Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á

Theo dõi VGT trên

Mỹ từng nhiều lần ra sức ngăn cản ý định sở hữu vũ khí hạt nhân của các đồng minh ở châu Á – Thái Bình Dương.

Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á - Hình 1

Nhà máy tái chế nhiên liệu hạt nhân Rokkasho, nơi Nhật trữ nhiều plutonium. THE JAPAN TIMES

Trong cuộc điều trần tại Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ ngày 12.5, cựu Ngoại trưởng James Baker cảnh báo rằng những ý tưởng chính sách ngoại giao của ứng viên tổng thống Donald Trump sẽ khiến thế giới lâm vào tình trạng bất ổn hơn, theo Reuters.

Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump từng tuyên bố nếu làm tổng thống, ông sẽ giảm quy mô cam kết bảo vệ an ninh cho các đồng minh Hàn Quốc và Nhật Bản để bớt gánh nặng tài chính và vì “không thể đi lo cho người khác mãi được”. Bù lại, ông sẽ mở đường cho 2 nước này sở hữu vũ khí hạt nhân để tự vệ.

Phát biểu của ông Trump gây ngỡ ngàng cho giới chức quân sự và các nhà hoạch định chính sách an ninh ở Mỹ và các quốc gia đồng minh. Nhà Trắng, Seoul lẫn Tokyo đồng loạt lên tiếng chỉ trích dữ dội và khẳng định có thêm bất kỳ quốc gia nào sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ đẩy khu vực chìm sâu hơn vào vòng xoáy căng thẳng.

Tuy nhiên, trong bối cảnh CHDCND Triều Tiên quyết tâm theo đuổi vũ khí hạt nhân trong khi Trung Quốc, một quốc gia sở hữu vũ khí hủy diệt, ngày càng có nhiều hành động gây quan ngại, giới chuyên gia cảnh báo viễn cảnh xuất hiện thêm “tay chơi hạt nhân” ở Đông Á không phải là chuyện không tưởng.

Tờ The Wall Street Journal dẫn lời chuyên gia Henry Sokolski tại Trung tâm giáo dục chính sách phi hạt nhân hóa (Mỹ) hồi tuần trước dự đoán Nhật Bản và Hàn Quốc “có thể sớm phát triển vũ khí hạt nhân”. Tương tự, chuyên gia Mark Fitzpatrick thuộc Viện Nghiên cứu chiến lược quốc tế (IISS, Anh) cho rằng Nhật và Hàn Quốc là những ứng viên có khả năng nhất ở Đông Á tự phát triển vũ khí hạt nhân. Theo ông, 2 nước này có chương trình hạt nhân dân sự rất phát triển đồng thời sở hữu nhiều công nghệ lưỡng dụng có thể quân sự hóa để chế tạo vũ khí.

Trong quá khứ và cả hiện tại, ý tưởng về vũ khí hạt nhân vẫn tiềm tàng trong một bộ phận dư luận tại Nhật và Hàn Quốc.

Bóng ma vũ khí hạt nhân ở Đông Á - Hình 2

Đài tưởng niệm nạn nhân bom nguyên tử ở Công viên hoà bình tại Hiroshima, Nhật Bản. REUTERS

5.000 quả bom

Video đang HOT

Đến nay, Nhật Bản là quốc gia duy nhất trên thế giới phải hứng chịu hậu quả thảm khốc của bom nguyên tử. Suốt mấy chục năm qua, các đời chính quyền và công chúng Nhật luôn khẳng định không chấp nhận vũ khí hạt nhân hiện diện trên lãnh thổ nước này. Tuy nhiên, giới quan sát nhận định điều này vẫn có khả năng xảy ra.

Trước và trong Thế chiến 2, đế quốc Nhật đã nghiên cứu vũ khí hạt nhân trong phòng thí nghiệm nhưng nỗ lực này đã chấm dứt cùng sự kết thúc của chiến tranh. Đến thập niên 1960, chính quyền của Thủ tướng Eisaku Sato bắt đầu bí mật tìm cách khôi phục lại chương trình vũ khí hủy diệt trong bối cảnh cả Trung Quốc và Liên Xô đều đẩy mạnh phát triển hạt nhân, theo chuyên trang Global Security.

