Bóng ma sắc tộc ám ảnh nước Mỹ
Chính phủ Mỹ đã thất bại trong nỗ lực theo đuổi lý tưởng mọi người dân đều được đối xử công bằng.
Đài truyền hình CNN (Mỹ) ghi nhận đêm 25-11 (giờ địa phương), biểu tình tiếp tục diễn ra ở 37 bang để phản đối tòa án không truy tố cảnh sát Darren Wilson, người đã bắn chết thanh niên da đen Michael Brown hôm 9-8 ở thị trấn Ferguson (bang Missouri).
Đây là đêm biểu tình thứ hai liên tiếp ở Mỹ. Hàng ngàn người xuống đường ở nhiều thành phố. Nói chung biểu tình diễn ra trong hòa bình. Nhiều người bị bắt vì cản trở giao thông.
Tại thị trấn Ferguson, khoảng 100 người tập trung gần văn phòng cảnh sát, đối diện với 50 cảnh sát chống bạo động có vệ binh bảo vệ. Không có đụng độ lớn xảy ra như đêm trước.
Sự kiện ông Obama được bầu làm tổng thống da đen đầu tiên của Mỹ năm 2008 không thay đổi nhiều tình hình sắc tộc. Nước Mỹ không còn cảnh bạo lực sắc tộc của những năm 1990 ở Los Angeles nhưng vẫn chưa đẩy lùi vấn đề sắc tộc vào quá khứ.
Theo kết quả điều tra của trung tâm nghiên cứu Pew hồi tháng 8, 65% số người da đen được hỏi nghĩ rằng cảnh sát ở Ferguson phản ứng quá đáng trong khi chỉ có 33% số người da trắng nghĩ như thế.
Biểu tình ở Oakland (bang California) đêm 25-11
Video đang HOT
80% số người da đen được hỏi nhận định trọng tâm của vấn đề là phân biệt sắc tộc trong khi chỉ có 37% số người da trắng nghĩ như vậy.
Cuối cùng, chỉ có 18% số người da đen được hỏi tin vào luật pháp trong khi con số này ở người da trắng là 52%.
Báo Huffington Post (Mỹ) đã đăng bài viết của GS Preston Shipp ở ĐH Lipscomb (bang Tennessee) khẳng định người Mỹ gốc Phi đã trải qua nhiều thế hệ bất công.
Trong tiến trình tư pháp ở Mỹ, họ dễ bị bắt hơn người da trắng khi cả hai cùng phạm một tội giống nhau; một khi bị bắt thì dễ bị kết tội hơn và đến khi bị kết tội thì nhanh chóng bị phạt tù hơn.
GS Preston Shipp nhận định chính phủ Mỹ đã thất bại trong nỗ lực theo đuổi lý tưởng mọi người dân đều được đối xử công bằng.
Thái độ thiếu quan tâm đến cộng đồng người Mỹ gốc Phi không chỉ thể hiện ở thành kiến sắc tộc, sự nghi ngờ, nỗi sợ hãi qua lời nói hay hành động mà còn thể hiện trong các hệ thống và thể chế công lý.
Trả lời báo Le Figaro (Pháp), chuyên gia Franois Durpaire phân tích thành kiến sắc tộc vẫn tồn tại ở Mỹ, có điều hiện nay thành kiến sắc tộc ít gây ảnh hưởng hơn những năm 1960 vì hệ thống luật pháp của Mỹ đã chuẩn mực hơn.
Hiện nay vấn đề thành kiến sắc tộc cùng lúc mang hai yếu tố sắc tộc và xã hội. Ví dụ: Đa số dân ở Ferguson là người da đen và đều là dân nghèo.
Ngoài ra, vấn đề thành kiến sắc tộc được xử lý khác nhau tùy địa phương vì xã hội Mỹ không đồng nhất.
Ví dụ tại Ferguson, tuy đa số dân là người da đen nhưng 56/57 cảnh sát lại là người da trắng. Trong khi đó ở các bang miền Nam như Louisiana hay Mississippi, các bang đã áp dụng các biện pháp thích hợp để giải quyết vấn đề sắc tộc, ví dụ như thiết lập lực lượng cảnh sát đa sắc tộc.
