Bỏng nắng: Hướng dẫn xử trí và cách phục hồi
Vào những đợt nắng nóng đỉnh điểm như vừa qua, nguy cơ bị bỏng nắng cũng tăng lên nếu bạn không có các biện pháp che chắn đúng cách khi đi ngoài trời. Bỏng nắng là gì? Xử trí thế nào khi bị bỏng nắng? Da có phục hồi lại được không?
1. Bỏng nắng là gì?
Bỏng nắng còn gọi là sunburn, là hiện tượng da bị mẫn cảm với ánh nắng (photosensitivity). Sau khoảng thời gian từ 2 đến 6 tiếng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời sẽ có tổn thương da xuất hiện.
Các nhà khoa học đã tính toán rằng thời gian dễ bị bỏng nắng nhất trong ngày là từ 11 – 13 giờ, lúc này nồng độ tia cực tím từ mặt trời tập trung cao hơn và nguy hiểm hơn. Nếu như sau khi hoạt động hay đi ngoài trời về bạn quan sát thấy vùng da hở ra bên ngoài có các dấu hiệu sau thì có nghĩa là bạn đã bị bỏng nắng:
- Vùng mặt, tam giác ở cổ, mu bàn tay, cẳng tay có cảm giác bị rát, châm chích và hơi ngứa
- Vùng da này sẽ bị đỏ lên sau đó. Ban đầu là những quầng đỏ nhạt sau đó thì đậm dần lên
Vùng bị bỏng nắng ửng đỏ (Ảnh: Internet)
- Một số khác có thể bị sưng nề hoặc bị căng cứng vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
- Sau khi da bớt đỏ, bớt căng rát thì khoảng 1 – 3 ngày sau đó sẽ thẫm màu hơn rồi bong vảy dần. Phần vảy bong ra thường nhỏ như hạt phấn, mạt cám, tuỳ cơ địa từng người mà da bong nhanh hay chậm.
- Sau khi vùng bị bỏng nắng bong hết bạn sẽ thấy vùng da này có màu đậm hơn giống như rám nắng.
2. Cần làm gì khi bị bỏng nắng?
Theo các bác sĩ cho biết thì để điều trị bỏng nắng bạn cần sử dụng kem chống nắng cho ban ngày nếu cần đi ra ngoài, tốt nhất là nên bôi trước 15 – 30 phút; tuỳ vào loại kem và thời gian phải ở ngoài trời mà bạn nên thoa kem chống nắng lại bao nhiêu lần. Nhìn chung thì thời gian mà bạn cần sử dụng kem chống nắng sẽ dao động từ 9 – 14 tiến/ngày. Nếu không biết nên bôi nhắc lại sau bao lâu, hãy xem hướng dẫn của nhà sản xuất.
Nếu như vùng da chỉ bị đỏ nhẹ thì những sản phẩm như hồ nước sẽ có tác dụng. Trong trường hợp da bị đỏ hơn thì nên lựa chọn các sản phẩm có chứa hoạt chất corticoide mức hoạt phổ nhẹ chẳng hạn như: eumovate, elomet, fucicort, fobancort…
Đừng quên bôi kem làm dịu cho vùng da bị bỏng nắng (Ảnh: Internet)
Bạn nên bôi 2 lần/ngày và kéo dài từ 5 – 7 ngày. Nếu như vết bỏng gây ra ngứa hay rát thì có thể uống các loại thuốc kháng histamine như chlorpheniramin, phenergan, loratadin… và nên uống thuốc này sau ăn bữa tối trong khoảng 5 ngày.
Khi đến giai đoạn bong vảy phấn thì bạn có thể sử dụng các sản phẩm có chức năng tái tạo da có chứa vitamin E còn nếu như nhận thấy vùng da sau bong vảy bị thâm nhiều thì bạn có thể lựa chọn các sản phẩm có chứa hydroquinon từ 2-4% – chúng có tác dụng làm nhạt, mờ các vết thâm.
Tuy nhiên, không nên tự ý mua thuốc bôi, thuốc uống mà không có chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Ngoài ra người bị bỏng nắng nên uống nhiều nước để bù nước cơ thể đã mất. Ngay khi bị bỏng nắng hãy làm mát cơ thể, tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Khi nào cần tới gặp bác sĩ?
Video đang HOT
Mặc dùng bỏng nắng không phải là một bệnh nguy hiểm nhưng nếu như bạn gặp các triệu chứng dưới đây khi bị bỏng nắng thì cần tới gặp bác sĩ ngay lập tức:
- Bị sốt cao
- Xuất hiện bóng nước
- Người ớn lạnh
- Vùng bỏng có cảm giác đau dữ dội
- Khu vực bị bỏng nắng chiếm tới 20% tỷ lệ cơ thể
- Khô miệng, khát nước, mệt mỏi, chóng mặt,…
3. Biện pháp khắc phục vùng da bị bỏng nắng
Một số biện pháp dưới đây có tác dụng hỗ trợ phục hồi vùng da bị bỏng nắng, tuy nhiên bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để xem phương pháp nào phù hợp với tình trạng bỏng nắng của mình.