Tháng 12.1964, hơn 2 tháng sau khi Trung Quốc lần đầu tiên thử nghiệm thành công bom nguyên tử, Thủ tướng Sato tuyên bố với Đại sứ Mỹ Edwin Reischauer rằng Nhật có thể phát triển vũ khí hạt nhân. Dĩ nhiên Mỹ không thể ngồi yên vì nếu Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ làm thay đổi cân bằng chiến lược trong khu vực, Trung Quốc, Liên Xô lẫn CHDCND Triều Tiên chắc chắn sẽ có hành động và Chiến tranh lạnh sẽ có nguy cơ bùng phát thành chiến tranh thật sự. Washington một mặt gây sức ép mạnh, mặt khác cam kết sẽ bảo vệ an ninh toàn diện cho Tokyo. Thế là Thủ tướng Sato phải nhượng bộ.

Năm 1967, ông lần đầu tiên trình bày trước thế giới Nguyên tắc 3 không của Nhật: không sở hữu, không chế tạo và không cho phép đưa vũ khí hạt nhân đến Nhật, đồng thời nước này chính thức trở thành thành viên của Hiệp ước Không phổ biến hạt nhân. Tuy nhiên, tháng 2.1968, Thủ tướng Sato vẫn nói rõ Nhật sẽ tuân thủ Nguyên tắc 3 không trong điều kiện an ninh quốc gia được bảo đảm. Nếu cam kết an ninh của Mỹ bị hủy bỏ hoặc không còn đáng tin cậy thì Nhật “không còn lựa chọn nào khác là phải theo đuổi vũ khí hạt nhân”.

Tinh thần này vẫn được duy trì cho đến ngày nay và nhận được sự ủng hộ của các quan chức, học giả doanh nhân và các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc. Năm 2002, Chánh văn phòng nội các Yasuo Fukuda, người sau này trở thành thủ tướng giai đoạn 2007 – 2008 từng nói “tình hình thế giới, hoàn cảnh và ý kiến của dư luận có thể đòi hỏi Nhật sở hữu vũ khí hạt nhân”. Hồi tháng 4.2016, theo tờ Asahi Shimbun, chính quyền Thủ tướng Shinzo Abe vừa bác bỏ các tuyên bố của tỉ phú Donald Trump, vừa nhắc lại rằng Hiến pháp Nhật Bản không cấm sở hữu hay sử dụng vũ khí hạt nhân với số lượng hạn chế và mang tính vũ khí chiến thuật chứ không phải chiến lược.

Hiện nay, các chuyên gia quân sự và hạt nhân xếp Nhật vào dạng “quốc gia vũ khí hạt nhân dự khuyết” tức là nếu muốn, nước này có thể chế tạo vũ khí bất cứ lúc nào. Nhật sở hữu đầy đủ công nghệ tiên tiến về tên lửa và hiện có 44 tấn plutonium được cất giữ trong và ngoài nước, đủ để chế tạo 5.000 quả bom hạt nhân trong vòng một năm, theo tờ The Washington Times. Dù không công khai nhưng theo giới chuyên gia, chính sách của Tokyo hiện nay là duy trì tình trạng dự khuyết này để vừa có thể bảo đảm quan hệ đồng minh quân sự với Mỹ, vừa có đủ “đồ chơi” sẵn sàng làm đối trọng xứng tầm với Nga và Trung Quốc.

Khả năng của Hàn Quốc

Tương tự, Hàn Quốc cũng được xem là thành viên dự khuyết trong “câu lạc bộ vũ khí hạt nhân”. Chuyên gia Mark Fitzpatrick gọi nước này là “thế lực hạt nhân tiềm tàng” và đủ khả năng phát triển vũ khí trong vòng 2 năm.

Theo Viện Nghiên cứu an ninh và bền vững Nautilus (Mỹ), từ năm 1974 Tổng thống Park Chung-hee đã bật đèn xanh cho chương trình phát triển công nghệ vũ khí hạt nhân từ năm 1974. Tuy nhiên, đến tháng 12.1976, ông Park ngưng chương trình này do sức ép của Mỹ và nhờ Washington có nhiều động thái chứng tỏ cam kết bảo vệ an ninh cho Hàn Quốc trước những hành động “gây hấn” của Triều Tiên trong năm 1975 và 1976.

