“Bóng ma” những công trình tiền tỉ
Hàng loạt dự án, công trình có vốn đăng ký đầu tư hàng trăm tỉ đồng nhưng lại bỏ hoang, như “bóng ma” trùm cả Khu Kinh tế Dung Quất.
Nhiều năm qua, tại Khu Kinh tế (KKT) Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi) có rất nhiều tập đoàn, doanh nghiệp đăng ký đầu tư, phát triển dịch vụ. Thế nhưng, ngoài vài đơn vị đã triển khai, có hiệu quả bước đầu, không ít doanh nghiệp đang “gãy gánh giữa đường”.
Dự án khu vui chơi giải trí dành cho cán bộ – công nhân viên Nhà máy óng tàu Dung Quất hư hỏng, hoang phế nhiều năm qua
Ngổn ngang công trình bỏ hoang
ến KKT Dung Quất một ngày cuối tháng 8, chúng tôi chứng kiến cảnh tượng vắng lặng bao trùm. Ven con đường dẫn vào TP Vạn Tường (nằm trong KKT) đầy những công trình đồ sộ, tiền tỉ nhưng tất cả phải “trùm mền”, bên trong không một bóng người, rêu phủ đầy. Những hàng quán ven đường phục vụ cho những kỹ sư, công nhân xây dựng một thời phát triển khá rầm rộ, nay xiêu vẹo, chỏng chơ…
Công trình trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí TP Vạn Tường dở dang, cửa cổng đóng chặt, ổ khóa hoen gỉ… ây là công trình do Công ty TNHH Vạn Năm làm chủ đầu tư với số vốn lên tới gần 100 tỉ đồng nhưng mới xây đến tầng 3 đã bỏ hoang trong nhiều tháng qua.
Video đang HOT
Cách đó không xa, công trình khu trung tâm vui chơi giải trí dành cho cán bộ – công nhân viên của Nhà máy óng tàu Dung Quất cũng đang bị bỏ hoang. Những bức tường sắp đổ cạnh nhiều hạng mục bằng sắt hoen gỉ. Giữa khung cảnh đổ vỡ, mục nát chỉ có dòng chữ Vinashin Dung Quat Shipyard là còn khá nguyên vẹn.
i tiếp khoảng 2 km, chúng tôi bắt gặp xưởng cơ khí của Nhà máy óng tàu Dung Quất cũng trong tình trạng bỏ hoang. Cạnh đó, khu nhà ở dành cho cán bộ, công nhân viên Nhà máy óng tàu Dung Quất cỏ mọc um tùm, không một bóng người. ây là những công trình do Công ty Công nghiệp tàu thủy Dung Quất làm chủ đầu tư với số vốn lên đến hàng trăm tỉ đồng.
Trong khi đó, dự án Nhà máy Thép Guang Lian Dung Quất có vốn đăng ký đầu tư 4,5 tỉ USD do Tập đoàn Tycoons (ài Loan) làm chủ nhưng sau 7 năm triển khai, nay vẫn còn là bãi đất trống. Không chỉ bỏ hoang, chủ đầu tư còn xây dựng tường rào, chặn đường đi của người dân gây thiệt hại kinh tế lớn cho địa phương.
Công trình trung tâm khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí thành phố Vạn Tường trong Khu Kinh tế Dung Quất đang bỏ hoang Ảnh: Tử Trực
Khó khăn trong thu hồi
Theo ông Lê Văn Dũng, Phó trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất, tại đây hiện có ít nhất 15 dự án tiền tỉ bị bỏ hoang. Ban Quản lý KKT gặp khó khăn trong việc thu hồi hay để chờ chủ đầu tư triển khai tiếp.
