Bosnia chính thức nộp đơn xin gia nhập EU
Theo chân những người láng giềng trên bán đảo Balkan, Bosnia đã chính thức nộp đơn xin gia nhập Liên minh châu Âu (EU) hôm 15.2, theo AFP.
Hội trường thành phố Sarajevo, tòa nhà biểu tượng của Bosnia – Ảnh: AFP
Đây được xem là thành quả của những nỗ lực cải cách của Bosnia (tên chính thức là Bosnia & Herzegovina) hơn 10 năm qua.
Từ những năm 2000, Bosnia đã muốn tham gia vào EU, nhưng vướng phải sự chia rẽ sâu sắc giữa những cộng đồng chính tại đây. Bosnia được hình thành từ 3 nhóm dân số là người Bosniak (chiếm đa số), người Serb và người Croat, cộng thêm người Hồi giáo. Bản thân EU đòi hỏi những yêu cầu về cải cách chính trị và xã hội từ các thành viên, điều khiến Bosnia chỉ thực sự đáp ứng từ năm ngoái sau khi giải quyết các mâu thuẫn sắc tộc, AFP cho biết.
Ngoại trưởng Bert Kroenders của Hà Lan, nước đang giữ vị trí chủ tịch luân phiên của EU trong nhiệm kỳ 6 tháng, ca ngợi nỗ lực cải cách của Bosnia, và EU “rất vui với diễn biến này” và sẽ xem xét kỹ lưỡng quá trình này.
Video đang HOT
“Bosnia đã trở lại với con đường cải cách… Điều cấp thiết lúc này là duy trì động lực để tiếp tục thực hiện cải cách”, Ngoại trưởng Bert Kroenders nói.
Việc Bosnia chính thức nộp đơn xin gia nhập có thể xem như “liều thuốc bổ” dành cho EU trong bối cảnh khối này đang đối mặt nhiều khó khăn về kinh tế, chính trị và xã hội.
Cơn đau bệnh của khối này vẫn âm ỉ với việc phải san sẻ trách nhiệm cứu vớt những thành viên “yếu”, tỉ lệ thất nghiệp cao như Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và đặc biệt là bài toán nợ công của Hy Lạp. Nó cũng khiến những trụ cột như nước Anh bày tỏ ý định rời khỏi EU vì phải cùng Pháp và Đức chịu khoản đóng góp lớn nhất cùng nhiều trách nhiệm khác.
Trưởng ban phụ trách Chính sách đối ngoại của EU Federica Mogherini và Trưởng ban phụ trách Chính sách mở rộng của EU Johannes Hahn trong tuyên bố chung khẳng định hành động của Bosnia cho thấy tầm quan trọng của việc đoàn kết của châu Âu và hướng về tương lai.
“Hôm nay, chúng ta chào mừng một bước tiến mới đến một lục địa thống nhất và hòa bình. Và chúng ta cần đoàn kết trong những thử thách này. Trong khi một số ý kiến đang hoài nghi về sự tồn tại của EU, việc xin gia nhập của Bosnia & Herzegovina cho thấy khát khao về một lục địa thống nhất toàn châu Âu vẫn còn mạnh mẽ trong từng dân tộc”, AFP dẫn tuyên bố chung của EU.
Bosnia đã bị chia rẽ sâu sắc trong sự tan rã của Liên bang Nam Tư. Những quốc gia tách ra từ Nam Tư cũ ngày nay gồm Bosnia, Croatia, Macedonia, Montenegro, Serbia và Slovenia. Vào năm 2013, Croatia đã gia nhập EU, trong khi Serbia và Montenegro (trước đây là nước Serbia & Montenegro) cũng có những tiến bộ hướng tới việc làm thành viên EU.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Hòa giải bất thành
Trong những ngày vừa qua, tại thành phố Srebrenica ở Bosnia đã có những nghi lễ tưởng niệm nhân dịp 20 năm ngày xảy ra vụ thảm sát người Hồi giáo ở đây.
Người dân Bosnia tưởng niệm tại khu mộ các nạn nhân trong vụ thảm sát cách đây 20 năm - Ảnh: Reuters
Ở châu Âu, đó là vụ thảm sát lớn nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai. 20 năm sau, chiến tranh đã chấm dứt và các nước trên bán đảo Balkan đã sắp xếp lại quan hệ với nhau, nhưng bất hòa giữa Serbia và Bosnia liên quan đến vụ việc vẫn chưa được hóa giải.
Hòa giải bất thành trước hết bởi bất đồng quan điểm về sử dụng khái niệm đối với vụ việc - là thảm sát hay diệt chủng? Chấp nhận và sử dụng khái niệm nào thì sẽ đi cùng với trách nhiệm phù hợp với khái niệm ấy đối với Serbia, Bosnia và cả Liên Hiệp Quốc.
Tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc coi đó là diệt chủng. Bosnia muốn Serbia phải công nhận đó là diệt chủng. Cho tới nay, Serbia chưa sẵn sàng đáp ứng đòi hỏi ấy. Mới rồi, trong Hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một dự thảo nghị quyết do Anh đưa ra với nội dung coi chuyện xảy ra ở Srebrenica là diệt chủng. Chừng nào chưa có sự đồng thuận quan điểm về thực chất vụ việc thì chắc chắn chưa thể có được hòa giải.
Hòa giải còn bất thành vì phía Bosnia năm nay đã không chấp nhận thiện ý của chính phủ Serbia. Ông Aleksandar Vusic là Thủ tướng Serbia đầu tiên tới dự lễ tưởng niệm nạn nhân ở Srebrenica và đã bị dân Bosnia ném đá, la ó xua đuổi. Người dân Bosnia vẫn còn quá cố chấp, trong khi chính phủ Serbia vẫn còn quá dè dặt và bên nào cũng có lý do chính đáng của họ. Chỉ có điều càng hóa giải chuyện này bao nhiêu thì càng có lợi cho cả hai nước bấy nhiêu trong quan hệ láng giềng cũng như trong hội nhập thực sự vào EU.
Thảo Nguyên
Theo Thanhnien
Tổng thống Obama đọc kinh Koran giữa nhà thờ Hồi giáo Nhân chuyến thăm ngắn đến nhà thờ Hiệp hội Hồi giáo Baltimore và gặp các thủ lĩnh Hồi giáo, Tổng thống Barack Obama hôm 3-2 phát biểu đầy nhiệt huyết rằng họ là một phần của gia đình Mỹ. Lần đầu tiên đến thăm một nhà thờ Hồi giáo trên đất Mỹ với tư cách là tổng thống, ông Obama đọc một vài...