“Bóng tối” của Trịnh Xuân Thanh tại Halico vẫn chưa tan
Theo nguồn tin của PV, đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra Trung ương cơ bản đã kết thúc các buổi làm việc trực tiếp ở một số đơn vị của Bộ Công Thương. Một nội dung chính làm việc của đoàn là quy trình bổ nhiệm cán bộ trong nhiệm kỳ của nguyên Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng. Tuy nhiên, có đơn vị được kiểm tra như Halico, nơi con trai, cán bộ cũ của ông Thanh được gửi gắm làm lãnh đạo, cho đến nay, vẫn chưa báo cáo đầy đủ cho đoàn kiểm tra và cho Bộ Công Thương.
Từ khi “người cũ” của ông Trinh Xuân Thanh về Halico làm lãnh đạo, Công ty này lâm vào thua lỗ, khó khăn
Nhìn lại những vấn đề của Halico
Như Dân trí đã đưa tin, sau khi rời Bộ Công Thương, thuyên chuyển về Tỉnh ủy Hậu Giang trước đây, ông Trịnh Xuân Thanh đã tạo chân rết nhất định ở một số doanh nghiệp ngành Công Thương. Ví dụ như tại Công ty Cổ phần cồn rượu Hà Nội (thuộc Tổng công ty Rượu bia và nước giải khát Hà Nội-Sabeco), ông Mai Văn Lợi- Giám đốc một đơn vị thành viên của PVC-Khách sạn Lam Kinh (thua lỗ 200 tỷ đồng) được đưa về làm Giám đốc (11/2014) rồi Chủ tịch Hội đồng quản trị Halico (tháng 4/2015). Con trai ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1992)-Trịnh Hùng Cường, lại được ông Lợi đưa về làm Phó phòng Marketing của Công ty dù ra tốt nghiệp chưa lâu.
Ông Mai Văn Lợi, khi về Halico vẫn chứng nào tật ấy. Theo lời của nhiều cán bộ, nhân viên của Halico, thời kỳ trước khi cựu nhân viên của ông Trịnh Xuân Thanh về Halico, Công ty này hoạt động chi tiêu khá chặt chẽ, hiệu quả kinh doanh cao. Nhưng sau khi ông Lợi về, một loạt các hoạt động do ông Lợi chỉ đạo, tự tung tự tác, nhiều khi bất chấp ý kiến tập thể như: Mua hàng loạt xe đắt tiền (có xe Mercedes E250 còn đem cho Bộ Công Thương mượn); chi tiêu, tiếp khách thường xuyên với chi phí lớn (nhiều khoản chi dùng hoá đơn bất hợp pháp); chỉ đạo nhân viên nhập hàng kém chất lượng, thường xuyên đi công tác nước ngoài được nhân viên phản ánh là “không vì hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp”…
Một trong những hành động gây bất bình lớn trong tập thể cán bộ, nhân viên của Halico là ông Lợi đã áp đặt, độc đoán chuyển 500 triệu đồng cho Tỉnh uỷ Hậu Giang từ các Quỹ phúc lợi của Halico- một việc được cho là có lợi cho ông Trịnh Xuân Thanh để gây ảnh hưởng, lấy phiếu bầu cho các chức vụ của ông này tại tỉnh Hậu Giang tại thời điểm đó…Trong khi các năm trước khi ông Lợi về, Halico chưa từng chi quá 100 triệu đồng cho hoạt động xã hội này.
Một phần chính vì những chỉ đạo, điều hành yếu kém, có nhiều màu sắc cá nhân, phe nhóm của ông Mai Văn Lợi, hoạt động kinh doanh của Halico từ khi ông này về ngày càng xuống dốc. Năm 2015, Halico lần đầu tiên thua lỗ lớn với số tiền lỗ 25 tỷ đồng. Quý I/2016, Công ty này lỗ thêm 10 tỷ đồng và hiện tiếp tục có xu hướng thua lỗ, khả năng con số thua lỗ còn lớn hơn năm 2015.
Việc chi nửa tỷ đồng cho Hậu Giang do ông Mai Văn Lợi áp đặt, thực chất là để hỗ trợ ông Trịnh Xuân Thanh vững chân ở Hậu Giang
Chưa chấp hành đầy đủ yêu cầu giải trình
Sau khi Dân trí phản ánh các vấn đề trên, một loạt các cơ quan: Ban cán sự Đảng Bộ Công Thương, Thanh tra Bộ Công Thương đã có các văn bản gửi Tổng công ty Cổ phần rượu bia và nước giải khát Hà Nội (Habeco) yêu cầu lãnh đạo Tổng công ty này giải trình một loạt vấn đề trong đó chủ yếu các vấn đề liên quan đến việc tiếp nhận, bổ nhiệm ông Mai Văn Lợi từ Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (cụ thể là từ PVC).