Thống kê của Ban Quản lý KKT Dung Quất, hiện có 27 dự án đã được cấp phép nhưng chậm tiến độ. Trong đó, 6 dự án do chậm giải phóng mặt bằng, số còn lại do chủ đầu tư gặp khó khăn về tài chính. Dự kiến, sẽ thu hồi 9 trong số 21 dự án khó khăn về tài chính do ban quản lý đã nhiều lần đôn đốc nhưng chủ đầu tư không thể triển khai. 12 dự án “bỏ hoang” còn lại sẽ xem xét điều chỉnh gia hạn đầu tư.
Ông Lê Văn Dũng cho rằng phức tạp hiện nay là việc xử lý những dự án đã phát sinh tài sản trên đất. Những dự án này, ban quản lý sẽ thành lập hội đồng để xác định giá trị tài sản rồi tiến hành thu hồi, chờ giao cho nhà đầu tư mới hoặc phối hợp nhà đầu tư xử lý theo phương hướng mua bán và sáp nhập.
Theo Ban Quản lý KKT Dung Quất, chỉ năm 2012, đã thu hồi khoảng 10 dự án, với tổng số vốn đầu tư gần 1.000 tỉ đồng. Trước đó, năm 2011, đã thu hồi 12 dự án với tổng số vốn 1.650 tỉ đồng.
Chậm tiến độ một nhà máy, đe dọa thiếu điện cả miền Nam Ngay trong ngày Chính phủ đồng ý về nguyên tắc cho chỉ định tổng thầu dự án, chủ đầu tư vội vàng ký kết với công ty trực thuộc gói thầu xây dựng nhà máy nhiệt điện lên đến 1,2 tỉ USD. Tuy nhiên, sau gần 3 năm triển khai, dự án này vẫn ì ạch. ó là tình cảnh tại dự án Nhà máy Nhiệt điện Long Phú 1 (huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) do Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) làm chủ đầu tư. Việc chậm tiến độ của dự án có công suất thiết kế 1.200 MW này đưa đến nguy cơ thiếu điện ở khu vực miền Nam vào các năm 2015-2016. Ngày 28/12/2010, khi Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc, PVN ký ngay hợp đồng tổng thầu EPC (thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng công trình) trị giá 1,2 tỉ USD với Tổng Công ty CP Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Việt Nam (PTSC). Thời điểm đó, nhà thầu này tuyên bố sẽ đưa tổ máy số 1 vận hành vào năm 2014 và hoàn thành toàn bộ nhà máy vào 2015. Tuy nhiên, đến nay, không có dấu hiệu nào cho thấy dự án này có thể hoàn thành đúng tiến độ đã cam kết. Trong khi đó, cơ quan chức năng xác định PTSC không đủ kinh nghiệm để thầu thi công nhà máy nhiệt điện. Từ thực tế trên, tháng 3 năm nay, PVN lại đề nghị Chính phủ cho phép thay thế tổng thầu, đồng thời xin được nâng mức đầu tư do vật giá gia tăng theo thời gian. Trước diễn biến trên, nhiều bộ, ngành đã lên tiếng phản ứng. Trong văn bản gửi PVN, Tổng cục Năng lượng (Bộ Công Thương) đề nghị sớm chấm dứt hợp đồng với tổng thầu PTSC. Trong khi đó, Bộ Tài chính khẳng định khi đồng ý về nguyên tắc cho PVN tiến hành chỉ định tổng thầu, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cũng giao tập đoàn này chịu trách nhiệm về việc lựa chọn nhà thầu. “Trong trường hợp dự án không bảo đảm chất lượng, tiến độ và hiệu quả kinh tế do các nguyên nhân từ việc lựa chọn tổng thầu EPC, đề nghị PVN và PTSC có giải trình để báo cáo Thủ tướng Chính phủ về nguyên nhân và trách nhiệm” – công văn Bộ Tài chính nêu rõ. Q.Lâm
Theo Tử Trực (Người lao động)
Nhiều dự án triệu USD ở Khu kinh tế Dung Quất bị thu hồi
Nhiều dự án có vốn đầu tư từ vài triệu cho tới hàng chục triệu USD đã bị Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) thu hồi trong năm 2012. 9 dự án khác chậm tiến độ hơn 12 tháng cũng đang trong "tầm ngắm".