Dù vậy, trong bối cảnh căng thẳng liên tục dâng cao sau các vụ thử hạt nhân và tên lửa của miền Bắc, tại Hàn Quốc hiện nay đã xuất hiện luồng dư luận đòi hỏi phải sở hữu năng lực vũ khí hạt nhân. Tờ The Washington Times dẫn lời nghị sĩ Won Yoo-chul thuộc đảng cầm quyền Saenuri và là thủ lĩnh phe đa số trong quốc hội yêu cầu chính phủ phát triển “chương trình vũ khí hạt nhân mang tính hòa bình” để làm hàng rào quân sự ứng phó các nguy cơ. Theo ông, Hàn Quốc không thể mãi dựa vào Mỹ về an ninh và “không thể mỗi khi trời mưa lại phải chạy đi mượn dù mà chúng ta phải tự mặc áo mưa”.

Tổng thống Park Geun-hye đến nay vẫn khẳng định chính quyền Seoul “duy trì chính sách không suy suyển về ủng hộ phi hạt nhân hóa”. Tuy nhiên, tờ Chosun Ilbo, một trong ba nhật báo lớn nhất Hàn Quốc, đăng bài xã luận cho rằng nước này không thể ngồi yên nữa trong bối cảnh Mỹ và Trung Quốc tỏ ra “không thể kiềm chế Triều Tiên”. Sự phản ứng bị cho là yếu ớt và không kịp thời của Mỹ tại Trung Đông và châu Âu cộng thêm các hành động gây quan ngại của Trung Quốc và Triều Tiên ở châu Á – Thái Bình Dương càng khiến nhiều người Hàn Quốc ủng hộ vũ khí hạt nhân. “Dựa trên những gì đã xảy ra ở Syria và Ukraine thì có thể thấy Washington chỉ phản ứng sau khi Seoul đã bị san thành bình địa”, Chosun Ilbo viết.

Cũng như Nhật Bản, Hàn Quốc có đủ khả năng để nhanh chóng phát triển vũ khí hạt nhân nếu muốn. Theo tờ SF Gate, vào năm 2000, các nhà khoa học tại Viện Nghiên cứu năng lượng hạt nhân Hàn Quốc đã làm giàu uranium tới 77%, xấp xỉ ngưỡng cấp độ vũ khí và đến 4 năm sau, cuộc thí nghiệm này mới được báo cáo cho Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Tuy tỷ lệ 77% không phải là quá cao nhưng kết quả này chứng tỏ Seoul đủ sức chế tạo nhiên liệu cho vũ khí hạt nhân.

Mặt khác, Hàn Quốc tuy không sở hữu tên lửa liên lục địa nhưng có trong tay dòng tên lửa đạn đạo Hyunmoo tầm bắn từ 180 – 1.500 km. Trong đó, tên lửa Hyunmoo-3 có thiết kế và phương thức hoạt động rất giống hỏa tiễn Tomahawk của Mỹ, vốn có thể gắn được đầu đạn hạt nhân. Về lý thuyết, Hàn Quốc có thể thay thế đầu đạn thông thường nặng 500 kg của Hyunmoo-3 bằng một đầu đạn hạt nhân nhỏ hơn.

Văn Khoa

Theo Thanhnien

Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5

Tối 10.5, Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức ra thông cáo cho biết Tổng thống Mỹ Barack Obama sẽ thăm chính thức Việt Nam từ ngày 22 - 25.5.2016.

Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5 - Hình 1

Ông Daniel Russel tại cuộc gặp gỡ báo chí sáng 10.5 tại Hà Nội T.Sơn

Theo tin từ Nhà Trắng cùng ngày, Tổng thống Obama dự kiến hội đàm với các lãnh đạo Việt Nam về tăng cường quan hệ đối tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực như kinh tế, an ninh, nhân quyền, những vấn đề khu vực và quốc tế...