Ngày 25-11 (giờ địa phương), từ Genève (Thụy Sĩ), Cao ủy Nhân quyền LHQ Zeid Ra’ad Al Hussein đã kêu gọi những người biểu tình ở Mỹ kiềm chế. Ông cũng chỉ trích số nạn nhân da đen trong các vụ xung đột với cảnh sát và trong các nhà tù ở Mỹ không cân xứng với người da trắng. Tổ chức Ân xá quốc tế kêu gọi lực lượng bảo vệ an ninh ở bang Missouri không sử dụng vũ lực thái quá đối với những người biểu tình. Tổ chức này nhấn mạnh quyền biểu tình hòa bình là quyền cơ bản cần được bảo vệ, cảnh sát cần phải tôn trọng quyền biểu tình chứ đừng nên cản trở. _________________________________________ 2.200 vệ binh quốc gia đã được triển khai từ đêm 25-11 tại thị trấn Ferguson 21.000 dân. Số vệ binh đã tăng lên gấp ba lần. Đốt nhà, đốt xe, phá hoại tài sản, đặt mọi người trong tình thế nguy hiểm. Không có bất kỳ lý do nào để biện minh cho điều đó. Đó là hành động tội phạm. Tổng thống OBAMA
Theo Hoàng Duy – Duy Khang
Pháp luật TPHCM
Lộ video cảnh sát Mỹ bắn chết cậu bé da màu
Đoạn video ghi hình 2 cảnh sát bắn chết cậu bé da màu, 12 tuổi, được công bố trong lúc người dân Mỹ biểu tình phản đối cảnh sát bắn chết người da màu ở Ferguson.
Cậu bé 12 tuổi Rice và khẩu súng đồ chơi - Ảnh: Reuters
Ngày 26.11, các quan chức tại Cleveland, bang Ohio, công bố đoạn băng cậu bé Tamir E. Rice bị bắn chết tại trung tâm giải trí Cudell. Đúng như thông tin trước đó, đoạn phim cho thấy cảnh Rice đi trong công viên, cầm súng chĩa vào mọi người. Khẩu súng được xác định là đồ chơi, loại này thường được làm y như khẩu súng lục bán tự động.
Đoạn phim không có âm thanh, nhưng theo cảnh sát Cleveland giải thích, hai nhân viên tuần tra Timothy Loehmann và Frank Garmback đã yêu cầu Rice giơ tay lên đầu 3 lần và bắn cậu bé khi cậu dùng tay rút súng thay vì tuân lệnh.
Trong đoạn video, khẩu súng cậu bé dùng vẫn còn dải băng màu cam, Reuters dẫn lời quan chức Cleveland cho biết. Trước đó, bộ đôi cảnh sát được cho đã nhầm lẫn vì khẩu súng đã... mất đi chiếc băng đánh dấu đó là sản phẩm đồ chơi.
Loehmann, người được sở cảnh sát thông tin đã bắn Rice, mới vào nghề chưa đầy 1 năm. Hiện cả Loehmann và Garmback đều đã xin nghỉ phép.
Có 300 người đã biểu tình việc cảnh sát bắn chết Rice vào ngày 25.11, gây tắc nghẽn giao thông hàng giờ. Sau đó, gia đình Rice yêu cầu mọi người cư xử hòa bình, do họ "tin vào hệ thống tư pháp".
Với bằng chứng từ đoạn video nói trên, vụ việc sẽ được lật lại. Theo chính sách được ban hành năm 2013 về trường hợp cảnh sát nổ súng bắn người trong lúc làm nhiệm vụ, đoạn video này có khả năng được sử dụng làm bằng chứng, công tố viên Timothy McGinty cho biết.
Nếu mọi chuyện được xới lên, nó sẽ càng đẩy căng thẳng giữa chính quyền Washington với người dân lên cao. Vài ngày qua nước Mỹ đã rúng động về trường hợp cảnh sát không bị truy tố dù bắn chết thiếu niên không vũ trang Michael Brown. Cả Brown lẫn Rice đều là người da màu.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Biểu tình lan rộng ở Mỹ vì vụ bắn người da màu Hàng trăm người ở các thành phố lớn của Mỹ tràn xuống đường phản đối việc tha bổng một cảnh sát da trắng bắn chết thiếu niên da màu ở Ferguson, bang Missouri ba tháng trước. Đám đông biểu tình hôm qua đổ xuống Quảng trường Thời đại, New York, để đòi công lý cho nạn nhân. Biểu tình và bạo động lan...