“Bóng ma” IS ở Đông Nam Á
Theo Tổ chức Soufan ở New York (Mỹ), có khoảng 200 người Indonesia và 30 người Malaysia đã rời Đông Nam Á tới Syria gia nhập một số nhóm Hồi giáo, trong đó có Nhà nước Hồi giáo (IS). Chính sự tham gia của công dân ở Đông Nam Á vào các cuộc xung đột ở Trung Đông để lộ ra nguy cơ khủng bố đối với nhiều nước trong khu vực.
IS đang ở hữu nhiều vũ khí hiện đại và có các tay súng dày dạn kinh nghiệm
Tại Indonesia, một trong số thủ lĩnh lên tiếng ủng hộ IS là Abu Bakar Bashir. Nhân vật này là người sáng lập nhóm khủng bố cực đoan Jemaah Islamiyah (JI) – lực lượng đã gây ra các vụ đánh bom lớn trong những năm 2000, trong đó có vụ đánh bom hộp đêm Bali năm 2002, khách sạn Marriot năm 2003, Đại sứ quán Australia năm 2004, vụ đánh bom Bali năm 2005 và đặt bom khách sạn Jakarta năm 2009. Abu Bakar Bashir đã bị kết tội khủng bố năm 2011 với hình phạt là 15 năm tù. Trung tuần tháng 8 vừa qua, hắn tuyên thệ cùng 23 phạm nhân khác tại nhà tù Pasir Putih ở Trung Java rằng, sẽ trung thành với IS và thủ lĩnh Abu Bakr al-Baghdadi của nhóm này.
Nguy hiểm hơn khi phần đông người Hồi giáo Indonesia thuộc phái Sunni cho nên việc IS gần đây chiếm một số thành phố của Iraq, các “chiến binh” Indonesia tin rằng đây là “cuộc giải phóng” những người Sunni ở Iraq.
Ngày 29-6, khi lãnh đạo Abu Bakar al-Baghdadi của IS tuyên bố thành lập “Nhà nước Hồi giáo”, các website thánh chiến tại Indonesia đã dậy sóng, khiến nhiều người sẵn sàng lên kế hoạch đến Syria như một chuyến đi không hẹn ngày về.
Tại Malaysia, cảnh sát mới đây đã phá được âm mưu đánh bom một loạt quán bar, vũ trường và cả nhà máy bia Carlsberg của các chiến binh Hồi giáo có liên hệ với nhóm IS. Tham gia vào kế hoạch này có cả những chuyên gia và 2 phụ nữ độ tuổi 20-50. Những nghi can này đã lên kế hoạch sang Syria để học tập kinh nghiệm từ IS và kêu gọi quyên góp tiền cho chuyến đi trên Facebook dưới mác “lao động nhân đạo”.
Trong khi đó, cả IS và Nhóm khủng bố “Mặt trận al-Nusrah” tại Syria đều nhận thức rằng Indonesia, một quốc gia có tới 88% dân số theo đạo Hồi và Malaysia, nước có 62% dân số theo đạo Hồi, đều là nguồn cung dồi dào cho việc tuyển mộ nhân lực và hỗ trợ tài chính của chúng. Gần đây, cả hai nhóm khủng bố này đều công bố những đoạn băng hình kêu gọi sự ủng hộ của những người Indonesia và Malaysia.
Video đang HOT
Tại Philippines, mặc dù đã có một thỏa thuận vào hồi tháng 3-2014, kết thúc 45 năm xung đột giữa Chính phủ Philippines và Mặt trận Giải phóng Hồi giáo Moro (MILF) – một nhánh của al Qaeda ở miền nam Philippines, người ta vẫn lo ngại rằng sau khi sang Syria hay từ Iraq trở về, các chiến binh MILF có thể tái trỗi dậy.
Cuối tháng 7 vừa qua, một cuộc tấn công khủng bố vào các phương tiện giao thông tại thị trấn hẻo lánh miền Nam Philippines do nhóm phiến quân Abu Sayyaf thực hiện đã làm ít nhất 18 người gồm cả trẻ em thiệt mạng. Abu Sayyaf là một nhóm khủng bố gồm các phần tử Hồi giáo cực đoan hoạt động ở Philippines và được sự hỗ trợ của tổ chức khủng bố khét tiếng thế giới al-Qaeda.
Tại Singapore, mối lo về những công dân xuất ngoại chiến đấu trong lực lượng khủng bố và một ngày kia sẽ trở về tấn công chống lại quê hương đã trở thành một chủ đề nóng ở Quốc hội. Trả lời các nghị sĩ ngày 9-7 vừa qua, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ Teo Chee Hean cho biết chính quyền phát hiện “một số công dân Singapore đã sang Syria tham chiến”. Ông Teo dẫn ra vài ví dụ cụ thể. Đó là trường hợp công dân gốc Ấn Haja Fakkurudeen Usman Ali đem theo cả vợ và 3 con nhỏ, hoặc một phụ nữ Singapore mang cả chồng là người nước ngoài và 2 con tuổi vị thành niên sang Syria trực tiếp tham gia chiến đấu, hoặc làm công tác hậu cần…
Nằm giáp Indonesia, đại bản doanh của nhóm khủng bố JI có liên hệ với al-Qaeda, Singapore cũng từng có nhiều công dân theo JI. 3 tháng sau vụ khủng bố tấn công nước Mỹ ngày 11-9-2001, Singapore đã phát hiện và phá vỡ kịp thời âm mưu đánh bom hàng loạt cơ sở an ninh, ngoại giao và dân sự ở nước này. Chiến dịch tiêu diệt khủng bố được tiến hành ngay sau đó buộc các thành viên JI đào tẩu sang Indonesia hoặc miền Nam Philippines.
