Bóp kem đánh răng lên miệng vòi hoa sen, tác dụng thần kì mà không phải ai cũng biết
Bạn chỉ cần cần lấy một ít kem đánh răng, làm ướt vòi nước trước rồi dùng bàn chải chà đều đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu cuối cùng là rửa lại bằng nước sạch.
Mẹo làm sạch bồn rửa tay và bồn tắm
Hai thiết bị vệ sinh này thường được làm từ nguyên liệu là sứ trắng tráng men, lại thường xuyên tiếp xúc với nước và các hóa chất vì vậy nếu không thường xuyên cọ rửa sẽ gây tình trạng nấm mốc, mọc rêu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
Thay vì sử dụng các sản phẩm tẩy rửa dễ khiến bồn rửa và bồn tắm bị ăn mòn lớp men sáng bóng bên ngoài, các bạn nên làm theo cách sau đây. Sử dụng miếng vải mềm hoặc bọt biển để cọ rửa với nước, không sử dụng các vật sắc, nhọn, kim loại gây xước bề mặt sản phẩm. Sau khi sử dụng xong nên tháo hết nước đi rồi mới cọ rửa bằng nước sạch rồi để ráo nước.
Đối với những vết ố vàng bám trên bề mặt sứ bồn rửa tay, bạn sử dụng nước ấm thoa đều lên vị trí có vết bẩn, sau đó dùng bàn chải mềm đã bôi kem đánh răng chà nhẹ lên bề mặt, tránh làm xước. Cuối cùng rửa lại bằng nước sạch là những vết bẩn “không cánh mà bay” ngay.
Một cách hay ho khác để vệ sinh bồn tắm một cách dễ dàng là sử dụng muối và bưởi. Cắt quả bưởi làm hai phần, sử dụng mặt bưởi bị cắt như một chiếc… khăn lau, nhúng vào muối rồi chà nhẹ vào bồn tắm. Làm lặp đi lặp lại vài lần rồi rửa sạch bồn tắm với nước sạch.
Đừng để bồn cầu với những vết ố vàng tẩy mãi không sạch trở thành “nỗi ám ảnh” của bạn và gia đình. Để bồn cầu luôn trắng sạch và không còn mùi hôi khó chịu, ngoài sử dụng nước tẩy rửa chuyên dụng, bạn có thể dùng hỗn hợp giấm và muối. Lấy một cốc dấm trắng hòa với một thìa muối iot, đổ hỗn hợp đó vào bồn cầu và nắp bồn cầu. Sau khoảng 15 – 20 phút, bạn dùng bàn chải (lông mềm) chà kỹ các góc rồi rửa lại bằng nước sạch.
Vệ sinh vòi hoa sen
Video đang HOT
Vòi hoa sen thường bị bẩn có thể do nguồn nước đang sử dụng chứa nhiều canxi nên vô tình tạo ra các cặn bẩn bám vào xung quanh vòi hoa sen nhất là những vòi hoa sen làm từ nhôm, inox. Bạn có thể dùng kem đánh răng để tẩy sạch các chất bẩn này.
Bạn chỉ cần cần lấy một ít kem đánh răng, làm ướt vòi nước trước rồi dùng bàn chải chà đều đặc biệt là những vết bẩn cứng đầu cuối cùng là rửa lại bằng nước sạch.
Nền nhà và tường nhà tắm
Sàn nhà và tường nhà vệ sinh cũng là những vị trí khá dễ bám bẩn tiềm ẩn vi khuẩn không có lợi cho sức khỏe, cần được vệ sinh định kỳ hàng tuần. Trước khi làm sạch, lời khuyên dành cho bạn đó là nên dùng vòi xịt nước nóng xịt khắp sàn hoặc tường nhà sau đó đóng cửa lại và chờ một lúc cho hơi nước bốc lên. Lượng hơi nước này sẽ hỗ trợ một phần trong việc cọ rửa, giúp các vết bám bong ra nhanh hơn. Sau đó bạn chỉ cần chà nhẹ là các vết bẩn sẽ biến mất một cách nhanh chóng.
Với những vết bản cứng đầu hơn, sử dụng dấm trắng hòa với nước rồi lau bằng khăn mềm là một giải pháp không tồi. Để làm sạch cặn bẩn bám trên kẽ gạch, bạn có thể dùng oxy già để thoa lên các đường kẽ gạch này. Đối với gạch granite thì một ít khoai tây giã nhỏ rồi cho vào chiếc khăn mềm, sau đó chà lên đường kẽ gạch là có thể làm sạch vết cặn bám trên những đường kẽ gạch này.
Các thiết bị inox
Các thiết bị vệ sinh được làm bằng inox thường ít bị rỉ sét nhưng lại có nhược điểm là hay bị bám vết bẩn, bị mờ bởi hơi nước hay sáng bóng không đều. Cách khắc phục hiệu quả nhất là pha loãng nước rửa bát hoặc xà phòng giặt với nước ấm, sau đó dùng khăn mềm thấm và xoa đều hỗn hợp lên bề mặt thiết bị inox chà đi chà lại vài lần rồi rửa sạch lại với nước.