- Dùng thịt dưa hấu (màu trắng xanh) ướp lạnh để đắp lên phần da bị bỏng nắng giúp bớt đỏ và rát
- Sữa chua không đường để tủ lạnh: thoa đều lên vùng da bị bỏng nắng chờ khô lại sau đó tắm sạch
- Khoai tây rửa sạch, cắt lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên phần bị cháy nắng giúp làm mát và giảm vết sưng tấy
- Nước trà xanh để nguội hoặc bã trà đã pha để đắp lên phần bị bỏng nắng
Lưu ý: Da bị bỏng nắng cần chống nhiễm khuẩn tuyệt đối. Không dùng các hoạt chất không an toàn để đắp hay bôi mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
4. Phòng tránh bỏng nắng hiệu quả
Dưới nền nhiệt cao như hiện tại thì các biện pháp dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh bỏng nắng hiệu quả:
- Hạn chế ra nắng trong khung giờ từ 10 – 16 giờ
- Sử dụng các sản phẩm có tác dụng chống nắng, che chắn cho cơ thể như mũ rộng vành, áo, quần che kín toàn thân, khẩu trang, kính râm,…
- Sử dụng kem chống nắng đúng cách, nên bôi trước khi ra ngoài từ 15 – 30 phút để kem phát huy tác dụng. Điều này cũng khuyến khích cả với những ngày trời nắng ít hoặc nhiều mây,… Tuỳ vào mức độ hoạt động và chỉ số chống nắng của kem chống nắng mà bạn sử dụng nên bôi nhắc lại khoảng 2 tiếng/1lần, đặc biệt đối với vận động viên bơi lội hay người hay đổ mồ hôi.
Uống lá vối có tốt không? Tác dụng của lá vối với sức khỏe
Lá vối được nhiều người sử dụng làm thức uống. Vậy tác dụng của lá vối là gì và uống lá vối có tốt không là vấn đề mà nhiều người quan tâm.
Nước lá vối có lẽ đã quá quen thuộc với người dân Việt Nam nhờ tác dụng giải nhiệt và vị ngon của nó. Đặc biệt, uống nước vối đá quá đã cho ngày hè. Tuy nhiên, nhiều người vẫn không rõ liệu uống lá vối có tốt không và tác dụng thực sự của nó là gì. Cùng tìm câu trả lời trong bài viết sau!
Uống lá vối có tốt không? Tác dụng của lá vối với sức khỏe - Ảnh minh họa: Internet
Công dụng của lá vối
Nhiều người chỉ biết đến công dụng giải khát, thanh nhiệt của lá vối mà quên mất loại lá cây này có nhiều tác dụng tuyệt vời dưới đây.
Điều trị tiểu đường
Theo một nghiên cứu, nụ hoa của cây vối có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tiểu đường nhờ hợp chất flavonoid có trong chè nụ. Bệnh nhân tiểu đường thường xuyên uống chè nụ sẽ giúp đường huyết ổn định, giảm mỡ máu, phòng ngừa nguy cơ đục thủy tinh thể,...
Điều trị Gout
Lá vối có công dụng kích thích quá trình tiêu hóa, giảm béo, tiêu độc, lợi tiểu. Những người bị Gout thường do axit uric ứ đọng nhiều, ăn nhiều đồ ngọt và chất béo, hệ tiêu hóa và thận không tốt khiến khớp bị sưng, nóng và đau.
Lá vối có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh gout - Ảnh minh họa: Internet
Hỗ trợ chữa bỏng
Vỏ cây vối rửa sạch, đem giã nát rồi hòa với nước sôi, lọc lấy nước bôi lên chỗ bỏng giúp hết phồng, giảm đau và hạn chế vi trùng xâm nhập gây nhiễm trùng.
Chữa đầy bụng, khó tiêu
Dùng 6g vỏ thân cây vối khô sắc với nước sao cho đặc, uống ngày 2 lần. Hoặc bạn có thể thay thế vỏ cây vối bằng nụ vối sắc nước để uống.
Tốt cho đường ruột
Theo Đông y, nước lá vối giúp bạn ăn ngon hơn và hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn nhờ vị chát và chất đắng trong lá vối có tác dụng kích thích quá trình tiết dịch vị, chất tanin bảo vệ ruột. Đồng thời, tinh dầu vối có khả năng kháng khuẩn cao.
