Bớt cạnh tranh bừa bãi, doanh nghiệp ngành điều vượt khó
Thay vì cạnh tranh bừa bãi, giẫm đạp lên nhau, nhiều doanh nghiệp (DN) hoạt động trong ngành kinh doanh, xuất khẩu điều đã chuyên tâm hơn vào chế biến và phân tích cặn kẽ thị trường. Nhờ đó, dù giá xuất khẩu giảm vẫn xuất hiện những nhân tố có tác động tích cực lên thị trường điều thế giới.
Giá xuất khẩu giảm 21,7%
Theo báo cáo của Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT), tháng 7/2019, khối lượng điều nhân Việt Nam xuất khẩu ước đạt 39.000 tấn với giá trị 294 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu hạt điều 7 tháng đầu năm 2019 ước đạt 235.000 tấn và 1,8 tỷ USD, tăng 13,3% về khối lượng nhưng giảm 10% về giá trị so với cùng kỳ năm 2018.
Mỹ, Trung Quốc, Hà Lan là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm nay, chiếm thị phần lần lượt là 32,3%, 14,9%, 9,5% tổng giá trị. Giá hạt điều xuất khẩu bình quân 6 tháng đầu năm 2019 đạt 7.612 USD/tấn, giảm 21,7% so với cùng kỳ năm 2018.
Nhiều doanh nghiệp ngành điều, trong đó có Tập đoàn Tân Long, đã tham gia sâu vào thị trường điều thế giới. (ảnh tư liệu)
Trong khi đó, nhập khẩu điều nguyên liệu phục vụ chế biến lại tăng đáng kể. Theo đó, Việt Nam nhập khẩu hạt điều thô phục vụ công nghiệp chế biến chủ yếu từ các thị trương như Bơ Biển Ngà, Campuchia, Indonesia, trong đó Bơ Biển Ngà nhập nhiều nhất là 214.600 tấn, trị giá 305,9 triệu USD, tăng 67,1% về lượng và tăng 12,56% về trị giá so với 6 tháng năm 2018.
Đứng thứ hai về lượng hạt điều nhập khẩu là thị trương Campuchia đạt 170.500 tấn, trị giá 287 triệu USD, tăng 68,82% về lượng và 41,04% về trị giá so với cùng kỳ.
Tín hiệu đáng mừng nhất của nửa đầu năm 2019 là các DN chế biến điều bớt cạnh tranh bừa bãi, giẫm đạp lên nhau mà chuyên tâm hơn vào chế biến và phân tích kỹ thị trường.
Ông Trần Văn Hiệp – Trưởng ban Xúc tiến thương mại – Hiệp hội Điều Việt Nam ( Vinacas) cho rằng, sở dĩ phải nhấn mạnh điểm tích cực này vì Vinacas đánh giá các yếu tố tiêu cực trong năm 2018 tạo thành “cơn bão lớn” tác động rất mạnh đến DN điều trong nước.
Video đang HOT
Niên vụ trước, việc cạnh tranh không lành mạnh trong thu mua nguyên liệu đã tạo ra cơn sốt khi giá. Cộng đồng DN ít nhiều đều bị thấm đòn. Thực tế có rất nhiều nhà máy phải đóng cửa. Đến nay, các DN đã tập trung phân tích thị trường cặn kẽ hơn để phục vụ cho bài toán kinh doanh.
Theo ông Hiệp, sau “cơn bão lớn” năm 2018, năm nay số lượng DN chủ yếu làm về thương mại hạt điều thô trên thị trường đã giảm. Những DN chế biến lớn đã tập trung nhiều hơn vào lĩnh vực chính, thay vì tham gia thị trường nguyên liệu quốc tế như thời gian trước đó.
Điều này đã tạo nên sự gắn kết tốt hơn trên thị trường. Giá điều nhân có cú hích lớn khi từ tháng 4, 5 giá thấp nhưng đến giờ đã cao hơn.
Doanh nghiệp Việt tham gia thị trường thế giới
Một tín hiệu tích cực khác là một số tập đoàn lớn của Việt Nam đã mạnh mẽ tham gia vào thị trường điều thế giới. Cụ thể là Tập đoàn Tân Long mới đây thu mua 176.000 tấn điều thô từ Tanzania đã tháo gỡ “quả bom nổ chậm” điều tồn kho từ nước này.
Tập đoàn này cũng đồng ý cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy trong nước để chế biến. Sự kiện này có ý nghĩa lớn vì giảm rủi ro do phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu. Các doanh nghiệp vì thế cùng bớt cạnh tranh nhau…
Theo Vinacas, đến cuối năm sẽ có nhiều bước tiến trong giá điều nhân. Tuy nhiên ông Hiệp cũng lưu ý, giá nhân điều trong tương lai bị tác động bởi nhiều yếu tố. Việc mua bán điều thô trên thế giới không chỉ thuần túy thương mại mà còn có yếu tố chính trị, khó dự đoán. Chủ trương từ các nước châu Phi đều muốn giữ lại để tự sản xuất.
Vinacas đánh giá, đến nay, các DN đã vượt qua khó khăn đầu mùa. Tuy nhiên, sản xuất và cạnh tranh điều nhân ngày càng khó khăn hơn. Vinacas khuyến cáo, các DN cần tăng cường chế biến sâu để có thị trường và giá cả ổn định hơn.
Trong bối cảnh cạnh tranh thương mại gay gắt, ngành hạt quả khô thế giới vẫn có những dự báo lạc quan nửa cuối năm 2019.
Vinacas kỳ vọng hướng tới chỉ tiêu tăng 10%, đạt mức 450.000 tấn điều nhân thay vì 430.000 tấn. Năm 2020, hy vọng đạt mức tăng trưởng 8%.