Tại Hà Nội và TP.HCM, ông Obama sẽ có bài phát biểu về quan hệ song phương, thảo luận về tầm quan trọng của việc thông qua Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) trong năm nay, gặp gỡ thành viên Sáng kiến Lãnh đạo trẻ Đông Nam Á (YSEALI), các hội nhóm và cộng đồng doanh nghiệp.

Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7. Nhà Trắng khẳng định chuyến công du lần này làm nổi bật thêm chính sách tái cân bằng sang châu Á - Thái Bình Dương, tăng cường quan hệ giữa Mỹ với khu vực về ngoại giao, kinh tế và an ninh.

Tổng thống Obama thăm Việt Nam từ 22.5 - Hình 2

Sau Việt Nam, ông Obama sẽ đến Nhật Bản dự Hội nghị thượng đỉnh G7 Reuters

Không thay đổi dù ai là Tổng thống

Cũng trong ngày 10.5, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách các vấn đề Đông Á và Thái Bình Dương Daniel Russel đã gặp gỡ báo chí tại Hà Nội về chuyến thăm của Tổng thống Obama.

Trả lời câu hỏi về việc ông Obama sắp mãn nhiệm và chính sách đối với Việt Nam của chính quyền mới, ông Russel khẳng định: "Chính sách của Mỹ là ủng hộ tăng cường quan hệ đối tác toàn diện với Việt Nam" và "dù là tổng thống nào thì chính sách đối ngoại của Mỹ cũng luôn ủng hộ thúc đẩy các lợi ích đảm bảo nguyên tắc của Mỹ. Các lợi ích và nguyên tắc của Mỹ thì luôn nhất quán vì vậy các bạn có thể mong đợi rằng các chính sách của chính phủ mới cũng sẽ nhất quán như vậy".

Trợ lý Ngoại trưởng Russel cho biết chuyến thăm của Tổng thống Obama được tổ chức theo nguyên tắc "quá khứ, hiện tại và tương lai". Cụ thể, ông Obama sẽ thảo luận về giải quyết các vấn đề do chiến tranh để lại như hợp tác rà phá bom mìn, tìm kiếm hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ, xử lý các khu vực nhiễm dioxin... Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc tăng cường các chương trình, hoạt động nhằm giải quyết các thách thức ngày càng gia tăng trong phạm vi khu vực và toàn cầu.

"Tăng cường quan hệ đối tác Việt - Mỹ là một thành tố quan trọng trong chính sách tái cân bằng tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ", ông Russel nói đồng thời nhấn mạnh thông điệp của chuyến thăm là một nước Việt Nam vững mạnh, an toàn, thịnh vượng, độc lập, tôn trọng nhân quyền phổ quát và pháp quyền sẽ không chỉ phục vụ lợi ích của người dân Việt Nam mà còn đáp ứng lợi ích của Mỹ.

Tăng cường hợp tác an ninh biển

Liên quan đến hợp tác kinh tế song phương, ông Russel nhấn mạnh Mỹ cam kết hỗ trợ Việt Nam trong việc thực hiện TPP, hiệp định có ý nghĩa quan trọng đối với khu vực và thế giới mà Việt Nam là một trong những thành viên sáng lập. Hai bên cũng sẽ trao đổi về việc hợp tác ứng phó một loạt thách thức khu vực và toàn cầu như biến đổi khí hậu, chống bệnh dịch truyền nhiễm, thách thức của khủng bố quốc tế...

Đặc biệt, an ninh biển cũng sẽ là một nội dung quan trọng trong chuyến thăm và "sẽ được thảo luận kỹ". Theo ông Russel, Việt Nam và Mỹ hợp tác để "thúc đẩy trật tự dựa trên nguyên tắc và giải quyết căng thẳng nghiêm trọng ở Biển Đông, nhằm bảo đảm quyền của tất cả các bên và luật pháp quốc tế được tôn trọng, bảo đảm mỗi nước liên quan đến tranh chấp cần xuống thang, giảm căng thẳng".