Với các vết rỉ sét đáng ghét, kẻ thù khiến phòng tắm nhà bạn trở nên mất thẩm mỹ và kém sạch sẽ, kem đánh răng sẽ thay bạn xử lý chúng. Bôi kem đánh răng vào vết rỉ sét, để 10 phút rồi dùng bàn chải chà mạnh, những vết rỉ tự khắc sẽ bong ra để trả lại cho bạn một nhà tắm sáng sạch như mới. Hoặc bạn có thể rắc muối lên vết rỉ sét, sau đó dùng nước cốt chanh đổ lên để qua đêm, sáng hôm sau bạn dùng bàn chải chà lại cho đến khi vết rỉ sét biến mất.
Vệ sinh gương nhà tắm
Một thiết bị thường bị mọi người không chú ý khi vệ sinh nhà tắm mặc dù ngày nào cũng đối mặt với chúng, đó là gương treo tường. Các chị em hãy tận dụng ngay kem cạo râu của ông xã, xịt lên gương và lau nhẹ bằng khăn mềm, chiếc gương lấm lem bẩn sẽ trở nên sáng bóng như mới.
Không phải bồn cầu, đây mới là những nơi bẩn nhất trong nhà tắm mà bạn không thể ngờ
Bồn cầu chưa hẳn là nơi bẩn nhất, có những chỗ trong phòng tắm bạn không nghĩ tới là nó lại bẩn đến thế.
1. Hộp đựng bàn chải
Hộp đựng bàn chải theo một nghiên cứu của NSF (Quỹ Vệ sinh quốc gia), đứng thứ ba trong danh sách những nơi bẩn nhất trong toàn bộ căn nhà của bạn. Đây là nơi trú ngụ của hàng loạt những vi trùng gây bệnh: không chỉ là vi trùng từ bàn chải mà còn từ những khu vực khác trong phòng tắm hạ cánh xuống vì hộp đựng bàn chải thường được để không che đậy gì ngay trên chậu rửa.
Bạn nên để hộp đựng bàn chải vào trong máy rửa bát ít nhất một lần một tuần (tất nhiên là trong trường hợp máy rửa bát của bạn đủ sạch) để giết sạch vi khuẩn. Nếu không có máy rửa bát, bạn vẫn có thể làm theo cách khác đơn giản chỉ với nước nóng và xà phòng. Còn giữa những lần tẩy rửa, bạn hãy lau sạch nó bằng khăn ướt.
2. Thảm chùi chân
Thảm cửa là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình, đặc biệt là khu vực nhà tắm, thảm cửa thường được đặt ở phía ngoài để lau chùi chân, tránh ẩm ướt, té ngã..
Tuy nhiên, chính vì công dụng đấy, mỗi lần đi vào nhà và giẫm chân lên thảm là đồng nghĩa với việc 1 lần bạn mang những vi khuẩn vào nhà. Thảm chân luôn ẩm ướt và ít khi khô thoáng bởi chức năng của nó, đồng thời nơi ẩm ướt cũng khiến vi khuẩn dễ phát triển và theo không khí lây lan ra môi trường.
Để đảm bảo sức khỏe được tốt hơn cho chính bạn và các người thân trong gia đình, bạn hãy thường xuyên giặt thảm để khử trùng và loại bỏ bụi bẩn. Nên có nhiều hơn 2 tấm thảm nhằm xoay vòng và thay đổi trong quá trình giặt. Đồng thời, hạn chế đi giày dép giẫm lên thảm.
3. Rèm nhà tắm
Một nghiên cứu được thực hiện bởi Safe Home, một công ty nghiên cứu và đánh giá ở Los Angeles (Mỹ), đã thử nghiệm trên 3 rèm tắm và khảo sát hơn 500 người.
Kết quả đã phát hiện tuổi thọ của vi khuẩn trên rèm tắm cao gấp 60 lần so với trên bệ ngồi vệ sinh. Chứng tỏ rèm tắm là bề mặt bẩn nhất trong phòng tắm.
Các chủng vi khuẩn có trên rèm tắm bao gồm vi khuẩn hình que gram âm và gram dương.
Các tác giả nghiên cứu cho biết phần lớn các vi khuẩn hình que gram âm có hại cho con người và có thể kháng kháng sinh.
4. Vòi hoa sen
Nghiên cứu của đại học Colorado chỉ ra rằng vòi hoa sen có thể là mầm mống phát sinh màng sinh học-vi khuẩn tích tụ lâu ngày và làm bẩn dòng nước ngay khi nó phun ra.
5. Bồn cầu
Bồn cầu ắt hẳn là một nơi rất bẩn rồi. Với thiết kế hình chảo của bồn cầu, mỗi lần bạn xả nước đồng nghĩa với việc bạn đang phát tán vi khuẩn ra khắp môi trường xung quanh như: sàn nhà, bồn rửa mặt, khăn tắm, bàn chải đánh răng... với một lượng vi khuẩn không hề nhỏ.
Bên cạnh việc thường xuyên lau chùi bồn cầu bằng các dung dịch tẩy rửa một cách kĩ lưỡng, bạn cũng cần phải lưu ý đậy nắp bồn cầu lại trong mỗi lần xả để đảm bảo sức khỏe được an toàn.
Nội thất phòng tắm bằng đồng hình gia đình hà mã có giá 64 tỷ đồng Nội thất phòng tắm mang hình gia đình hà mã là tác phẩm của một nghệ sĩ điêu khắc nổi tiếng sẽ được mang bán đấu giá với giá khởi điểm là 2,2 triệu bảng Anh (tương đương 64 tỷ đồng). Đây có lẽ là bộ nội thất phòng tắm làm bằng chất liệu đồng có hình dáng kỳ lạ nhất khi lấy...