Hiện cảnh sát Đảo quốc Sư tử tin rằng có 5 công dân nước này đang tham chiến tại Iraq và Syria, Singapore đang được sử dụng như một “trung tâm trung chuyển” của hoạt động tuyển mộ lực lượng và tài chính cho các nhóm khủng bố.
Tại Thái Lan, hơn một thập kỷ qua đã diễn ra một loạt cuộc nổi dậy của các tỉnh có đa số người Hồi giáo sinh sống ở miền Nam Thái Lan. Phiến quân Thái Lan nhận được sự hỗ trợ của những người Hồi giáo chính thống tại nước láng giềng Malaysia, nhưng không có bằng chứng cho thấy IS hiện đã tạo được căn cứ địa ở đây. Thái Lan hiện cũng được xem là một điểm trung chuyển và nơi trú ẩn an toàn cho những kẻ cực đoan. Một lãnh đạo của nhóm JI, tên Riduan Isamuddin đã bị bắt ở Ayutthaya vào năm 2003.
Theo National Interest, vào thời điểm IS tiếp sức cho một giai đoạn mới của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan, nhiều nước Đông Nam Á đang phải đối mặt nguy cơ khủng bố. Chính vì vậy, hợp tác khu vực để chống khủng bố rất quan trọng, nhất là khi ASEAN cam kết hình thành Cộng đồng Chính trị – An ninh vào cuối năm 2015.
Theo An Ninh Thủ Đô
IS chiếm trụ sở ngoại giao đoàn Mỹ ở Libya
Một lãnh đạo của nhóm quân sự Hồi giáo "Bình minh của Libya" ngày 31-8 tuyên bố họ đang chiếm giữ tòa đại sứ và khu nhà ở của phái bộ ngoại giao Mỹ ở Tripoli.
Khuôn viên dinh thự của ngoại giao đoàn Mỹ tại Tripoli - Ảnh: nbcnews.com
Khu dinh thự này đã bị bỏ trống một thời gian và các tay súng không bắt con tin người Mỹ nào, theo AP.
Gần hai năm trước, đại sứ Mỹ ở Libya, Chris Stevens và ba người Mỹ khác đã bị sát hại trong một cuộc tấn công vào tòa lãnh sự Mỹ ở Benghazi.
Một lãnh đạo của nhóm "Bình minh của Libya", Moussa Abu-Zaqia, nói với AP rằng các tay súng của ông ta đã chiếm khu dinh thự này từ tuần trước, một ngày sau khi nhóm này giành quyền kiểm soát thủ đô và sân bay quốc tế Tripoli sau vài tuần giao tranh với một nhóm phiến quân đối địch: Zintan.
Ngày 31-8, một quan chức cấp cao của Bộ ngoại giao Mỹ nói trong một tuyên bố: "Chúng tôi đã xem các bản báo cáo và đoạn băng trên mạng để biết thêm các chi tiết. Hiện giờ, chúng tôi tin rằng tòa nhà đại sứ quán vẫn an toàn, nhưng chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi tình hình".
Các nhân viên ngoại giao Mỹ đã được chuyển từ Tripoli tới Malta trước khi chiến sự bùng phát ở Tripoli.
Một số cửa sổ của tòa đại sứ bị đập vỡ, nhưng phần lớn trang thiết bị trong đó có lẽ không bị ảnh hưởng.
Một đoạn video đăng trên mạng ngày 31-8 cho thấy một số người không vũ trang đang chơi đùa ở hồ bơi bên trong khu dinh thự.
Trong một thông báo trên Twitter, đại sứ Mỹ ở Libya, Deborah Jones, nói đoạn video cho thấy có thể đã có nổ súng trong tòa đại sứ, nhưng bà không thể "nói chắc" vì bà không có mặt ở đó.
Chính quyền Libya chủ yếu dựa vào các tay súng phiến quân để thực thi pháp luật kể từ khi chế độ của nhà lãnh đạo quá cố Muammar Gaddafi bị lật đổ, bởi các lực lượng quân đội và cảnh sát của chính quyền mới rất yếu ớt.
Trong vài tuần qua đã xảy ra tình trạng "khoảng trống an ninh" ở thủ đô Tripoli khi lực lượng đảm bảo an ninh cho các phái bộ nước ngoài tại đây, vốn do Bộ nội vụ Libya cung cấp, đã rời bỏ thành phố.
Bộ Ngoại giao Mỹ trước đó nói các nhiệm vụ của ngoại giao đoàn tại đây sẽ bị hoãn lại cho tới khi tình hình an ninh được cải thiện.
Theo Tuổi Trẻ
ISIS tuyên bố sẽ chiếm lại cả vùng đất Tây Ban Nha Một nhóm chiến binh thánh chiến tự xưng thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo Iraq và vùng Cận đông (ISIS) tuyên bố sẽ sáp nhập Tây Ban Nha cùng với tất cả các vùng đất khác mà nhóm này chiếm đóng, trong một đoạn video đăng tải trên internet. Trong đoạn video, hai người đàn ông tự xưng là các...