“Bóng ma” dai dẳng đeo bám Trump đến mất ăn mất ngủ
Việc các quan chức Mỹ đồng loạt phủ nhận các cáo buộc rằng Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ thông tin mật về những mối đe dọa khủng bố với giới chức Nga càng làm dấy lên những suy đoán về những gì đã lộ ra đằng sau cánh cửa phòng họp ở Nhà Trắng ngày 10.5.
Những bê bối liên quan đến Nga liên tiếp bủa vây Tổng thống Trump
Vụ việc trên khiến Nga trở thành đám mây đen nặng nề đeo bám dai dẳng, lơ lửng trên đầu Tổng thống Trump kể từ khi ông tranh cử cho tới nay.
Theo báo cáo của Washington Post, ông chủ Nhà Trắng đã chia sẻ thông tin về mối đe dọa của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (IS) cho Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Đại sứ Nga tại Mỹ Sergey Kislyak trong cuộc gặp ngày 10.5 mới đây.
Ngay sau đó, tờ New York Times cũng đưa tin tương tự, nói rằng: “Tổng thống Trump đã khoe thông tin tối mật trong một cuộc gặp với Ngoại trưởng và Đại sứ Nga vào tuần trước. Việc cung cấp chi tiết thông tin như vậy có thể làm lộ nguồn thông tin và cách Mỹ thu thập thông tin, một quan chức chính phủ Mỹ đương nhiệm và một cựu quan chức giấu tên cho biết.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Rex Tillerson đã bác bỏ thông tin trên và Phó Cố vấn An ninh Quốc gia Chiến lược Dina Powell, người cũng có mặt trong cuộc gặp hôm 10.5 cũng lên tiếng khẳng định thông tin trên là “giả”.
Cố vấn An ninh Quốc gia H.R. McMaste sau đó cũng tuyên bối với truyền thông rằng, đó là thông tin bịa đặt rồi ngay sau đó rời đi mà không trả lời thêm bất cứ câu hỏi nào. Thái độ trên của ông Mc Maste khiến sự hoài nghi vẫn còn rất cao về những gì đã diễn ra đằng sau cánh cửa phòng họp ở Nhà Trắng ngày 10.5.
Giáo sư Glenn Altschuler của Đại học Cornell bình luận trên báo The Straits Times rằng “những lời phủ nhận như vậy chắc chắn sẽ khiến cho câu chuyện kéo dài hơn”. Đặc biệt là, thông tin ông Trump tiết lộ thông tin mật về những mối đe dọa khủng bố với giới chức Nga cũng bị rò rỉ trong bối cảnh khá nhạy cảm với Tổng thống Mỹ.
Tuần trước, ông Trump đã bất ngờ sa thải James Comey, giám đốc Cục Điều tra Liên bang (FBI) ngay trong thời điểm FBI đang điều tra về mối liên hệ giữa Tổng thống Mỹ và Nga. Động thái trên làm dấy lên nghi ngờ Trump đang cố tình ngăn chặn cuộc điều tra của FBI và tìm cách giấu nhẹm đi điều gì đó.
Cũng vào tuần trước, Ủy ban Tình báo Thượng viện đã triệu cựu Cố vấn an ninh quốc gia của ông Trump, Michael Flynn để yêu cầu giao nộp các tài liệu liên quan đến mối liên hệ của ông này và các nân vật ở Nga. Bản thân ông Flynn đã bị sa thải sau một thời gian ngắn được bổ nhiệm vì bê bối này. Ngay cả cuộc gặp giữa ông Trump và ông Lavrov hôm 10.5 tại Phòng Bầu dục cũng gây nhiều tranh cãi sau khi bức ảnh Tổng thống Mỹ tươi cười bắt tay Ngoại trưởng Nga được truyền thông Nga đăng tải.
Giáo sư Altschuler bình luận: “Thậm chí cả khi không có chút liên hệ nào thì mọi chuyện vẫn sẽ bị xăm soi với nhau. Thách thức đối với Tổng thống Trump, trớ trêu thay là việc chứng minh câu chuyện không đúng sẽ gần như là không thể”.
Các nhà phân tích cũng cho rằng một số người trong cộng đồng tình báo đang tức giận với ông Trump, đặc biệt là sau khi ông sa thải Giám đốc FBI Comey, có thể rò rỉ thông tin gây bất lợi cho Tổng thống Mỹ.
Theo Danviet
Cuộc đàm thoại đầu tiên giữa Trump và Putin không êm đềm như chúng ta vẫn nghĩ
Không nghi ngờ, thông điệp chính trong cuộc điện đàm đầu tiên giữa tân Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin là "hàn gắn" quan hệ và hợp tác chống khủng bố. Tuy nhiên, cuộc đàm thoại này không êm đềm như chúng ta vẫn nghĩ do sự bất đồng quan điểm gay gắt của 2 nhà lãnh đạo Nga - Mỹ về một hiệp ước hạt nhân.
Tổng thống Trump đã chỉ trích hiệp ước hạn chế việc triển khai đầu đạn hạt nhân giữa Nga và Mỹ, cho rằng đây là một thỏa thuận tồi tệ trong cuộc điện đàm với Tổng thống Putin
Theo Daily Star, cuộc điện đàm đầu tiên giữa ông Trump và ông Putin diễn ra vào hồi cuối tháng trước và kéo dài gần một giờ.
Một quan chức giấu tên tiết lộ, trong lúc nói chuyện, nhà lãnh đạo Nga đã nêu khả năng gia hạn hiệp ước năm 2010 New START.
Khi đó, ông Trump phải tạm dừng cuộc trò chuyện để quay sang hỏi các trợ lý về hiệp ước này, các nguồn tin trong chính phủ Mỹ am hiểu vấn đề cho hay.
Sau khi được trợ lý giải đáp và cố vấn, Tổng thống Mỹ đã quyết liệt đáp lại người đồng cấp Nga rằng, đây là một trong những thỏa thuận tồi tệ mà chính quyền người tiền nhiệm Obama đã ký bởi nó có lợi cho Nga.
Hiệp ước New START quy định Nga và Mỹ phải cắt giảm số đầu đạn hạt nhân chiến lược mà hai nước đã triển khai xuống còn không quá 1.550 đầu đạn, mức thấp nhất trong nhiều thập niên qua. Thời hạn cho quá trình cắt giảm này là tới tháng 2.2018.
Ngoài ra, hiệp ước cũng hạn chế số lượng tên lửa triển khai trên đất liền và tàu ngầm cũng như số máy bay ném bom có khả năng mang vũ khí hạt nhân của hai cường quốc quân sự hàng đầu thế giới.
Trong một cuộc tranh luận hồi năm 2016, Trump nhận xét Nga "khôn ngoan vượt mặt" Mỹ nhờ New START. Ông khẳng định hiệp ước cho phép Nga tiếp tục sản xuất đầu đạn hạt nhân còn Mỹ thì không. Tuy nhiên, nhận định trên của ông Trump là sai.
Theo Danviet
Trump lần đầu hé lộ lý do ngưỡng mộ Putin Tổng thống Donald Trump thẳng thắn tiết lộ lý do ông ngưỡng mộ và tôn trọng nhà lãnh đạo Nga Vladimir V. Putin, thậm chí còn bênh vực ông chủ Điện Kremlin trong cuộc phỏng vấn mới đây. Lần đầu tiên ông Trump đhé lộ lý do ngưỡng mộ Tổng thống Nga Putin Trong cuộc phỏng vấn hãng tin Fox News ngày 4.2,...