Bóng ma nội chiến
Liên tiếp trải qua những tháng được xem là “đẫm máu nhất” bởi hàng loạt vụ đánh bom kinh hoàng, Iraq đang phải đối mặt với bóng ma nội chiến đáng sợ.
Lực lượng an ninh Iraq bất lực trước làn sóng bạo lực leo thang tại nước này
Iraq đang đối mặt với giai đoạn bạo lực leo thang tồi tệ nhất trong 5 năm gần đây, làm dấy lên những quan ngại sâu sắc về tình hình an ninh bất ổn tại quốc gia Trung Đông này. Tính từ đầu năm tới nay, các vụ bạo lực liên tiếp đã cướp đi sinh mạng của ít nhất 2.900 người và làm hàng nghìn người khác bị thương.
Sau khi trải qua các “tháng đẫm máu” nhất: tháng 5 với 507 người thiệt mạng và 1.278 người bị thương, tháng 6 với hơn 600 người thiệt mạng và hơn 1.770 người bị thương, Iraq lại chứng kiến tháng 7 có tới hơn 630 người thiệt mạng và gần 1.450 người bị thương do bạo lực. Tháng 7 này cũng là “tháng đẫm máu nhất” trong 5 năm qua.
Video đang HOT
Không chỉ là tháng có nhiều thương vong nhất mà mức độ tàn khốc của các vụ bạo lực ở Iraq trong tháng 7 cũng vô cùng kinh hoàng. Điều này thể hiện rõ qua những vụ tấn công bạo lực đẫm máu đã diễn ra trong tháng 7 này: ít nhất 65 người đã thiệt mạng và 190 người bị thương trong một loạt vụ đánh bom xe xảy ra ngày 20-7 tại Thủ đô Baghdad, các vụ đánh bom ngày 19-7 đã cướp đi sinh mạng của 34 người và làm 101 người bị thương, ít nhất 62 người chết và 139 người bị thương trong các vụ tấn công diễn ra trong ngày 11-7…
Tình hình bạo lực tại Iraq đang diễn ra đúng như những cảnh báo trước đây khi quân Mỹ rút về nước và trao trách nhiệm đảm bảo an ninh cho lực lượng an ninh Iraq. Dù Mỹ đã có tới gần 9 năm chuẩn bị để hình thành một lực lượng vũ trang Iraq đông tới gần 1 triệu người cùng đầy đủ trang thiết bị vũ khí song lực lượng này vẫn chưa đủ sức gánh vác trách nhiệm bảo đảm an ninh sau khi quân Mỹ rút hết vào ngày 18-12-2011.
Song sự yếu kém của quân chính phủ Iraq chỉ là một phần nguyên nhân dẫn tới tình hình bạo lực gần như đã vượt tầm kiểm soát hiện nay. Nguyên nhân quan trọng nhất chính là mối xung khắc không những không dịu đi mà còn gia tăng giữa 2 cộng đồng sắc tộc chủ yếu Shiite và Sunni tại Iraq.
Trước khi Mỹ đưa quân vào đánh chiếm, lật đổ chế độ Saddam Hussein, cộng đồng Sunni chỉ chiếm khoảng 20% số dân song lại kiểm soát quyền lực tại Iraq. Sau cuộc chiến đầu năm 2003, cộng đồng Shiite chiếm gần 80% số dân Iraq trỗi dậy nắm trọn quyền lực, khiến mâu thuẫn truyền kiếp giữa hai cộng đồng lớn nhất ở nước này lại càng sâu sắc.
Theo giới quan sát, bạo lực tại Iraq bùng phát mạnh từ đầu năm nay sau khi cộng đồng thiểu số người Sunni phát động nhiều cuộc biểu tình phản đối chính phủ do người Shiite lãnh đạo vì cho rằng chính phủ hiện nay đang thực thi các chính sách cô lập và phân biệt đối xử. Trong làn sóng chống đối gia tăng mạnh mẽ này, các tay súng chống đối chính phủ đã gia tăng các cuộc tấn công nhằm vào lực lượng chính phủ.
Làn sóng bạo lực tồi tệ nhất trong 5 năm qua tại Iraq đang leo thang, do đó làm dấy lên những lo ngại sâu sắc về nguy cơ bùng nổ nội chiến tại quốc gia này.
Theo ANTD
Hơn 1.000 người tử vong do bạo lực giáo phái ở Iraq
Theo số liệu thống kê của Liên Hợp Quốc đưa ra vào hôm qua (1-6), bạo lực giáo phái ở Iraq đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng chỉ tính riêng tháng 5 vừa qua. Đây là tháng thương vong cao nhất kể từ khi cuộc tàn sát tôn giáo đẫm máu xảy ra vào năm 2006-2007, làm gia tăng nỗi lo sợ về một cuộc nội chiến sắp xảy ra.
Gần 2.000 người thiệt mạng trong 2 tháng qua khi tổ chức khủng bố quốc tế al-Qaeda và quân nổi dậy Hồi giáo Sunni tiến hành đấu tranh bạo lực và có vẻ như đang làm sống lại cuộc chiến đẫm máu đã giết chết hàng chục ngàn người 5 năm về trước.
Martin Kobler, đặc phái viên Liên Hợp Quốc tại Baghdad cho biết: "Số thương vong là một "kỷ lục" đáng buồn. Các nhà lãnh đạo chính trị Iraq phải hành động ngay lập tức để ngăn chặn đổ máu xảy ra".
Chỉ tính riêng tháng 5-2013, bạo lực giáo phái ở Iraq đã khiến hơn 1.000 người thiệt mạng (Ảnh: Reuters)
Các vụ đụng độ mới phản ánh tình trạng căng thẳng ngày càng xấu đi giữa chính phủ do người Hồi giáo Shiite lãnh đạo và nhóm người Hồi giáo Sunni thiểu số. Người Sunni cho rằng chính phủ đã "phân biệt đối xử" với họ, kể từ khi tổng thống Saddam Hussein (thuộc người hồi giáo Sunni) bị lật đổ bởi cuộc tấn công do Mỹ đứng đầu năm 2003.
Thủ tướng Iraq Nuri al-Maliki đã có cuộc gặp gỡ với lãnh đạo các giáo phái từ khắp nơi trên đất nước Iraq vào hôm thứ Bảy để bàn biện pháp giải quyết các cuộc xung đột. Tuy nhiên, cuôc đàm phán ban đầu về cơ bản không giải quyết được những bất mãn của người Hồi giáo Sunni.
Tuần này, nhiều vụ đánh bom đã diễn ra tại khu vực sinh sống của người Shiite và người Sunni ở thủ đô Baghdad, khiến 100 người thiệt mạng. Khoảng 1.045 người thiệt mạng trong tháng 5 là dân thường.
Số thương vong theo thống kê của Liên Hợp Quốc cao hơn so với ước tính của Reuters là 600 người. Số lượng này thay đổi tùy theo nguồn tin cung cấp và tăng vượt quá ước tính ban đầu do nhiều người bị thương chết.
Theo ANTD
Thủ đô Li-băng trúng 2 quả tên lửa, nhiều người bị thương Sáng nay theo giờ địa phương, ít nhất 4 người dân tại thủ đô Beirut của Li-băng đã bị thương khi 2 quả tên lửa bắn trúng khu vực phía Nam thành phố này, vốn do Hezbollah kiểm soát. Đây được xem như dấu hiệu cuộc nội chiến tại Syria đang lan sang Li-băng. Ban công một tòa nhà chung cư bị trúng...