BOT bị phản ứng vì không lấy ý kiến người dân trước khi xây dựng?
Việc khảo sát ý kiến người dân về nhu cầu cấp thiết của các dự án BOT là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của dự án. Tuy vậy, nhiều dự án BOT như Cai Lậy (Tiền Giang), Mỹ Lộc (Nam Định), Thanh Nê (Thái Bình)… đã không tham khảo kỹ về ý kiến người dân vùng lân cận nên bị phản ứng gay gắt.
Thời gian qua, cả nước đã triển khai 68 dự án giao thông đường bộ được đầu tư theo hình thức BOT với kinh phí lên tới 208 ngàn tỉ đồng. Đây là một chủ trương tốt của Chính phủ nhằm nâng cấp cơ sở hạ tầng đường bộ và phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng.
Tuy vậy, ngay khi đưa vào sử dụng, nhiều dự án BOT đã bị người dân phản ứng bằng nhiều cách gây ắc tắc giao thông nghiêm trọng. Tại các dự án này, xung đột giữa các doanh nghiệp vận tải, người dân và chủ đầu tư cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh tế xã hội.
Trước thực trạng trên, Bộ GTVT cho rằng khung pháp lý về các dự án BOT còn chưa thực sự rõ ràng. Bộ GTVT cũng nhận trách nhiệm về các sự cố xảy ra vừa qua và đã thanh kiểm tra hàng loạt các dự án BOT nhằm công khai, minh bạch mọi thông tin để người dân đồng tình ủng hộ.
Phát biểu tại hội thảo “BOT – Từ góc nhìn đa chiều” diễn ra tại TPHCM vào chiều 17/10, ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải chia sẻ: “Phải khẳng định rằng, chúng ta đã triển khai khá nhiều dự án BOT thời gian qua nhưng luật của chúng ta chưa rõ. Do đó đã xảy ra nhiều bất cập trong việc triển khai các dự án BOT thời gian qua”.
Ông Nguyễn Nhật – Thứ trưởng Bộ GTVT cho rằng cần phải lấy ý kiến người dân trước khi làm BỌT.
“Khi triển khai dự án, các cơ quan quản lý, chủ đầu tư chưa có kinh nghiệm nên triển khai nghiên cứu chưa hết vấn đề. Việc không khảo sát kỹ ý kiến người dân khi đưa dự án vào sử dụng nên người dân không ủng hộ. Ví dụ, dự án BOT Cai Lậy có tác động đến 13 tỉnh miền Tây nhưng lại không khảo sát ý kiến của người dân ở khu vực đó nên họ phản ứng. Bộ GTVT nhận trách nhiệm về những vấn đề trên. Hiện, Bộ cũng đã kiểm tra xem sai phạm ở đây sẽ xử lý ở đó”, ông Nhật đánh giá.
Video đang HOT
Cũng theo ông Nhật, ngay sau khi phát hiện ra những bất cập, Bộ GTVT đã tích cực lắng nghe để hoàn thiện: “Từ năm 2016 đến nay, Bộ đã dừng 13 dự án BOT để xây dựng cơ chế và hoàn thiện khung pháp lý. Đồng thời, rút kinh nghiệm để các dự án sau này không tái diễn. Bộ cũng đã cho kiểm toán tất cả các dự án BOT để tính toán kỹ giá thu phí và thời gian thu phí. Tiếp đó, Bộ cũng đã cho rà soát lại tất cả các dự án BOT và giảm giá để có lợi cho người dân nhất”.
Trước thực trạng đó, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng nhà nước cần phải kiểm sát chặt hơn nữa các đề án về BOT. Việc chọn lựa các nhà đầu tư chuyên nghiệp cũng góp phần nâng cao chất lượng và tính khả thi của các công trình BOT, đặc biệt BOT về giao thông, hạ tầng.
Theo chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển, không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới cũng có những dự án BOT không thành công. Những dự án này, không chỉ gây bức xúc đối với người dân mà còn là gánh nặng quốc gia.
“Do đó, để làm tốt BOT phải có một đội ngũ chuyên nghiệp và khả năng điều hành tốt. Nếu cứ nóng vội, thiếu chuyên môn thì BOT sẽ là gánh nặng cho quốc gia và người dân. Cụ thể, các dự án BOT bị phản đối vừa qua do thiếu tính chuyên nghiệp, chọn sai về địa điểm và chưa thực sự đúng nhu cầu người dân”, ông Hiển nhấn mạnh.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng Việt Nam cần chuyên nghiệp hơn khi chọn chủ đầu tư BOT.
Cùng quan điểm trên, ông Nguyễn Văn Tám – PGĐ Sở GTVT HCM cho rằng TPHCM đã luôn cân nhắc rất kỹ trước khi hợp tác đầu tư theo hình thức BOT.
“Về lĩnh vực giao thông TPHCM đòi hỏi một nguồn vốn rất lớn. Do vậy, TP luôn thực hiện bằng nhiều giải pháp, trong đó có BOT. Khi triển khai các dự án này thì TP hết sức cân nhắc, làm sao vừa huy động được nguồn vốn của DN, đồng thời phải đảm bảo khả năng chịu đựng của người dân lưu thông tham gia đóng phí”, ông Tám chia sẻ.
