Bosch: Nguồn cung chip bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục khan hiếm tới 2022
Tập đoàn kỹ thuật và công nghệ Đức Bosch, nhà cung cấp phụ tùng xe hơi lớn nhất thế giới, nhận định chuỗi cung ứng chip bán dẫn trong ngành công nghiệp ô tô sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2022.
Bosch: Nguồn cung chất bán dẫn cho ngành công nghiệp ôtô sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2022.
Theo trang tin Carscoops, Harald Kroeger, thành viên hội đồng quản trị của Bosch, cho biết chuỗi cung ứng chất bán dẫn (chip) cho ngành ô tô không còn đáp ứng được các mục đích đề ra, giữa bối cảnh tình trạng thiếu chip trên toàn cầu ngày càng gia tăng.
Mặc dù đại dịch Covid-19 là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt chip bán dẫn hiện nay nhưng Kroeger cho rằng các nhà sản xuất ô tô cần ngồi lại với các nhà cung cấp để thảo luận và thay đổi cách quản lý chuỗi cung ứng.
Ô tô càng hiện đại và thông minh lên bao nhiêu thì áp lực càng đè nặng luôn “đôi vai” của các nhà sản xuất chuỗi cung ứng. Cùng với đó, việc hầu hết các nhà sản xuất ô tô lớn trên thế giới đang bước vào cuộc đua “ xe xanh” đã kéo theo sản lượng xe điện, xe tự hành tăng lên, đẩy nhu cầu về chip bán dẫn tăng lên.
Francois-Xavier Bouvignies, một nhà phân tích của ngân hàng UBS, cho biết mỗi chiếc xe có động cơ đốt trong thường sử dụng các loại chip bán dẫn có trị giá khoảng 80 USD, trong khi đó xe điện có trị giá vào khoảng 550 USD.
Video đang HOT
Tập đoàn kỹ thuật và công nghệ Đức Bosch đã xây dựng một nhà máy bán dẫn trị giá 1,2 tỷ USD ở Dresden, bang Sachsen, Đức. Nhà máy mới này đã bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng trước. Điều này cho thấy Bosch đang kỳ vọng nhu cầu chip bán dẫn sẽ tăng lên đáng kể.
Mặc dù Intel và TSMC, nhà sản xuất chip bán dẫn theo hợp đồng lớn nhất thế giới của Đài Loan cũng đang xây dựng các nhà máy mới để thúc đẩy sản xuất chip nhưng Harald Kroeger dự báo rằng nguồn cung chip bán dẫn vẫn sẽ tiếp tục khan hiếm trong năm 2022, vì các công ty sản xuất cần có thời gian để tăng nguồn cung để đáp ứng nhu cầu.
Điều này hoàn toàn có căn cứ khi sự thiếu hụt chất bán dẫn đã diễn ra từ tháng 3 đến tháng 6 năm nay khiến nhiều nhà sản xuất ô tô trên khắp thế giới cắt giảm sản lượng và phải tạm đóng cửa nhà máy trong nhiều tuần.
Gián đoạn chuỗi cung ứng khiến ngành công nghiệp ôtô bị ảnh hưởng nặng nề nhất
Trong một báo cáo gần đây của Economist Intelligence Unit (EIU), việc gián đoạn chuỗi cung ứng chất bán dẫn khiến ngành công nghiệp ô tô bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch Covid-19.
Khảo sát được Economist Intelligence Unit (EIU), một doanh nghiệp độc lập thuộc Tập đoàn Economist chuyên cung cấp dịch vụ dự báo và tư vấn, thực hiện với sự tài trợ của tập đoàn dịch vụ tài chính Citi.
EIU đã khảo sát 6 ngành công nghiệp, bao gồm: giày dép và quần áo, đồ ăn và đồ uống, chế tạo, công nghệ thông tin, công nghệ và điện tử, chăm sóc sức khỏe, dược phẩm và công nghệ sinh học. EIU cho biết đã thực hiện khảo sát với 175 nhà quản lý chuỗi cung ứng, trong đó hơn 70% ở châu Á, trong tháng Hai và tháng Ba năm nay.
Báo cáo cho thấy có khoảng 51,7% số người được hỏi trong lĩnh vực ô tô cho biết sự gián đoạn chuỗi cung ứng đang “rất nghiêm trọng” và chiếm tỷ lệ cao nhất trong 6 ngành. Ngành công nghiệp giày dép và may mặc đứng thứ 2 với 43,3%. Trong khi đó, chỉ có 6,7% từ lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghệ và điện tử.