Các câu hỏi được yêu cầu giải trình gồm: Việc tiếp nhận ông Mai Văn Lợi về giữ chức vụ Giám đốc Halico (sau này là Chủ tịch Halico) có đúng các quy định, tiêu chuẩn không? Việc cấp tiền 500 triệu đồng cho tỉnh Hậu Giang đã được thực hiện như thế nào, có phù hợp với quy định hiện hành về quản lý tài chính không ? Tình hình sản xuất kinh doanh cũng như việc bố trí người lao động tại Halico từ khi ông Mai Văn Lợi về Công ty như thế nào?.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm này, mặc dù cũng đã làm việc với Đoàn kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra trung ương nhưng nguồn tin của Dân trí cho biết, cả Halico và Công ty mẹ là Sabeco tuy có báo cáo nhưng chưa đầy đủ về các vấn đề trên.
Video đang HOT
Khi “bóng tối” chưa tan
Và trong khi Sabeco chưa xử lý được các vấn đề tồn tại ở Halico thì Công ty này tiếp tục đối diện với nhiều cáo buộc. Gần đây nhất, các nhà phân phối phía Bắc của Halico đều cùng ký vào đơn gửi lãnh đạo Habeco và Thanh tra Bộ Công Thương, Thanh tra Chính phủ việc lãnh đạo Halico điều hành bất hợp lý, thay đổi mô hình kinh doanh (từ việc có hệ thống nhà phân phối rộng khắp cả nước sang cơ chế một nhà phân phối tổng thầu); không thực hiện chính sách hỗ trợ cho các nhà phân phối như đã cam kết (thưởng 1% hỗ trợ vượt chỉ tiêu bán hàng 2015)…
Nhóm các nhà phân phối này cũng cho rằng, các hoạt động chi tiêu vô lối do ông Mai Văn Lợi chỉ đạo như chi hỗ trợ Hậu Giang 500 triệu đồng, làm các chương trình marketing tốn kém, không hiệu quả, chi tiêu tặng rượu vô tại vạ…đã làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Halico nên cũng ánh hưởng đến các nhà phân phối của Công ty này.
Có thể nói, hậu quả của việc điều chuyển cán bộ có dấu hiệu bất minh, có tính chất lợi ích phe nhóm, với những dấu hiệu có những tác động, hoạt động “cài cắm” của ông Trịnh Xuân Thanh khi còn ở Bộ Công Thương cũng như sau này khi đã chuyển đi làm lãnh đạo ở tỉnh Hậu Giang đã gây nên những hậu quả tai hại cho một doanh nghiệp đã có một thời kỳ kinh doanh hiệu quả. Và cho đến nay, sự chậm chạp trong xử lý hậu quả đó vẫn tiếp tục kéo công ty này lún sâu vào khó khăn, chưa thoát nổi “bóng tối” của phe nhóm Trịnh Xuân Thanh.
Theo Dân Trí
Giám đốc sở xây biệt phủ không phép xôn xao xứ Huế
Bên trong biệt phủ có diện tích hàng ngàn m2 được cho là của một vị giám đốc sở có nhiều hạng mục xây dựng trái phép tại phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy, Thừa Thiên - Huế).
Gần đây, dư luận địa phương xôn xao về độ "chịu chơi" của vị giám đốc sở.
Cổng vào khu biệt phủ được xây dựng trái phép của vị giám đốc sở
Nhiều người dân cho rằng, vì "sở thích trồng cây cảnh và chăn nuôi", ông S. đã thu mua hàng ngàn m2 đất tại số nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương, thị xã Hương Thủy) để xây biệt phủ.
Nhiều công trình được dựng lên trái phép
Hai bên cổng vào được chủ nhân xây dựng, tạo tác thành hai đồi nhỏ, trên phần đất bồi đắp là hai cây gỗ sưa lớn, quý hiếm. Bên phải cổng vào được chủ nhà dựng một căn nhà gỗ 3 gian và một cái chòi lớn, nhìn ra hồ.
Cùng với hệ thống kiến trúc bằng gỗ với các đường nét chạm, khắc tinh xảo thì nhiều người đến đây cũng không khỏi ngỡ ngàng trước hệ thống cây xanh, cây cảnh được trưng khắp đường đi, lối lại...
