Borneo – hòn đảo quyến rũ, bí ẩn
Là hòn đảo lớn thứ ba trên thế giới và lớn nhất châu Á, Borneo được biết đến với những khu rừng nhiệt đới, những đỉnh núi được mệnh danh là “nóc nhà Đông Nam Á” cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc.
Tới đây, du khách như được du hành trên “cỗ máy thời gian” về thế giới cổ đại với những trải nghiệm độc đáo, thú vị…
Biển mây trên đỉnh núi Kinabalu.
“Kho báu sinh học” của Borneo
Borneo còn được biết đến với tên gọi Bà La Châu hay Kalimantan, là hòn đảo trải dài trên lãnh thổ 3 quốc gia: Brunei, Indonesia và Malaysia. Hơn một nửa đảo Borneo thuộc Malaysia và Brunei, trong đó các bang Sabah và Sarawak của Malaysia chiếm 26% diện tích đảo. Đây là những nơi du lịch khá phát triển, vì thế, du khách thường lựa chọn đến Borneo từ Malaysia.
Borneo không phải là điểm đến phù hợp với những du khách ưa thích sự náo nhiệt bởi ở đây không có các trung tâm vui chơi giải trí sôi động hay những nhà hàng, quán bar tấp nập. Hệ thống giao thông ở đây cũng không có sẵn phương tiện công cộng thuận tiện như tàu điện ngầm, xe buýt, tàu hỏa… Thay vào đó, du khách có thể thuê ô tô, xe máy rồi tự mình khám phá các điểm đến hoặc nhờ sự trợ giúp của các hướng dẫn viên bản địa.
Điểm đáng đến đầu tiên là ngọn núi cao nhất khu vực Đông Nam Á: Núi Kinabalu – Di sản thế giới đầu tiên được UNESCO công nhận của Malaysia. Ngọn núi lửa 15 triệu năm tuổi này nằm trong khu vực Vườn quốc gia Kinabalu, có chiều cao 4.095m và được ví như “kho báu sinh học” của Borneo. Nơi đây sở hữu hơn 5.000 loài thực vật (nhiều hơn cả châu Âu và Bắc Mỹ cộng lại), trong đó có khoảng 1.200 loài lan, 608 loài dương xỉ cùng các loài cây du nhập từ những vùng khác như đỗ quyên Himalaya, sồi và hạt dẻ Trung Âu, bạch đàn và trà Australasia… Nếu may mắn, du khách có thể bắt gặp những bông Rafflesia – loài hoa bắt côn trùng khổng lồ đầy màu sắc chỉ nở trong 3 – 5 ngày một năm. Ngoài ra, Kinabalu là nơi sinh sống của 326 loài chim, 100 loài động vật có vú; là quê hương của loài ếch bé bằng móng tay, đười ươi Borneo, chim mỏ sừng tê giác, vượn Mller…
Kinabalu là điểm đến yêu thích của những người thích leo núi. Để bảo tồn nét nguyên sơ và sự đa dạng sinh học của ngọn núi này, chính quyền địa phương kiểm soát chặt chẽ số lượng khách du lịch thông qua việc cấp giấy phép tham quan. Du khách thường phải đặt trước 6 tháng và đóng một khoản gồm phí công viên, giấy phép leo núi, bảo hiểm và phí hướng dẫn. Ngoài ra, họ còn phải cam kết không vứt rác thải bừa bãi, không sử dụng túi nilon… Bù lại, hành trình 2 ngày 1 đêm chinh phục đỉnh núi Kinabalu với trải nghiệm ngủ đêm trên núi, ngắm mặt trời mọc, đi bộ trên mây hay đắm mình trong những điểm sương mù xoáy sẽ khiến du khách cảm thấy mình như lạc trong thế giới cổ tích, quên hết mọi lo toan để tái tạo năng lượng, cảm xúc…
Video đang HOT
Trẻ em bộ tộc Bajau có thể lặn biển hàng giờ để đánh bắt cá.
Khám phá văn hóa bản địa độc đáo
Bên cạnh núi Kinabalu, Borneo còn nổi tiếng với những khu rừng mưa nhiệt đới có niên đại khoảng 140 triệu năm. Những khu rừng mưa cổ nhất thế giới này được ví như “rừng Amazon của châu Á” và là nơi trú ẩn quan trọng của nhiều loài động vật rừng đặc hữu như voi, tê giác, báo gấm Borneo, cành cạch mỏ móc, hồng hoàng mũ cát, tê điểu… Đây có lẽ cũng là nơi tập trung dày đặc khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia, khu bảo tồn động vật hoang dã. Ẩn sâu trong những khu rừng già còn có những bộ tộc thiểu số sống quần tụ, độc lập với thế giới bên ngoài.
