Bóng ma trăm năm ám ảnh chảo lửa Trung Đông
Cả Syria và Iraq đều bị nỗi lo lắng đánh mất chủ quyền ám ảnh suốt nhiều năm qua với những cuộc nội chiến dường như không có hồi kết.
Một tay súng người Kurd trên chiến trường Kobani, Syria. Ảnh: AFP
Cả hai chính phủ đều giành thế thượng phong trong cuộc chiến với các lực lượng nổi dậy 6 tháng qua. Tuy nhiên, những thắng lợi này giành được chủ yếu nhờ sự hỗ trợ quân sự từ nước ngoài.
“Không rõ liệu Syria và Iraq có thể duy trì toàn vẹn lãnh thổ sau cuộc khủng hoảng này không?”, Xinhua dẫn lời ông Yasar Yakis, cựu ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ.
Câu hỏi trên trở nên đặc biệt quan trọng trong bối cảnh hiện tại, khi các cuộc nội chiến đã làm suy kiệt nguồn nhân lực, kinh tế, quân sự của hai quốc gia này.
“Syria và Iraq phải đối mặt với nguy cơ không thể duy trì toàn vẹn lãnh thổ”, ông Murat Bilhan, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược châu Á, trụ sở tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ, nhận định.
Theo ông, sự phân chia lãnh thổ hiện nay giữa Iraq và Syria sẽ không có giá trị pháp lý trong ngắn hạn do mâu thuẫn lợi ích giữa những nhóm đối lập, các nước trong khu vực hay những cường quốc đang chi phối cuộc khủng hoảng ở hai quốc gia này.
Hiệp ước trăm năm
Sau Thế chiến I, Anh và Pháp đã phân chia Trung Đông dựa theo Hiệp ước Sykes – Picot, được ký kết bí mật năm 1916, cách đây đúng 100 năm. Một phần lãnh thổ từng thuộc đế chế Ottoman được phân chia theo hiệp ước này thành Iraq và Syria mà không dựa trên bất cứ yếu tố về sắc tộc hay tôn giáo nào.
Video đang HOT
Hiện chưa rõ các cường quốc thế giới như Mỹ hay Nga sẽ nỗ lực đến đâu trong việc duy trì toàn vẹn lãnh thổ cho Syria và Iraq. Nhưng Phó tổng thống Mỹ Joseph Biden tháng trước ám chỉ Iraq là một nhà nước nhân tạo, hàm ý rằng quốc gia mà quân đội Mỹ từng phải dốc rất nhiều tiền của, binh lính để duy trì an ninh này là do con người tạo nên.
Theo Bilhan, những nhận xét mà ông Biden đưa ra ám chỉ một khả năng rằng biên giới hiện tại của Iraq có thể sẽ thay đổi.
“Hiệp ước Sykes-Picot có vẻ sẽ là một ‘bóng ma’ mới trong khu vực”, ông Huseyin Bagai, giáo sư Quan hệ Quốc tế thuộc Đại học Kỹ thuật Trung Đông, bình luận.
Mỹ hiện triển khai 4.000 quân tại Iraq. Chiến đấu cơ và trực thăng của Washington đã hỗ trợ tích cực cho không quân Iraq trong cuộc chiến chống Nhà nước Hồi giáo (IS).
Trong khi Iraq đang phải chật vật giải quyết mối xung đột tôn giáo giữa hai nhóm Hồi giáo dòng Sunni và Shiite thì ở phía bắc, người Kurd lại ra sức đấu tranh đòi quyền tự trị.
Trả lời phỏng vấn tờ Al-Monitor hồi tháng ba, ông Massoud Barzani, lãnh đạo chính quyền khu tự trị người Kurd, cho hay, họ đang có kế hoạch trưng cầu dân ý về nền độc lập trước tháng 10.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, trong một cuộc họp báo với người đồng cấp Iran Hassan Rowhani, từng khẳng định, ông ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Iraq và Syria. Thế nhưng, Ankara lại bị cáo buộc cho phép người Kurd ở Iraq vận chuyển dầu qua nước này để kiếm tiền.
Bàn về việc liệu Ankara có công nhận độc lập cho người Kurd ở Iraq hay không, ông Barzani nhận xét: “Nếu đảng Công lý và Phát triển cầm quyền không chấp nhận một quốc gia độc lập của người Kurd ở Iraq, tôi không nghĩ bất kỳ một chính phủ nào khác ở Thổ Nhĩ Kỳ có thể làm được điều đó”.
Theo ông Yakis, cựu ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ kiêm giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược ở Ankara, Iraq sẽ phải đối mặt với vấn đề ly khai nếu người Kurd đấu tranh đòi độc lập.
“Người Kurd có mọi điều kiện để thành lập quốc gia độc lập, ngoại trừ một chiếc ghế ở Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”, ông cho biết. “Mỹ cũng không loại trừ viễn cảnh trên”.