Nhiều khu nhà ở, dịch vụ bỏ hoang ở Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh: Trí Tín.
Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất vừa gửi văn bản báo cáo tỉnh Quảng Ngãi về kết quả rà soát, đánh giá các dự án chậm tiến độ trên địa bàn. Theo đó, năm 2012, Ban quản lý này đã thu hồi 5 dự án với tổng số tiền hơn 37 triệu USD (tương đương khoảng 650 tỷ đồng).
Ban quản lý đang tiếp tục xem xét thu hồi giấy chứng nhận đầu tư trong đầu năm 2013 đối với 9 dự án bất động sản và dịch vụ đã chậm hơn 12 tháng so với tiến độ được cấp phép và không còn khả năng tiếp tục xây dựng dự án. Các dự án này chủ yếu từ khi nhà máy lọc dầu, công nghiệp nặng Doosan, đóng tàu triển khai thi công rầm rộ trong giai đoạn 2007-2009.
5 dự án đã bị thu hồi:
- Doobon Việt Nam do Công ty TNHH Doobon Việt Nam (Hàn Quốc) đầu tư 28 triệu USD
- Khu dịch vụ tổng hợp Huy Vũ do Công ty TNHH Huy Vũ đầu tư 55 tỷ đồng (tương đương 2,6 triệu USD)
- Kho bãi hàng hóa Ngọc Tuấn-Dung Quất do Công ty TNHH Vận tải Dung Quất đầu tư 50 tỷ đồng.
- Khu dịch vụ tổng hợp Thanh Hương do Công ty TNHH MTV Thương mại - Dịch vụ môi trường Thanh Hương đầu tư gần 48 tỷ đồng.
- Tổ hợp khách sạn và Dịch vụ tổng hợp TTT do Công ty TNHH TTT làm chủ đầu tư với số tiền 34 tỷ đồng.
Hiện tại trên địa bàn Khu kinh tế Dung Quất có 27 dự án thuộc diện chậm ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó có 19 dự án thuộc lĩnh vực đầu tư bất động sản và dịch vụ các loại.
Theo phương án xử lý của Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất, đối với các dự án đang trạng thái nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết, chưa ảnh hưởng đến đất đai canh tác của người dân, nếu nhà đầu tư vẫn quyết tâm theo đuổi, đề nghị cho phép xem xét giãn tiến độ thời gian hợp lý. Đối với các dự án đã hình thành tài sản trên đất sẽ xử lý theo hướng thành lập Hội đồng để xác định giá trị tài sản đầu tư và tiến hành thu hồi, chờ giao cho nhà đầu tư mới. Hoặc phối hợp nhà đầu tư mua bán và sáp nhập theo quy định của pháp luật.
Trước đó, năm 2011, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất cũng đã thu hồi 12 dự án thuộc lĩnh vực dịch vụ, thương mại, cảng biển...v ới tổng vốn đầu tư hơn 1.650 tỷ đồng.
Đến cuối năm 2012, tại Khu kinh tế Dung Quất đã cấp chứng nhận đầu tư cho 113 dự án với tổng vốn đăng ký 8 tỷ USD ( hơn 138.743 tỷ đồng), trong đó 100 dự án trong nước và dự án nước ngoài. Tổng giá trị vốn thực hiện đầu tư khoảng 4,8 tỷ USD/8 tỷ USD (đạt 60% vốn đăng ký đầu tư).
Theo VNE
Cửa khẩu Mộc Bài chờ chính sách Kể từ ngày 1.1.2013, Khu kinh tế cửa khẩu (KTCK) Mộc Bài chính thức ngừng hoạt động bán hàng miễn thuế theo Quyết định số 93 ngày 10.7.2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo ông Phan Minh Thành-Phó trưởng ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, BQL đã có thông báo đề nghị các doanh nghiệp (DN) đang hoạt động bán hàng...