Điều đặc biệt là, du khách có thể tham gia những tour khám phá rừng, xem người dân bản địa biểu diễn nghệ thuật vào ban đêm giữa rừng xanh sâu thẳm, hay tìm hiểu cuộc sống gắn bó với rừng già của bộ tộc du mục Penan ở Long Lellang. Tại đây, du khách sẽ được chứng kiến cách người dân lấy thức ăn, nước uống, làm nơi ở, đan rổ, làm vòng tay, nhạc cụ… từ dây mây và tre. Dưới sự chỉ dẫn của các hướng dẫn viên bản địa, du khách sẽ có những trải nghiệm độc đáo khó quên.
Rời xa những khu rừng già, du khách hãy xuống vùng biển để tìm hiểu cuộc sống của bộ tộc “người cá” Bajau. Họ được biết đến với tài nghệ lặn biển, đánh bắt hải sản không tưởng khi có thể lặn sâu 20 – 30m mà không cần bình dưỡng khí. Từ nhiều thế kỷ trước, bộ tộc Bajau đã chọn vùng “tam giác san hô” giữa Philippines, Indonesia, Malaysia, Đông Timor làm nơi sinh sống. Trong một thời gian dài, rất ít người biết đến sự tồn tại của họ.
Trong tín ngưỡng của người Bajau, biển là nơi linh thiêng, che chở cho họ. Vì thế, khi sinh ra và mất đi, cuộc sống của họ đều gắn với biển khơi. Sự thích nghi lâu đời này đã tạo nên bộ gen đặc biệt cho người Bajau, vì thế, ngay từ khi còn rất nhỏ, trẻ con đã có thể bơi lặn, đánh bắt cá cùng cha mẹ mình để đổi lấy nhu yếu phẩm cần thiết. Tuy nhiên, việc lặn sâu trong thời gian dài khiến màng nhĩ của người Bajau bị tổn thương. Để có thể bơi lội thoải mái dưới nước hàng giờ hay lặn sâu hàng chục mét mà không bị đau đớn bởi sức ép của nước, người Bajau sẽ chọc thủng màng nhĩ của những đứa trẻ. Đó là lý do vì sao hầu hết người Bajau đều bị lãng tai.
Ngày nay, do những tác động ảnh hưởng đến hệ sinh thái biển, cộng với nhu cầu cuộc sống phát triển nên người Bajau đã dịch chuyển vào sinh sống ở các khu vực gần bờ hơn. Vì thế, du khách đến Borneo có thể dễ dàng tìm hiểu cuộc sống, phong tục tập quán của người Bajau – bộ tộc “người cá” cuối cùng của Malaysia và thế giới.
Kỳ lạ hòn đảo nơi người dân dùng tiền xu khổng lồ nặng tới 4 tấn
Ở hòn đảo kỳ lạ này, người bản địa còn sử dụng một loại tiền tệ khác thường.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi.
Yap là một trong những hòn đảo thuộc quần đảo Caroline ở tây Thái Bình Dương. Đây là một trong các bang của Liên bang Micronesia. Tại đây, nền văn hóa và truyền thống của người dân bản địa tương tự như các đảo lân cận.
Bản thân đảo Yap ban đầu có những người di cư từ bán đảo Mã Lai, quần đảo Indonesia, New Guinea và quần đảo Solomon. Khi tới đảo Yap nhỏ bé của Micronesian, du khách thường bị "mê hoặc" bởi cảnh sắc thiên nhiên biển đảo trong lành.
Những đồng tiền bằng đá vôi với đủ kích cỡ trên đảo
Nhưng điều kỳ diệu thực sự không đến từ khung cảnh bình dị, lời chào của những cô gái xinh đẹp trong bộ váy truyền thống mà chính là loại tiền tệ khác thường được người dân bản địa sử dụng.
Đó là hàng trăm đĩa đá khổng lồ nằm rải rác khắp nơi, từ bên ngoài khách sạn, số khác nằm gần bãi biển, trong rừng sâu hoặc ở làng bản. Thậm chí có những "đồng xu" kích thước lớn hơn người, nặng tới 4 tấn và không thể di chuyển.