Xuân Hinh
Theo Dantri
Vì sao HN đề nghị "xóa sổ" trạm thu phí BOT Bắc Thăng Long-Nội Bài?
TP. Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xem xét giải tỏa trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Đây không phải lần đầu tiên Hà Nội có kiến nghị dỡ bỏ trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài. Nhiều năm liền, Hà Nội cũng đã kiến nghị Chính phủ, Bộ GTVT xem xét, di chuyển trạm thu phí Bắc Thăng Long- Nội Bài về đúng vị trí của dự án
Lý giải về điều này, TP.Hà Nội cho rằng, trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài trên đường Võ Văn Kiệt thuộc địa bàn huyện Sóc Sơn. Đây không phải là trạm thu giá dịch vụ hoàn vốn của đường Võ Văn Kiệt, mà là hoàn vốn cho dự án BOT đường tránh TP Vĩnh Yên (tỉnh Vĩnh Phúc).
Vì thế, người dân không sử dụng tuyến đường tránh TP.Vĩnh Yên (đặc biệt là khách du lịch, hành khách đi sân bay Nội Bài, nhân dân huyện Sóc Sơn) vẫn phải nộp tiền thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ là không đúng, khiến cử tri TP.Hà Nội bức xúc và đã có ý kiến.
Tuy nhiên, đa số người dân và doanh nghiệp đều phản ánh mức phí sử dụng đường bộ tại các dự án BOT hiện nay cao, ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh, nhất là với các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường bộ.Theo UBND TP.Hà Nội hiện nay trên địa bàn Hà Nội có 4 trạm thu phí trên các tuyến đường được đầu tư xây dựng theo hình thức BOT do Bộ GTVT quản lý. Bao gồm: Trạm Pháp Vân - Cầu Giẽ (Thanh Trì); Trạm cao tốc Hà Nội - Lào Cai (Sóc Sơn); Trạm Hà Nội - Bắc Giang (Gia Lâm); và Trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài (Sóc Sơn)
Bên cạnh đó, các trạm thu phí hiện đang thu trực tiếp bằng tiền mặt, dẫn đến ùn tắc khi qua trạm, gây bức xúc cho người tham gia giao thông, đồng thời dễ dẫn đến thất thoát, thiếu minh bạch, khó kiểm soát, quản lý.
Do đó, UBND TP.Hà Nội đề nghị Bộ GTVT tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét giải tỏa.
Công văn trên cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải rà soát mức phí dịch vụ trên các dự án BOT để đảm bảo hài hòa lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng dịch vụ.
TP.Hà Nội vừa có công văn gửi Bộ Giao thông vận tải (GTVT) về việc xem xét giải tỏa trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài.
Các trạm soát vé trên địa bàn TP.Hà Nội nằm tại các trục đường giao thông đầu mối quan trọng cần sớm đầu tư thiết bị để chuyển sang thu phí dịch vụ đường bộ tự động không dừng để tăng cường khả năng lưu thông, khắc phục ùn tắc và nâng cao hiệu quả quản lý.
Mới đây, ngày 4.6, trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội với nhóm nội dung về việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông trong cả nước, liên quan đến việc đặt trạm thu phí BOT sai vị trí, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho rằng có những dự án do lịch sử để lại, khi chuyển về thì Bộ tiếp nhận. Như trạm Bắc Thăng Long - Nội Bài ra tiếp nhận Bộ đã báo cáo Chính phủ, năm 2014, Thủ tướng có văn bản chỉ đạo tiếp tục thu phí. Hiện nay nếu di dời thì phải tham mưu cho Chính phủ, Quốc hội để có khoản kinh phí với hợp đồng của nhà đầu tư BOT.
Trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài hiện do Vietracimex8 thu và quản lý. Trạm thu phí này chính thức bàn giao cho nhà đầu tư thu phí hoàn vốn Dự án từ ngày 1.1.2011. Thời gian thu phí hoàn vốn là 16 năm 10 tháng 11 ngày.Trước đó, trong báo cáo của Bộ GTVT về tình hình xử lý bất cập tại các dự án BOT do Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể ký ngày 31.5 gửi Quốc hội, Bộ GTVT kiến nghị giữ nguyên vị trí trạm này để tiếp tục thu giá hoàn vốn cho dự án.
Đáng chú ý, từ ngày 18 đến 22.1.2016, Đoàn kiểm tra Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã kiểm tra tại trạm thu phí Bắc Thăng Long - Nội Bài và kết quả cho thấy, hệ thống thu phí không dừng vẫn chưa được sửa chữa, khắc phục; hệ thống giám sát thu phí không hoạt động, không nhận diện được chủng loại xe, không lưu giữ hình ảnh chụp, dữ liệu video và các thông tin như biển số xe, chủng loại xe, mệnh giá vé; chức năng báo cáo không hoạt động.
Theo Danviet
Vì sao chỉ định thầu dự án BOT? Trả lời câu hỏi của ĐB vì sao chỉ định thầu dự án BOT, Bộ trưởng Bộ GTVT thưa nhân môt sô dư an đươc chi đinh thâu, tiên đô keo dai gây lang phi do cac nha thâu tham gia nhiêu dư an, trung nhiêu dư an ơ cac đia phương dân đên yêu kem năng lưc tai chinh một thơi điêm,...