EIU cho biết trong năm qua, việc vận chuyển hàng hóa đã bị gián đoạn do sự lan rộng toàn cầu của Covid-19 buộc nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới, đóng cửa nơi làm việc hoặc hạn chế sản xuất, xuất khẩu. Sự lan rộng của biến thể Delta thời gian gần đây một lần nữa đã làm gia tăng thêm các lo ngại đó.
Ngành công nghiệp ô tô đặc biệt bị ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt chất bán dẫn, khiến một số nhà sản xuất ô tô phải cắt giảm sản lượng các nhà máy của họ. Sự thiếu hụt chip là do nhu cầu về máy tính cá nhân và các thiết bị điện tử tiêu dùng khác tăng vọt khi nhiều người phải ở nhà vì Covid-19.
Đại dịch đã khiến rất nhiều doanh nghiệp phải suy nghĩ lại về chuỗi cung ứng của họ trong dài hạn. Cuộc khảo sát cho thấy 1/5 nhà quản lý chuỗi cung ứng đã đầu tư hoặc đang tìm cách đầu tư vào Philippines và Ấn Độ trong 12 tháng tới như một phần trong chiến lược của họ. Nhà đầu tư cho rằng chi phí lao động rẻ và dân số trẻ ở cả hai quốc gia này là những yếu tố quan trọng trong sự lựa chọn này.
Báo cáo cho biết Chính phủ Philippines rất muốn thu hút đầu tư sản xuất trong các lĩnh vực bao gồm điện tử, ô tô, hàng không vũ trụ, y tế và công nghệ thông tin. Trong khi đó, Ấn Độ là điểm đến của nhiều nhà quản lý chuỗi cung ứng trong lĩnh vực ô tô.
Khủng hoảng thiếu chip bán dẫn có thể kéo dài hết năm 2022 - Cơ hội cho thị trường xe cũ?
Rohm Co - nhà sản xuất chip lớn của Nhật Bản cùng với các công ty trong ngành sản xuất chip như Infineon Technologies AG cảnh báo thiếu hụt nguồn cung ứng chip bán dẫn có thể sẽ kéo dài lâu hơn dự kiến, ít nhất là hết năm 2022.
Công ty sản xuất chip Rohm Co. của Nhật Bản cho biết, các chất bán dẫn quan trọng cho ôtô và máy móc công nghiệp có thể sẽ vẫn bị thiếu hụt ít nhất là hết năm 2022. CEO của Rohm Co - Isao Matsumoto cho biết, nhà sản xuất chip bán dẫn có trụ sở tại Kyoto này cũng gặp rất nhiều khó khăn bởi sự thiếu hụt nghiêm trọng các nguyên liệu chính cũng như một dây chuyền sản xuất đầy đủ.
Chip bán dẫn hiện diện rất nhiều trên ô tô
Rohm có một loạt khách hàng lớn bao Toyota, Ford và Honda, hiện hãng tăng công suất sản xuất chip vào tháng 9/2020 nhưng hiện vẫn không thể đáp ứng các đơn hàng đổ về ngày càng nhiều. Hiện hãng đã có kế hoạch chi thêm 70 tỷ yen (636 triệu USD) để tăng thêm năng lực sản xuất, tuy nhiên kế hoạch này không thể ngay lập tức giải quyết được vấn đề tồn đọng bởi sẽ phải cần thời gian để nâng cấp máy móc và tuyển thêm công nhân.
Hiện hãng sản xuất ôtô số một Nhật Bản - Toyota Motor tuần trước cho biết sẽ tạm dừng sản xuất tại 14 nhà máy, KIA dừng nhà máy tại Mỹ, Ford giảm sản lượng Fiesta tại nhà máy ở Đức, Subaru dừng nhà máy ở Gunma (Nhật Bản)...
Người khổng lồ ô tô ở Ấn Độ ngấm đòn khủng hoảng chip bán dẫn Các hãng ô tô lớn tại Ấn Độ đang phải cắt giảm sản lượng mạnh do thiếu chất bán dẫn. Không chỉ vậy, họ còn buộc phải giao xe cho khách mà chưa lắp đặt đủ trang bị. Một trong những vấn đề lớn mà các nhà sản xuất ô tô trên thế giới đang phải đối mặt ngoài COVID-19 là sự thiếu...