Theo Danviet
Khách hàng Mỹ hỏi mua tới tấp, giá điều sẽ phục hồi
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) dự báo, giá hạt điều toàn cầu sẽ phục hồi trở lại do nhu cầu tăng từ các tháng 7, 8 nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp lễ Tạ ơn và Giáng Sinh vào cuối năm.
Nửa đầu tháng 6/2019, giá hạt điều toàn cầu nhìn chung khá ổn định. Áp lực dư nguồn cung đã giảm bớt bởi hiện chỉ còn một số nước trong giai đoạn cuối của vụ thu hoạch như Ấn Độ, Việt Nam, Bờ Biển Ngà và Senegal.
Cục Xuất nhập khẩu dự báo giá hạt điều toàn cầu sẽ phục hồi trở lại do nhu cầu tăng từ các tháng 7, 8 nhằm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Lễ Tạ ơn và Giáng sinh. Bên cạnh đó, giá hạt điều nhân ở mức thấp kéo dài thời gian qua cũng có tác động tích cực đến nhu cầu của người tiêu dùng.
Cục Xuất Nhập Khẩu dự báo, giá hạt điều toàn cầu sẽ phục hồi trở lại để đáp ứng cho nhu cầu dịp cuối năm. Ảnh: Nguyên Vỹ
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, lũy kế từ đầu năm đến hết nửa đầu tháng 6/2019, xuất khẩu hạt điều đạt 174.700 tấn, trị giá 1,343 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng, nhưng giảm 13,6% về trị giá so với cùng kỳ năm 2018.
Lũy kế 5 tháng đầu năm 2019, giá xuất khẩu bình quân hạt điều đạt mức 7.759 USD/tấn, từ đầu năm đến giữa tháng 6/2019, giá xuất khẩu hạt điều đạt 7.689 USD/tấn.
Có nhiều thông tin của cả người bán và người mua cho rằng năm nay kinh tế Mỹ đã khá lên, lượng tồn kho thấp. Mùa vụ hạnh nhân lại không tốt như dự kiến do hạn hán, giá hạnh nhân đang bị đẩy lên cao nên người Mỹ đang chuyển hướng qua tiêu thụ các loại hạt khác. Trong đó, hạt điều dễ thay thế vì có giá cả cạnh tranh hơn và hàm lượng dinh dưỡng cao.
Theo Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), từ đầu tháng 5, số lượng khách hàng từ Mỹ hỏi mua điều Việt Nam tăng lên đáng kể với giá tốt. Đặc biệt, đối tác đã đặt vấn đề mua xa đến tận quý IV. Đây là tín hiệu tích cực sau thời kỳ giá điều ảm đạm kéo dài những tháng đầu năm.
Các nhà rang chiên và siêu thị thế giới đều tin rằng chắc chắn tiêu thụ sẽ tăng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Mới đây, tại kỳ Đại hội hạt quả khô thế giới 2019 do Hội đồng hạt quả khô quốc tế (INC) tổ chức, các nhà rang chiên và siêu thị thế giới đều tin rằng chắc chắn tiêu thụ sẽ tăng.
Mức tiêu thụ sẽ tiếp tục tăng nếu tới đây các nhà siêu thị giảm giá nữa. Tuy nhiên, việc siêu thị giảm giá phải có lộ trình chứ không phải giá rẻ là siêu thị giảm theo được ngay vì còn vướng các hợp đồng đã ký trước với giá cao.
Tại Đại hội, các ý kiến không nhận định cụ thể giá điều tới đây sẽ lên hay xuống nhưng khẳng định trong quý 4, mức tiêu thụ sẽ tốt. Hàng điều nhân cần cập cảng Mỹ vào tháng 9, 10 và chậm nhất là tháng 11.
Với các nước chế biến hàng đầu như Việt Nam, Ấn Độ, nguồn cung và mức giá sẽ bị ảnh hưởng một phần từ lượng điều của Tanzania. Nếu Tanzania bán sớm nguồn điều vụ cũ, về đến tay Việt Nam và Ấn Độ thì lượng cung điều nhân sẽ tốt và giá sẽ ổn (có thể giảm). Còn nếu Tanzania mà chậm bán ra, không về Việt Nam và Ấn Độ kịp thì nguồn cung quý 4 sẽ ảnh hưởng, giá có thể tăng.
Vinacas khuyến cáo các doanh nghiệp xuất khẩu điều lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng. Ảnh: Nguyên Vỹ
Còn các nhà rang chiên lớn thì lưu ý, tới đây họ sẽ áp đặt thêm một số tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và sẽ kiểm thêm dư lượng hoá chất cấm.
Vì vậy, Vinacas khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu điều vào các thị trường khó tính như Mỹ cần lưu ý kiểm soát chặt chẽ chất lượng theo đúng quy định, đặc biệt là các chỉ số vi sinh.
Bên cạnh đó, trong giai đoạn mùa mưa đang diễn ra, doanh nghiệp cần quan tâm hơn đến kiểm soát chất lượng nhân điều xuất khẩu để giữ uy tín thương hiệu, không chỉ của doanh nghiệp mà của cả ngành điều Việt Nam.
Theo Danviet
Nhiều vườn điều chín rộ, nhà nông uể oải vì giá điều tươi giảm mạnh Dù xuất khẩu điều trong tháng 1.2019 có tăng nhẹ nhưng giá điều thô trong nước vẫn chưa dứt cơn ảm đạm. Theo Cục xuất nhập khẩu (thuộc Bộ Công Thương), xuất khẩu hạt điều của Việt Nam trong tháng 1 đạt 35.000 tấn; trị giá 286 triệu USD; tăng 3% về lượng và tăng 4% về trị giá so với tháng 12.2018....