Nếu Iraq thực sự bị phân chia và đánh mất sự toàn vẹn lãnh thổ, khi đó, các quốc gia nhỏ của người Kurd, người Sunni và người Shiite sẽ lần lượt hình thành ở miền bắc, miền trung và miền nam.
Syria và viễn cảnh tan đàn xẻ nghé
Bức tranh ở Syria cũng không quá khác biệt. Một số nhóm đối lập dòng Sunni, ngoài IS và người Kurd, đang nổi lên khá nhanh trên chính trường nước này.
Giống như Iraq, cuộc nội chiến tại Syria xuất phát từ những xung đột tôn giáo và sắc tộc. Chính quyền Syria hiện tại do nhóm người thiểu số Alawite điều hành, mặc dù những người Sunni đã giành được vị thế nhất định trong hệ thống chính trị.
Thổ Nhĩ Kỳ, Arab Saudi, Qatar cùng một số quốc gia khác hỗ trợ quân sự cho các nhóm nổi dậy dòng Sunni ôn hòa chống chính quyền Syria. Mỹ trong khi đó lại yểm trợ người Kurd chiến đấu tại những khu vực do IS chiếm đóng ở phía bắc. Người Kurd đã thành lập được ba khu tự trị dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, đồng thời tuyên bố sẽ thành lập một nhà nước liên bang ở phía bắc Syria.
Syria, Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ không công nhận chính quyền liên bang ở khu vực do người Kurd kiểm soát, nhưng một lãnh đạo người Kurd cảnh cáo, họ sẽ đấu tranh giành độc lập nếu yêu cầu thành lập nhà nước liên bang không được chấp thuận.
Ankara và Washington tuyên bố ủng hộ toàn vẹn lãnh thổ của Syria, nhưng sự hỗ trợ của họ cho các phe đối lập khác nhau đang đi ngược lại với cam kết đó.
Trong trường hợp Syria bị “tan đàn xẻ nghé”, chính quyền Assad sẽ kiếm soát chủ yếu vùng bờ biển phía tây cũng như các khu vực xung quanh thủ đô Damascus. Người Kurd sẽ thành lập một nhà nước độc lập ở phía bắc. Phần còn lại do người Sunni nắm giữ. Cũng theo ông Yakis, lãnh thổ của người Sunni có thể kéo dài sang cả Iraq bởi những vùng lãnh thổ mà họ chiếm giữ tại Iraq và Syria nằm rất gần nhau.
Đình Việt
Theo VNE
Ngoại trưởng Nga phủ nhận tổng thống Syria là đồng minh
Ông Lavorov nói Nga ủng hộ Tổng thống Syria Assad trong cuộc chiến chống khủng bố, nhưng ông Assad không phải đồng minh của Nga.
Ngoại trưởng Nga nói Syria không phải đồng minh giống như quan hệ Mỹ - Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters
"Assad không phải là của chúng tôi", hãng RIA Novosti trích lời Ngoại trưởng Nga Lavrov hôm 4/5. "Chúng tôi ủng hộ chính phủ của ông Assad trong cuộc chiến chống khủng bố và bảo vệ nhà nước Syria. Nhưng ông ấy không phải là đồng minh giống như Thổ Nhĩ Kỳ là đồng minh của Mỹ", ông Lavrov nói.
Ngoại trưởng Nga cũng tỏ ý trông đợi cuộc hòa đàm Syria tại Geneva sẽ được nối lại trong tháng này, nhưng ông cho rằng điều kiện thích hợp vẫn chưa được đáp ứng cho các cuộc thương lượng trực tiếp, do có "những ý tưởng bất chợt" của Ủy ban đàm phán cấp cao (HNC) và các nước khác, bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ. HNC là đại diện cho liên minh gồm nhiều nhóm đối lập ở Syria.
Vòng đàm phán giữa chính phủ Syria và HNC được đưa ra nhằm thiết lập quá trình chuyển tiếp chính trị để chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài 5 năm ở nước này. Theo lộ trình quốc tế do Liên Hợp Quốc làm trung gian, một chính quyền chuyển tiếp sẽ được thiết lập vào giữa năm nay và bầu cử diễn ra vào giữa năm 2017.
Trong vài tuần tới, cuộc họp giữa Syria và Nhóm hỗ trợ quốc tế (ISSG) - tổ chức liên lạc gồm 17 quốc gia ở cả hai phe trong cuộc nội chiến, sẽ được tổ chức, theo ông Lavrov.
Văn Việt
Theo VNE
Ngoại trưởng Mỹ ra tối hậu thư buộc Tổng thống Assad ra đi Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đưa ra thời hạn cuối cùng tháng 8.2016 là thời điểm Tổng thống Syria phải ra đi để bắt đầu sự chuyển tiếp chính trị, nếu không Syria sẽ đối mặt với hậu quả khôn lường. Ngoại trưởng John Kerry đưa ra tối hậu thư cho Tổng thống AssadReuters Sau cuộc họp khẩn với đại diện Liên Hiệp...