Ông Russel khẳng định Biển Đông là mối quan tâm lớn của nhiều nước chứ không chỉ của các nước tuyên bố chủ quyền và đã có nhiều nước bày tỏ quan tâm sâu sắc về các hành động của Trung Quốc trong việc cải tạo các thực thể, quân sự hóa trên Biển Đông. Theo ông, Mỹ không đứng về bên nào trong các tuyên bố chủ quyền nhưng đứng về phía luật pháp quốc tế, đặc biệt là luật Biển quốc tế.

Trả lời câu hỏi về các chuyến hải hành của tàu chiến Mỹ áp sát đảo nhân tạo do Trung Quốc xây đắp phi pháp trên Biển Đông, trợ lý Ngoại trưởng Russel nói quyền tự do hàng hải theo luật pháp quốc tế là dành cho tất cả các nước. "Nếu một tàu hải quân không thực hiện được quyền chính đáng của mình theo luật pháp quốc tế thì sao các tàu cá, tàu hàng có thể thực hiện quyền đó mà không bị các nước lớn khác ngăn cản?", ông đặt vấn đề.

Về thông tin Mỹ sắp tới có thể dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, ông Russel cho biết Mỹ chưa có quyết định nào nhưng đây là vấn đề được xem xét định kỳ thường xuyên.

Ông Russel cũng hé lộ hai bên sẽ thảo luận về mở rộng hợp tác trong lĩnh vực nhân quyền và cải cách pháp luật, vốn đã được liên tục trao đổi thông qua nhiều hình thức như các vòng đối thoại hay các cuộc gặp của quan chức cấp cao.

Trung Sơn

Theo Thanhnien

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Máy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vongMáy bay rơi gần trung tâm thương mại ở Mỹ, nhiều người thương vong
16:28:16 01/02/2025
Bất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở MỹBất thường trong thảm kịch trực thăng quân sự đâm vào máy bay hành khách ở Mỹ
22:02:32 31/01/2025
Nga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở MỹNga xác nhận 3 nạn nhân thiệt mạng trong tai nạn máy bay ở Mỹ
23:22:26 31/01/2025
Vụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sótVụ va chạm máy bay trên không ở Washington DC: không có người sống sót
06:07:26 31/01/2025
Tổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DCTổng thống Trump lên tiếng về 'thảm kịch' hàng không ở thủ đô Washington DC
05:50:04 31/01/2025
Chính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượngChính phủ liên minh của Na Uy sụp đổ vì bất đồng về chính sách năng lượng
15:15:33 31/01/2025
Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?Tổng thống Trump có châm ngòi cho cuộc chiến giá dầu mới giữa OPEC và phương Tây?
16:13:27 31/01/2025
Đối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hạiĐối tượng nhiều lần đốt kinh Koran tại Thụy Điển bị sát hại
08:56:39 31/01/2025

Tin đang nóng

Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?Sốc: Song Ji Hyo và "Thái tử" Joo Ji Hoon bị khui chuyện sống chung, còn luôn mang theo món đồ đặc biệt?
18:15:23 01/02/2025
Lê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếpLê Giang đáp trả cực căng 1 nam diễn viên nghi chê phim Trấn Thành nhạt nhẽo, hẹn gặp mặt giải quyết trực tiếp
19:59:35 01/02/2025
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắcTai nạn liên hoàn trên cao tốc TPHCM - Long Thành, giao thông ùn tắc
19:03:32 01/02/2025
Ảnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốtẢnh cực hiếm: Vợ giám đốc của Xuân Trường về Tuyên Quang ăn Tết, khoảnh khắc tương tác với gia đình chồng gây sốt
19:57:49 01/02/2025
Đại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lựcĐại án Vạn Thịnh Phát: Bản án nghiêm khắc cho sự tha hóa quyền lực
18:11:29 01/02/2025
Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!Sướng nhất Jimmy - Jenny, được ba mẹ cho sang hẳn Dubai chào Tết, nhưng Phương Oanh cũng không lường được việc mệt mỏi này!
19:00:59 01/02/2025
Tình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mớiTình trạng đáng lo của Khả Ngân ngày đầu năm mới
20:54:50 01/02/2025
Kim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đóiKim Hye Soo rời khỏi giải thưởng Rồng Xanh để tránh phải nhịn đói
17:56:14 01/02/2025