Hệ thống hồ ao nuôi cá đang xây dựng
Một công nhân đang xây dựng hệ thống hồ nuôi cá trong trang trại này cho biết, toàn bộ khuôn viên trang trại với diện tích hàng ngàn m2 là của một vị giám đốc đương nhiệm.
Trao đổi với PV, vị giám đốc sở khẳng định, công trình đang xây dựng là của mẹ vợ ông, bà Trương Thị Kim.
Tuy nhiên, khi PV đặt câu hỏi: Theo nguồn tin chúng tôi có được, trong bản kê khai tài sản cán bộ, ông khai đó là tài sản của mình?
Ông S. trả lời: "Theo luật, tài sản đó nếu xác định sau này cũng là của mình thì mình phải kê khai".
Người này cũng tiết lộ, khoảng 3-4 ngày ông S. về thăm trang trại của mình một lần. Những ngày bình thường, trang trại này được giao cho bảo vệ quản lí.
Trang trại do mẹ vợ đứng tên
Theo tìm hiểu của chúng tôi, nhà 126 đường Dạ Lê (phường Thủy Phương) do bà Trương Thị Kim (mẹ vợ của vị giáo đốc) đứng tên đăng kí số nhà.
Ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ Địa chính - xây dựng phường Thủy Phương xác nhận, đến nay công trình chưa được cấp phép xây dựng.
Theo ông Hữu, trước đây, bà Trương Thị Kim tiến hành nhận quyền chuyển nhượng đất của nhiều hộ dân xung quanh để tạo không gian làm trang trại. Thông tin xác nhận từ UBND phường thì tổng diện tích đất của bà Kim là 6.782 m2.
"Xét về luật, công trình xây dựng dù lớn, nhỏ cũng đều phải có giấy phép. Không có giấy phép là vi phạm pháp luật", ông Hữu nhấn mạnh.
Trao đổi với VietNamNet ngày 6/9, ông Ngô Văn Tài, Phó chủ tịch phường Thủy Phương cho biết, bà Kim quê ở Quảng Nam, ra sinh sống trên địa bàn phường từ năm 2007.
"Sau khi có phản ánh việc bà Kim xây dựng công trình trái phép, lãnh đạo địa phương đã cử cán bộ về ghi nhận hiện trạng, tiến hành lập biên bản sự việc. Tuy nhiên, thời điểm kiểm tra, chúng tôi không tìm thấy chủ nhà nên vẫn chưa thể lập biên bản", ông Tài nói.
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Quốc Hữu, cán bộ địa chính phường Thủy Phương (thị xã Hương Thủy) nói, quá trình kiểm tra, xác định một số công trình vi phạm của bà Kim được tiến hành xây dựng từ đầu năm nay.
"Chúng tôi đã lập biên bản, đình chỉ thi công công trình và trình lãnh đạo ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Trong việc này, có sự thiếu sót của cán bộ phường trong việc kiểm tra hoạt động xây dựng", ông Hữu chia sẻ.
Theo ông, bà Kim không chỉ xây dựng công trình không được cơ quan có thẩm quyền cấp phép mà còn xây trên đất thủy sản, đất trồng cây lâu năm, không phù hợp với quy hoạch. Nếu trong 60 ngày, bà Kim không chấp hành việc nộp phạt hành chính và bổ sung các giấy tờ liên quan, cơ quan nhà nước sẽ có biện pháp xử lí, có thể sẽ cưỡng chế để đập bỏ phần xây trái phép.
Một số hình ảnh tại trang trại:
Tấm gỗ nguyên khối được chủ nhân phủ bạt cẩn thận
Gốc cây sứ trắng cổ có mặt trong biệt phủ. Loại cây này ở Huế chỉ có tại Đại nội và lăng Tự Đức
Căn nhà gỗ 3 gian được xây theo kiểu nhà rường với điêu khắc độc đáo
Một góc biệt phủ
Theo Vietnamnet
Cần Thơ: Nữ kế toán trưởng trường cao đẳng tham ô 7,1 tỷ đồng Lợi dụng sơ hở của cấp trên, Trưởng phòng Tài vụ kiêm Kế toán trưởng Trường Cao đẳng nghề Du lịch Cần Thơ - đơn vị trực thuộc Bộ VHTTDL - đã điều chỉnh, sửa chữa hàng loạt giấy tờ liên quan đến lương, nâng các khoản ưu đãi cho bản thân lên gấp nhiều lần, rút ruột ngân sách hơn 7,1 tỷ...