trên vỉa hè nhiều tuyến phố trung tâm Hà Nội mọc lên các loại tủ điện lớn nhỏ khác nhau, ảnh hưởng đến người đi bộ và làm mất mỹ quan đô thị, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Trên nhiều tuyến phố như Tây Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn, Hàng Bông, Lý Quốc Sư, Lê Duẩn… dễ dàng nhìn thấy các loại hộp điện, trạm biến áp lớn nhỏ nằm “hiên ngang” trên vỉa hè.
Có loại bốt điện to bằng chiếc tủ lạnh cỡ bình thường, có loại lớn gấp đôi, nhiều trạm biến áp thậm chí choán hết diện tích vỉa hè.
Hộp điện mini và hộp cáp truyền thông ở đối diện số 86 Nguyễn Lương Bằng, đặt nằm cạnh nhau trên vỉa hè, chừa lại lối đi nhỏ.
Bên cạnh cổng làng Nam Đồng, nhiều bốt điện mới cũ đặt chồng lên nhau.
Bốt điện nằm ngang vỉa hè phố Lý Quốc Sư khiến người dân và du khách phải đi xuống lòng đường.
5 chiếc hộp điện nằm cạnh nhau tại ngã tư Quán Sư-Lý Thường Kiệt, đây cũng là nơi người dân tập kết rác thải.
Video đang HOT
Không chỉ ảnh hưởng đến người đi bộ, các tủ điện, bốt điện đặt trên vỉa hè còn gây mất mỹ quan đô thị và tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ.
Tháng 11/2016, một vụ nổ trạm biến áp diễn ra ở Hà Nội khiến 3 người thương vong.
Dây điện nằm lộ thiên trên phố Nguyễn Lương Bằng.
Ban An toàn, Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội cảnh báo, trong những đợt mưa lớn hay ngập lụt kéo dài, mỗi người dân, mỗi hộ gia đình cần nâng cao ý thức trong việc phòng tránh tai nạn gây ra bởi chập điện, rò rỉ điện. Khi thấy dây dẫn điện bị đứt, các thiết bị điện bị đổ hoặc thấy nguy cơ mất an toàn thì không lại gần.
Tủ điện chỉ cao hơn mặt đường khoảng 20 cm, có những điểm đấu nối nằm trơ giữa đường khi hộp kỹ thuật bị xô đổ nghiêng ngả.
Ngọc Thành
Theo VNE
Người dân Thủ đô "làm bạn với tử thần"
Bất chấp những biển cảnh báo "Cấm sờ" hay "Cấm đến gần", "Nguy hiểm chết người"..., người dân thủ đô vẫn vô tư tận dụng sinh hoạt và kinh doanh sát những trạm biến áp hay các bốt, tủ điện công cộng.
Trên thực tế, Nghị định số 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện, đã quy định rõ, hành vi trộm cắp hoặc tháo gỡ dây néo, dây tiếp địa, trang thiết bị của lưới điện; trèo lên cột điện, vào trạm điện hoặc khu vực bảo vệ an toàn công trình điện khi không có nhiệm vụ; sử dụng cột điện, trạm điện để làm nhà, lều, quán, buộc gia súc hoặc sử dụng vào mục đích khác... đều bị nghiêm cấm.
Đối với các trạm điện không có tường, rào bao quanh, hành lang bảo vệ được giới hạn bởi không gian bao quanh trạm điện có khoảng cách đến các bộ phận mang điện gần nhất của trạm điện theo quy định như sau: Điện áp đến 22kV, khoảng cách là 2m; điện áp 35kV, khoảng cách là 3m... Còn đối với các trạm biến áp, trạm phân phối điện hợp bộ, có vỏ bằng kim loại thì hành lang bảo vệ được giới hạn đến mặt ngoài của phần vỏ kim loại v.v... Quy định là thế nhưng dường như nhiều người dân vẫn không mảy may quan tâm...
Dường như những biển cấm nguy hiểm không mấy có tác dụng
Các trạm biến áp còn được người dân trưng dụng thành nơi bán hàng quán. Thậm chí, bất chấp nguy cơ cháy nổ, các bếp than được đặt ngay sát cạnh trạm biến áp.
Một cụm bốt điện khác khu vực phố cổ. Nếu không chú ý hẳn nhiều người không phát hiện ra các bốt điện này bởi chúng đã bị quây kín.
Một trạm biến áp ngay mặt phố Chợ Gạo đã được tận dụng làm nơi bán nước, bất chấp nguy hiểm rình rập.
Dường như không lo sợ các nguy cơ tiềm ẩn sau các vụ tai nạn gần đây, các chủ quán trà đá tự phát vẫn vô tư "tận dụng" trạm biến áp làm nơi kinh doanh.
Quán nước vìa hè "sát nách" trạm biến áp...
Những hình ảnh này không khó bắt gặp nếu vào khu vực phố cổ.
Người dân thủ đô dường như vẫn rất bàng quan trước "tử thần".
Mọi sinh hoạt đều có thể diễn ra "sát nách" trạm biến áp mà không mấy người lo sợ.
Các bốt điện được tận dụng triệt để
Không phải tự nhiên mà người ta phải làm biển cảnh báo "Nguy hiểm chết người" dán trên các trạm biến áp, bốt điện bởi chỉ cần một chút bất cẩn hoặc trục trặc kỹ thuật, hậu quả sẽ khôn lường.
Xuân Ngọc
Theo Dantri
Cán bộ phường mang kìm, búa tạ để dọn vỉa hè Hà Nội Sáng nay, lực lượng chức năng tiếp tục cưỡng chế những công trình lấn chiếm vỉa hè ở phố trung tâm. Người dân nào phủ nhận vi phạm, cảnh sát kiểm tra sổ đỏ tại chỗ để đối chiếu. Ngày 3/3, Công an phường Quang Trung (quận Đống Đa, Hà Nội) tiến hành cưỡng chế các hạng mục lấn chiếm vỉa hè sau...