Tin mới nhất

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

Nghị sĩ Nga cảnh báo đáp trả cứng rắn nếu NATO đưa binh sĩ tới Ukraine

20:30:45 01/02/2025
Theo nghị sĩ cấp cao Nga Aleksey Zhuravlev, Moscow có thể sẽ coi việc triển khai trên diện rộng binh lính NATO ở Ukraine là mối đe dọa trực tiếp.
Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu chủ chốt của Nga

Ukraine tấn công nhà máy lọc dầu chủ chốt của Nga

20:21:47 01/02/2025
Nhà máy lọc dầu Lukoil ở vùng Volgograd từng nhiều lần trở thành mục tiêu bị tấn công trong gần 3 năm diễn ra cuộc xung đột Nga - Ukraine.
Nhà máy sản xuất đạn pháo cho Ukraine của EU phát nổ

Nhà máy sản xuất đạn pháo cho Ukraine của EU phát nổ

20:18:30 01/02/2025
Vụ nổ xảy ra tại một nhà máy sản xuất đạn dược của Expal Munitions ở Đông Nam Tây Ban Nha, khiến 6 công nhân bị thương, 1 người trong số đó đang nguy kịch.
Nga siết chặt miệng túi quanh Pokrovsk, thành trì Ukraine trên đà thất thủ

Nga siết chặt miệng túi quanh Pokrovsk, thành trì Ukraine trên đà thất thủ

20:09:27 01/02/2025
Quân đội Nga vây bọc và gia tăng áp lực dồn dập lên lực lượng Ukraine xung quanh khu vực chiến lược Pokrovsk ở miền Đông.
Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

Đức dự kiến cấp chế độ nghỉ thai sản cho phụ nữ sảy thai

18:05:24 01/02/2025
Với quy định mới, phụ nữ bị sảy thai sau tuần thứ 13 của thai kỳ sẽ có thể lựa chọn nghỉ thai sản. Tuy nhiên, họ không bắt buộc phải nghỉ nếu không muốn.
Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

Venezuela trả tự do cho 6 công dân Mỹ sau chuyến thăm của đặc phái viên Nhà Trắng

18:01:20 01/02/2025
Chúng tôi đã cất cánh và đang trên đường đưa sáu công dân Mỹ này về nhà. Họ vừa nói chuyện với Tổng thống Donald Trump và không ngừng cảm ơn ông ấy , ông Grenell viết trên mạng xã hội X, kèm theo bức ảnh chụp sáu người vừa được thả.
Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

Israel tăng gấp đôi số tù nhân được thả trong đợt trao đổi mới

17:57:45 01/02/2025
Cửa khẩu biên giới Rafah với Ai Cập là một trong những điểm vào chính vào lãnh thổ Palestine và là tuyến đường quan trọng để viện trợ. Nhưng biên giới đã bị đóng cửa kể từ khi lực lượng Israel chiếm giữ phía Palestine vào tháng 5/2024.
Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

Trên 67 triệu người ở vùng Sừng châu Phi thiếu lương thực nghiêm trọng

17:49:37 01/02/2025
Báo cáo của FAO và IGAD cho biết tình trạng di dời dân số đang ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh lương thực của nhiều cộng đồng tiếp nhận người nhập cư, gây thêm áp lực đối với nguồn lực của họ.
Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

Cựu cố vấn cấp cao của Fed bị buộc tội làm gián điệp kinh tế

17:46:52 01/02/2025
Hai đồng phạm bị cáo buộc của Rogers được xác định là thành viên của cơ quan tình báo và an ninh Trung Quốc, nhưng đã đóng giả làm nghiên cứu sinh tại một trường đại học ở nước này.
Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

Thông tin mới về số người thiệt mạng trong vụ rơi máy bay ở Philadelphia

17:44:42 01/02/2025
FAA sẽ phối hợp cùng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (NTSB) điều tra vụ việc. NTSB sẽ chỉ đạo cuộc điều tra và sẽ cung cấp tất cả các thông tin cập nhật.
Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

