BOT cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu: Nhà nước bỏ thêm gần 5.000 tỷ
Phần vốn nhà nước tham gia vào dự án cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu sẽ được điều chỉnh tăng từ 5.000 tỷ đồng lên 9.950 tỷ đồng, tăng 4.950 tỷ đồng.
Kết quả thẩm định việc điều chỉnh chủ trương đầu tư cao tốc BOT Hòa Bình – Mộc Châu của Bộ Kế hoạch và đầu tư cho thấy, sau điều chỉnh chiều dài tuyến cao tốc này được rút ngắn xuống 84km, giảm 1km so với phê duyệt ban đầu; bề mặt cao tốc được thu hẹp từ 17m xuống 13,5m, giảm 3,5m; thời gian đầu tư dự án được kéo dài tới năm 2026.
Cũng theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, tổng vốn đầu tư của cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu điều chỉnh từ 22.294 tỷ đồng xuống 22.033 tỷ đồng, giảm 261 tỷ đồng. Tuy nhiên, phần vốn nhà nước tham gia vào dự án sẽ từ 5.000 tỷ đồng lên 9.950 tỷ đồng, tăng 4.950 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách địa phương tham gia đầu tư cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu khoảng 5.000 tỷ đồng, vốn ngân sách trung ương tham gia dự án 4.950 tỷ đồng.
Video đang HOT
Cao tốc BOT Hòa Bình – Mộc Châu tách thành 2 dự án
Ngược lại, phần vốn nhà đầu tư BOT phải huy động làm dự án được điều chỉnh giảm từ 17.294 tỷ đồng xuống 12.083 tỷ đồng. Bên cạnh đó, dự án BOT cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu cũng được điều chỉnh thành hai dự án thành phần, dự án thành phần 1 – đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Sơn La dài 35km và đoạn nối với Quốc lộ 6 dài khoảng 11km, vốn đầu tư hơn 6.200 tỷ đồng, thời gian vận hành thu phí hoàn vốn 20 năm. Dự án thành phần 2 – đoạn tuyến đi qua địa bàn tỉnh Hòa Bình, dài 49km, vốn đầu tư hơn 15.800 tỷ đồng, thời gian vận hành thu phí hoàn vốn 24 năm.
Lý do điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT cao tốc Hòa Bình – Mộc Châu, theo Bộ Kế hoạch và đầu tư, vì có các thay đổi về phạm vi, quy mô, cơ cấu nguồn vốn và tổng vốn đầu tư dự án thay đổi. Các chỉ số kịch bản phát triển kinh tế thay đổi theo hướng giảm so với báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được lập. Khả năng huy động vốn của nhà đầu tư BOT, đặc biệt là vay từ các tổ chức tín dụng gặp nhiều khó khăn.
Bộ Kế hoạch và đầu tư lưu ý hai tỉnh Hòa Bình, Sơn La, việc điều chỉnh giảm bề rộng nền đường còn 13,5m, giảm chiều dài tuyến cao tốc khoảng 1km nhưng chỉ giảm tổng vốn đầu tư dự án 261 tỷ đồng là chưa tương xứng. Bộ này đề nghị các địa phương rà soát lại toàn bộ quy mô đầu tư dự án, căn cứ các quy định có liên quan để tính toán lại tổng vốn đầu tư dự án cho phù hợp, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm chi phí.
Thủ tướng: Các trạm BOT phải lắp thu phí tự động trước 31-12
Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng thu phí đối với các nhà đầu tư BOT, nếu đến ngày 31-12 chưa lắp đặt hệ thống thu phí không dừng.
"Bộ GTVT phải chỉ đạo các nhà đầu tư triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại các trạm BOT theo đúng kế hoạch, bảo đảm đến 31-12 đưa vào hoạt động đồng bộ trên cả nước"- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu như trên tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về các biện pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xử lý bất cập ở các dự án BOT giao thông, trong đó có việc thu phí không dừng ngày 25-11.
Theo quy định đến ngày 31-12 các trạm BOT trên cả nước phải có làn thu phí không dừng. Ảnh: V.LONG
Đối với các nhà đầu tư BOT đến ngày 31-12 chưa vận hành trạm thu phí không dừng, Thủ tướng yêu cầu Bộ GTVT dừng hoạt động thu phí theo quy định pháp luật.
Người đứng đầu Chính phủ cũng giao Bộ GTVT chỉ đạo đẩy mạnh công tác dán thẻ đầu cuối (E-tag) đối với phương tiện tham gia giao thông. Song song đó, tập trung đẩy mạnh tuyên truyền để người dân và chủ phương tiện sử dụng dịch vụ thu phí tự động không dừng.
Bộ Công an được giao nhiệm vụ chỉ đạo lực lượng cảnh sát giao thông phối hợp với các đơn vị quản lý dự án BOT và nhà cung cấp dịch vụ thu phí tự động không dừng trích xuất dữ liệu tại các trạm thu phí không dừng để xử phạt xe không dán thẻ E-tag, nhưng đi vào làn thu phí tự động, gây cản trở giao thông.
Theo quyết định 19 của Thủ tướng, việc gắn thẻ E-tag được thực hiện tại các đơn vị đăng kiểm xe cơ giới, các đại lý do nhà cung cấp dịch vụ thu phí ủy quyền.
Chủ phương tiện không phải trả chi phí gắn thẻ E-tag cho lần lắp đặt đầu tiên trước ngày 31-12-2021. Từ ngày 31-12-2021 trở đi, chủ phương tiện phải trả chi phí gắn thẻ cho nhà cung cấp dịch vụ thu phí.
Theo Tổng cục Đường bộ Việt Nam, hiện nay cả nước có 3,5 triệu xe ô tô, tuy nhiên đến nay mới chỉ có gần 1 triệu xe dán thẻ E-tag.
Yêu cầu quản lý, bảo trì các dự án BOT tạm dừng thu phí Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu các nhà đầu tư BOT, các Cục Quản lý đường bộ, Sở Giao thông Vận tải thực hiện quản lý, bảo trì đối với các dự án BOT tạm dừng thu phí. Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ. Ảnh: Huy Hùng/TTXVN Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt...