Bỗng nhiên nặng mình, hay ngủ ngày, thức khuya, ăn không ngon miệng cần dùng ngay 4 vị thuốc đơn giản nhưng hiệu quả này
Thời tiết đang chuyển mùa, mưa nắng thay đổi thất thường nên nhiều người tự dưng sẽ thấy mệt mỏi, nặng mình, ăn uống kém, ngủ kém, lười làm, đau đầu… Cần dùng ngay 4 vị thuốc sau để sớm khỏi bệnh.
Ảnh minh họa
Bỗng nhiên thấy trong người nặng mình, ăn uống không ngon miệng, tiêu hóa kém, ngủ không ngon hoặc không sâu giấc, hoặc có thể sẽ thích nằm, thích ngủ, lười dậy làm vì luôn cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, kém tập trung, đau mỏi người, đau lưng, đau cổ vai gáy, đau đầu… là những triệu chứng của người có bệnh thấp.
Bệnh thấp theo Đông y là thấp trệ ngăn trở ở bên trong, làm cho khí cơ không được thư sướng, khí huyết thăng giáng kém, khí dương không đưa lên trên được, nhất là khi nằm rồi tỉnh dậy thấy người nặng nề như có vật đè nặng, ngại việc, sợ việc, nhác hoạt động…
Nguyên nhân sâu xa do tỳ hư thấp trệ, thường bắt nguồn từ chứng thận dương hư. Bệnh phần nhiều do tà khí hàn thấp từ phủ tạng sinh ra, hoặc do cảm nhiễm từ bên ngoài, làm tổn thương cả ba tạng: phế, tỳ, thận. Nhưng bệnh thường tích tụ ở tạng tỳ.
Người mắc bệnh thường thấy biểu hiện bụng đầy khó chịu, đau âm ỉ, ăn uống kém, hoặc chán ăn, miệng đầy nhớt, hay buồn nôn, tay chân rã rời, người luôn mệt mỏi, nặng mình, yếu ớt, hơi tí là mệt, ăn ngủ kém, ngủ không sâu giấc, hay mộng mị, sắc mặt vàng bủng… nếu để lâu ngày không chữa trị kịp thời sẽ dẫn tới tay chân phù…
Nguyên nhân bệnh thấp sinh ra do thói quen ăn uống nhiều thức ăn sống lạnh, làm tỳ vị bất hòa, tỳ khí hư suy mất chức năng kiện vận, thủy thấp không hóa được, tụ lại thành đờm, ẩm nhập vào phế mà sinh bệnh…
Cách điều trị
Y học cổ truyền chữa trị cơ bản là kiện tỳ vị, táo thấp, hành khí đạo trệ… trong đó có bài thuốc cổ phương “Bình Vị Tán”, rất đơn giản nhưng nổi tiếng hiệu quả. Các bệnh viện y học cổ truyền đều có bào chế thuốc này cho bệnh nhân. Cần đến các bệnh viện thăm khám chẩn bệnh trước. Bài thuốc này cũng không khó làm vì chỉ gồm 4 vị thuốc chính, những người ở xa bệnh viện có thể làm như sau:
Video đang HOT
- Thương truật sao 12g
- Cam thảo sao 6g
- Hậu phác sao10g
- Trần bì sao 8g
Có thể gia giảm thêm táo đỏ 6g, gừng tươi 4g để tăng hiệu quả của bài thuốc.
Cách dùng
Sắc các vị thuốc trên rồi chia đều sử dụng 3 lần trong ngày, hoặc sao khô, tán bột dùng dần.
Phân tích bài thuốc
Vị thương truật để táo thấp, kiện tỳ làm chủ dược.
Vị hậu phác để táo thấp trừ chướng mãn.
Vị trần bì để lý khí hóa trệ, trừ đàm thấp là các thuốc phụ trợ chính.
Cam thảo, gừng táo để hòa trung, điều hòa tì vị…
Đây là phương tễ kiện tỳ, táo thấp, hóa đàm. Cổ nhân thường nói, nếu phương thuốc gồm các vị tân, táo, khổ thì có thể tiêu thực, tán đàm thấp. Vì vậy bệnh có trệ, có thấp, có tích đều dùng được hiệu quả, bao gồm các bệnh nhân có bệnh đường tiêu hóa, tỳ vị kém, nặng mình, mệt mỏi… như các triệu chứng trên đã nói.
Có lưu ý là bài thuốc vị đắng cay, ôn táo nhưng dễ tổn thương tân dịch, âm huyết. Vì vậy cần có chỉ định của bác sĩ mới được dùng, nhất là phụ nữ có thai.
Bài thuốc trị nhiệt miệng từ thảo dược
Nhiệt miệng là chứng bệnh thường phát về mùa hè với những vết viêm loét ở đầu lưỡi hoặc ở niêm mạc trong khoang miệng, kèm theo viêm lợi, ngứa lợi, lợi có màu đỏ, hơi sưng nề, dễ ra máu, sốt, mất ngủ, tâm phiền...
Có những cơn bốc hỏa toát mồ hôi, ăn uống kém, táo bón kéo dài, căng thẳng thần kinh. Theo ông y, nguyên nhân chính là do tâm hỏa cang thịnh và do tỳ vị bị tích nhiệt. Xin giới thiệu một số bài thuốc trị chứng bệnh này.
Người bị nhiệt miệng thường có nốt viêm loét ở đầu lưỡi, trong khoang miệng gây đau đơn, không ăn uống được
Nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh: Người bệnh có những nốt loét ở đầu hoặc thân lưỡi, gây đau rát, xót, vì vậy người bệnh nhiều khi bỏ ăn vì sợ đau, uống nước nguội thấy dễ chịu. Kèm theo đau đầu, sốt, đại tiện thường táo, tiểu tiện đỏ lượng ít, mất ngủ, nếu là nam giới dễ bị di hoạt tinh, cơ thể suy nhược. Phép trị là tả tâm hỏa, bổ thận thủy kèm chống viêm thanh nhiệt. Dùng một trong các bài:
Bài 1: hoàng liên 10g, hoàng bá 10g, cỏ mực 20g, rau má 20g, tang diệp 16g, sài hồ 12g, cam thảo đất 16g, thục địa 12g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang, chia 3 lần.
Bài 2: cỏ mần trầu 16g, rau diếp cá 20g, bồ công anh 16g, ngân hoa 10g, liên kiều 12g, chi tử 12g, sinh địa 12g, đương quy 12g, nhân sâm 10g, sâm đại hành 16g, huyền sâm 12g, mơ muối 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 3: đào nhân 10g, hồng hoa 10g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, sa sâm 16g, bồ công anh 20g, đinh lăng 20g, đương quy 12g, sinh địa 12g, bạch thược 12g, hắc táo nhân 16g, phục thần 10g, cát căn 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Rau má là vị thuốc trị nhiệt miệng do tâm hỏa cang thịnh
Nhiệt miệng do tỳ vị tích nhiệt: Người bệnh có biểu hiện lợi sưng đau, dễ ra máu, lưỡi đỏ, có những nốt loét trong khoang miệng, người bệnh đau đớn không ăn uống được kèm theo đại tiện táo kết, bụng đầy trướng, hơi thở nóng, tâm rạo rực, thích uống đồ mát... Phép trị là thanh nhiệt lương huyết, chống viêm kết hợp dưỡng tâm tỳ. Dùng một trong các bài:
Bài 1: ngân hoa 10g, liên kiều 12g, tri mẫu 10g, hoàng bá 12g, bạch thược 12g, hồng hoa 10g, cỏ mực 20g, cát căn 20g, sinh địa 12g, trần bì 10g, đại táo 10g, trúc diệp 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 2: cát căn 20g, chi tử 12g, liên kiều 12g, đinh lăng 20g, sinh địa 12g, huyền sâm 12g, sâm đại hành 16g, đào nhân 10g, hồng hoa 10g, sài hồ 12g, mạch môn 16g, thiên môn 16g, trần bì 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Bài 3: sinh địa 12g, cỏ mực 16g, bạch thược 12g, chi tử 12g, mã đề 16g, trúc diệp 16g, rau má 16g, huyền sâm 12g, sa sâm 16g, đinh lăng 16g, đại táo 10g, lạc tiên 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 lần.
Ngoài uống thuốc, nên kết hợp ăn uống để hỗ trợ điều trị:
Canh rau cần - óc lợn: óc lợn 1 cái, táo Tàu 10 quả, rau cần 100g, gia vị vừa đủ. Óc lợn và táo Tàu nấu trước cho chín mềm, sau đó cho rau cần đã rửa sạch thái ngắn vào, đun thêm một lát, nêm gia vị là được. Ăn trong bữa cơm. Công dụng: dưỡng não, bổ tâm tỳ, thanh nhiệt chống viêm, trừ phiền.
Chè bí đỏ - đậu đen: bí đỏ 150g, đậu đen 80g, đường trắng vừa đủ. Bí đỏ gọt vỏ, thái miếng to. Đậu đen cùng bí đỏ cho vào nồi nấu cho thật chín mềm, cho đường vừa ăn, múc ra bát, để nguội ăn. Công dụng: thanh nhiệt, bổ âm, mát huyết, chống viêm.
Phẫu thuật thành công ung thư tá tụy bằng nội soi Bệnh u tá tụy (hay còn gọi là u bóng vater) là bệnh khó và hiếm gặp. Bệnh diễn tiến chậm, khó chẩn đoán với những triệu chứng như đau âm ỉ vùng thượng vị, vàng da, sụt cân, ăn uống kém và thường đến viện ở giai đoạn muộn khiến việc điều trị rất khó khăn. Theo thống kê của Tổ chức...