Nước lá vối tốt cho đường ruột và hệ tiêu hóa - Ảnh minh họa: Internet
Thanh lọc cơ thể
Bạn có thể dùng một cốc nước vối để giải khát và đỡ mệt sau những giờ làm việc hăng say. Do lá vối có chứa một lượng vitamin và muối khoáng giúp làm mát và lợi tiểu, đào thải độc tố qua đường tiết niệu.
Ngoài ra, lá vối còn nhiều công dụng trong việc chữa các bệnh sau:
Chữa ngứa lở: Dùng nước lá vối đã nấu kỹ để tắm là một phương pháp chữa lở ngứa hiệu quả Chữa viêm gan: Sắc 200g rễ vối với nước để uống hàng ngày. Hỗ trợ điều trị viêm đại tràng mãn tính, thường xuyên đi phân sống bằng cách ngâm lá vối tươi trong nước sôi khoảng 1 tiếng rồi dùng uống thay nước.
Qua đây, chắc hẳn bạn đã biết lá vối có nhiều lợi ích tuyệt vời mà bạn nên sử dụng rồi chứ. Và câu trả lời cho câu hỏi "Uống nước lá vối có tốt không" là có.
Cách hãm lá vối tươi ngon
Nước lá vối khô sau khi hãm xong sẽ có màu nâu nhàn nhạt, nếu hãm lá tươi thì có màu xanh giống như nước trà xanh. Nước vối có vị hơi đắng, ngọt nhẹ và thơm ngai ngái.
Nước lá vối tươi có màu xanh nhạt, vị chát - Ảnh minh họa: Internet
Cách làm như sau:
Trước tiên, bạn rửa sạch là vôi khô rồi cho vào ấm. Sau đó, đổ nước lạnh vào ấm và đun sôi cho kỹ. Bạn có thể uống nước lá vối khi còn nóng hoặc đã lạnh. Đối với nụ vối, bạn nên đun kỹ hoặc hãm như hãm trà xanh.
Một số câu hỏi liên quan đến uống nước lá vối
Uống nước vối hại thận không?
Nhiều người thắc mắc uống nước lá vối tươi có tác hại gì không hay uống nước vối có hại thận không. Tuy nhiên bạn không cần phải lo lắng vì chưa có một cơ sở hay tài liệu nào chứng minh được tác hại này của lá vối.
Hơn nữa, trong một nghiên cứu khoa học của PGS.TS Hà Hoàng Kiệm - Học viện Quân y cho thấy tác dụng hỗ trợ điều trị sỏi thận của nước vối. Kết quả là 46 bệnh nhân sỏi thận sử dụng nước nụ vối trong 6 tháng liên tục đã có dấu hiệu sỏi bị tiêu dần và giảm kích thước.
Lá và nụ vối dùng để hãm nước uống tốt cho thận - Ảnh minh họa: Internet
Do đó, câu trả lời là uống nước vối không hề có hại cho thận mà thậm chí còn hỗ trợ điều trị sỏi thận, đào thải độc tố qua hệ bài tiết.
Huyết áp cao có uống được lá vối không?
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng uống nước lá vối sẽ giúp làm giảm lipid máu, cholesterol chỉ sau 3 tháng sử dụng. Cholesterol là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh cao huyết áp ở người cao tuổi. Do đó, lá vối được sử dụng sẽ tốt cho người cao huyết áp và mỡ máu cao. Do đó, câu trả lời ở đây là người cao huyết áp hoàn toàn có thể uống nước lá vối. Tuy nhiên, chỉ uống với lượng ít mỗi ngày sẽ tốt hơn.
Uống lá vối có giảm cân không?
Lá vối chứa thành phần polyphenol có tác dụng làm ức chế chất alpha glucosidase, từ đó làm chậm quá trình hấp thụ đường từ thức ăn và giảm cân hiệu quả. Bạn có thể dùng lá hoặc nụ vối đun sôi với nước để uống hàng ngày sẽ giúp vóc dáng bạn thêm thon gọn hơn.
Nước lá vối giúp bạn giảm cân hiệu quả - Ảnh minh họa: Internet
Hy vọng với những kiến thức chia sẻ trên đây, bạn có thể tự trả lời cho mình câu hỏi uống lá vối có tốt không. Mong rằng, từ việc biết thêm nhiều lợi ích của nước lá vối, bạn sẽ thường xuyên sử dụng nó mỗi ngày để tốt cho sức khỏe hơn.
Cúc Nguyễn
Theo phunuvagiadinh.vn
Giải rượu bia nhanh và an toàn Trong những buổi liên hoan dịp cuối năm, lễ Tết, tình trạng quá chén rất hay gặp phải. Vì vậy để tránh những trường hợp xấu có thể xảy ra sau khi say rượu bạn nên biết cách giải rượu an toàn. Chanh được xem là một thần dược để giải rượu bia Nước. Rượu bia là chất lợi tiểu, chính vì vậy...