Trên thực tế, trước khi sử dụng tiền xu và tiền giấy như thời hiện tại, con người trong các nền văn minh cổ đại đã sớm gán giá trị tiền tệ cho nhiều món đồ. Khi đó, tiền có thể là pho mát, muối, hạt ca cao, trà...
Một số quốc gia thời trung cổ dùng da sóc làm phương tiện trao đổi. Thời gian trôi qua, những loại tiền tệ này không còn sử dụng nữa và giá trị của nó chỉ còn là một phần của lịch sử.
Du khách chụp hình với một đồng tiền khổng lồ to hơn người thật
Quay trở lại với câu chuyện đồng tiền khổng lồ trên đảo Yap, theo giới thiệu của người dân, loại tiền tệ bằng đá này được họ sử dụng hàng thế kỷ qua, nhưng không ai nhớ rõ chúng xuất hiện từ khi nào. Chúng đều mang đặc điểm chung là rất nặng, làm từ đá vôi chở từ Palau sang. Đây là hòn đảo nằm cách đảo Yap chừng 400km về phía tây nam.
Nhiều du khách tới đây sẽ đặt câu hỏi, tại sao loại tiền trên đảo lại to và nặng nề đến vậy?
Vấn đề ở chỗ hòn đảo này vốn không có kim loại quý hay đá vôi làm tiền xu. Trước kia, những thủy thủ qua lại ở đảo Palau tìm thấy đá vôi trong mỏ đá. Ban đầu, họ chỉ làm những đồng xu bằng đá nhỏ còn gọi là "hòn đá Rai". Tuy nhiên, để có được số đá vôi này, các thủy thủ phải đối mặt với nhiều rủi ro và cả dân bản địa không mấy thân thiện.
Những thanh niên người bản địa
Hàng trình đưa đá vôi về Yap càng không đơn giản. Bởi vậy người dân khi đó rất coi trọng những đồng tiền của mình. Sau đó, đồng tiền đá trở thành tài sản và có thể mua bán xoay vòng.
Càng về sau, kỹ thuật tạc đá được hoàn thiện dần khiến những đồng xu đá lớn tới mức to hơn cả người thật. Sau khi trở thành loại tiền tệ, chúng được đục lỗ ở giữa để dễ vận chuyển.
Có những đồng tiền được đúc với trọng lượng và kích thước cần 20 người đàn ông trưởng thành di chuyển từ nơi này tới nơi khác. Khi đó, hệ thống tiền tệ của người dân dựa theo sự sở hữu truyền miệng. Tức là để mua một món đồ, họ chỉ cần sự chấp thuận của chủ sở hữu và di chuyển viên đá tới nơi là xong.
Giống như David O'Keefe, một thuyền trưởng người Mỹ gốc Ireland được người bản xứ giúp đỡ trong vụ đắm tàu gần đảo Yap. Sau đó, ông đã giúp đỡ người dân bằng cách lấy những đồng tiền Rai. Đổi lại, thuyền trưởng này nhận nhiều món hàng hóa như cùi dừa và hải sâm. Đây vốn là những món hàng rất có giá trị ở vùng Viễn Đông.
Hòn đảo có cảnh sắc mê hồn, không khí trong lành
Ngày nay, đồng đô la Mỹ là đơn vị tiền tệ dùng trên đảo Yap cho các giao dịch hàng ngày. Tuy nhiên, trong các nghi lễ trao đổi truyền thống, những đồng tiền bằng đá vẫn được sử dụng.
Hiện tại, trên đảo vẫn còn những đồng xu có trọng lượng còn nặng hơn một chiếc ô tô. Số liệu thống kê cho thấy, khoảng 13.000 đồng xu đá cổ đủ mọi kích thước còn tồn tại, với đường kính từ 30cm tới 350cm.
Ngôi chùa bí ẩn nằm giữa hồ Thánh, chỉ có 1 nhà sư ở Tây Tạng Không thể phủ nhận vẻ đẹp tự nhiên của kỳ quan Tây Tạng này, nhưng vì sự xa xôi hẻo lánh nên nó không thu hút được nhiều du khách như những điểm tham quan khác. Ngôi đền nằm ở nơi cao nhất của dải đất giữa hồ. Nằm tĩnh lặng ở nơi cao nhất của một hòn đảo nhỏ trải dài giữa...