Cần thêm nhiều hàng viện trợ nhân đạo tới Dải Gaza

17:39:23 01/02/2025
Cùng ngày, Chương trình Lương thực thế giới (WFP) thông báo kể từ khi lệnh ngừng bắn được triển khai, khoảng 600 xe tải chở hàng viện trợ nhân đạo đã vào Dải Gaza mỗi ngày, trong đó có 50 xe chở nhiên liệu.
Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

Mỹ: Hạn chế trực thăng tại Washington sau vụ va chạm máy bay

16:25:04 01/02/2025
FAA cấm hầu hết các loại trực thăng bay trên một số tuyến đường gần sân bay và chỉ cho phép trực thăng cảnh sát, trực thăng y tế, trực thăng phòng không và trực thăng vận tải tổng thống bay trong khu vực giữa sân bay và các cây cầu gần ...

Có thể bạn quan tâm

Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp

Trấn Thành: Tôi cảm thấy bị chà đạp

Hậu trường phim

21:38:13 01/02/2025
Trấn Thành có những chia sẻ khi bộ phim Bộ Tứ Báo Thủ của mình nhận về nhiều ý kiến tranh cãi, chê bai trên mạng xã hội.
Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Bộ Tứ Báo Thủ: Bước lùi đáng tiếc của Trấn Thành

Phim việt

21:30:23 01/02/2025
Trấn Thành dường như không còn giữ được phong độ làm phim hoặc không còn ý tưởng nào mới lạ do phải chạy deadline cho kịp Tết mỗi năm.
Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Rodrygo từ chối 300 triệu euro của Al Hilal, hẹn Mbappe tạo kỷ lục

Sao thể thao

21:23:17 01/02/2025
Rodrygo từ chối lời đề nghị 300 triệu euro từ Al Hilal đến thay Neymar, quyết ở lại Real Madrid cùng Mbappe, Vinicius và Jude Bellingham tạo bộ tứ siêu đẳng.
Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Cặp đôi diễn viên hot nhất showbiz toang giữa Tết Nguyên đán, nhà gái cạch mặt không thèm về quê chồng?

Sao châu á

20:51:04 01/02/2025
Cuộc hôn nhân của Trần Hiểu - Trần Nghiên Hy lộ nhiều dấu hiệu bất ổn. Dù tin đồn ly hôn ầm ĩ dư luận cặp đôi vẫn nhất quyết không lên tiếng
Á hậu Phương Nhi lộ diện ở nơi không ngờ hậu đám hỏi với thiếu gia nhà tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Á hậu Phương Nhi lộ diện ở nơi không ngờ hậu đám hỏi với thiếu gia nhà tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Sao việt

20:47:46 01/02/2025
Mới đây, khoảnh khắc Á hậu Phương Nhi xuất hiện trong lớp học nhận được sự quan tâm. Trong bức hình, người đẹp gen Z nở nụ cười rất tươi, visual sáng bừng.
Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Sinh 8 con gái, ông bố ở Đà Nẵng nhận 'món quà' quý giá dịp tết Nguyên đán

Netizen

20:27:40 01/02/2025
Mỗi dịp Tết đến, các con gái lại thay phiên nhau về đón Tết cùng bố mẹ. Vào mùng 2 Tết, cả gia đình ông Thương tề tựu đông đủ bên mâm cơm đoàn viên.
Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Mùng 4 Tết, hơn 2.100 tài xế vi phạm nồng độ cồn

Tin nổi bật

19:01:36 01/02/2025
CSGT toàn quốc cũng xử lý 5.671 trường hợp vi phạm, tạm giữ 40 ô tô và 2.575 xe mô tô. Đồng thời, tước 332 giấy phép lái xe các loại, trừ điểm bằng lái 864 trường hợp.
Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Tử vi hằng ngày - Xem tử vi vui 12 con giáp ngày 1.2.2025

Trắc nghiệm

16:43:26 01/02/2025
Hôm nay là một ngày khá thuận lợi cho người tuổi Tý. Bạn có thể nhận được một tin vui bất ngờ từ gia đình hoặc bạn bè. Nếu đang có kế hoạch du xuân, hãy chú ý đến an toàn khi di chuyển.