Bóng ma cuộc chiến quyền lực Mỹ – Hàn – Trung vẫn ám ảnh dân Jeju
Trước thông tin Hải quân Hàn Quốc sẽ xây căn cứ cho lính Mỹ đồn trú trên đảo Jeju, nơi chỉ cách Thượng Hải chưa tới 500km, người dân địa phương đã bày tỏ những lo ngại về “ cuộc chiến quyền lực” này.
Người biểu tình treo biểu ngữ phản đối phía trước dự án căn cứ hải quân Mỹ (Ảnh: FT)
Là một tỉnh tự trị thuộc Hàn Quốc, Jeju có một vị trí cực kỳ chiến lược, xét về mặt quân sự khi chỉ cách Thượng Hải 490km (theo đường chim bay), Bắc Kinh 940km, Hồng Kông 1.700km, Đài Bắc 1.030km… Đảo Jeju nhìn về phía đông đối mặt đảo Tsushima và tỉnh Janggi của Nhật; phía tây nhìn thẳng sang Thượng Hải.
Để đảm bảo an ninh quốc gia, Hàn Quốc đang biến đảo Jeju thành căn cứ hải quân, với hỗ trợ tích cực của đồng minh Mỹ. Seoul dự kiến lập cảng cho dàn khu trục hạm trang bị tên lửa Aegis (do nhà thầu Lockheed Martin cung cấp) tại Jeju.
Dự kiến khi dự án hoàn thành, quân cảng Jeju sẽ là điểm đồn trú của “biên đội tác chiến di động” với dàn tàu chiến hùng hậu gồm khu trục hạm KDX-II 4.500 tấn, khu trục hạm KDX-III 7.600 tấn trang bị tên lửa Aegis, tàu ngầm Type-214 1.800 tấn, trực thăng diệt tàu ngầm.
Trong 8 năm qua, những tranh cãi và các cuộc biểu tình liên tục diễn ra liên quan dến căn cứ hải quân đang được xây dựng tại khu vực Gangjeong trên đảo Jeju. Theo kế hoạch, dự án nêu trên sẽ được hoàn thành trong năm nay, song căng thẳng vẫn gia tăng trong những tháng cuối cùng trước khi căn cứ được đưa vào hoạt động.
Những vấn đề đặt ra hiện nay với dự án nêu trên là việc Hàn Quốc sẽ sử dụng căn cứ hải quân chiến lược này ra sao để cân bằng mối quan hệ với Mỹ và Trung Quốc. Bên cạnh đó, như cách tiếp cận của chính phủ với những ý kiến bất đồng và việc liệu Seoul có biện pháp xoa dịu nào với người dân địa phương về những vấn đề lịch sử tại đây hay không, cũng là những quan ngại lớn.
Bà Yeon, chủ một siêu thị tiện lợi trên đảo Jeju và là người ủng hộ dự án, cho biết những người phản đối đã kêu gọi tẩy chay cửa hàng của bà. “Họ gọi tôi là kẻ phản bội… Họ cũng nói những người đến mua hàng tại siêu thị của tôi cũng là những kẻ phản bội. Thật đáng buồn!”
Video đang HOT
Trong khi đó, Thiếu tướng Hải quân Hàn Quốc Oh Se-ung cho rằng: “Đảo Jeju có vị trí chiến lược. Căn cứ đặt tại đây sẽ trở thành trung tâm của các loại tàu thuyền để có thể quản lý cả vùng biển phía Đông và Tây của Hàn Quốc”.
Hạn chế nguy cơ từ Trung Quốc
Ngoài ra, những người ủng hộ dự án nêu trên khẳng định căn cứ hải quân mới sẽ giúp bảo vệ ngư dân Hàn Quốc khi đánh bắt xa bờ có thể hạn chế nguy cơ bị tàu thuyền Trung Quốc phá rối, cũng như cho phép các lực lượng chức năng dễ dàng bảo vệ bãi đá Socotra, một khu vực Hàn Quốc đang kiểm soát nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố đòi chủ quyền.
Những ý kiến phản đối cho rằng căn cứ hải quân trên sẽ giúp Mỹ ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu Hàn Quốc có nên đứng ở trung tâm cuộc đối đầu giữa hai cường quốc này không?
Giáo sư Yoon Yong-taek tại Đại học Quốc gia Jeju cho rằng: “Căn cứ hải quân mới sẽ có tác động mạnh tới mối quan hệ với Trung Quốc. Seoul dường như đang chọn phương án làm xấu đi mối quan hệ song phương với Bắc Kinh, hơn là cải thiện an ninh quốc gia”.
Ký ức đau thương
Một vấn đề khác liên quan tới căn cứ trên đảo Jeju chính là việc người dân địa phương vẫn chưa quên ký ức đau thương do lực lượng Mỹ gây ra trên đảo này ngày 3/4/1948.
Nhằm thuyết phục người dân địa phương ủng hộ dự án, chính phủ Hàn Quốc đã nhiều lần nhấn mạnh tới tác động kinh tế với đảo Jeju. Theo đó, một cảng du lịch đủ khả năng đáp ứng 2 tàu cỡ lớn sẽ đưa thêm nhiều du khách tới Jeju hơn. “Thời gian tới, mọi người sẽ nhận ra những cơ hội về việc làm và các dự án phát triển tại đây”, ông Yoon Tae-jeong, cựu quan chức tại đảo Jeju, chia sẻ.
Những năm qua xảy ra nhiều cuộc biểu tình phản đối dự án xây căn cứ hải quân, song được đánh giá là không thu hút được sự chú ý của dư luận Hàn Quốc. Mỗi ngày các nhóm biểu tình thường đứng án ngữ trước khu vực xây dựng căn cứ và dựng các vật cản. Nhưng chỉ vài phút sau, lực lượng chức năng xuất hiện và dỡ bỏ những vật cản một cách hòa bình. Mọi thứ trở lại bình thường.
“Đầu tiên cũng có nhiều ý kiến phản đối, song giờ đây chúng tôi biết rằng không còn lựa chọn nào khác là phải chấp nhận vì dự án sắp hoàn thành. Dẫu thế nào, điều đó cũng có lợi cho công việc kinh doanh của chúng tôi”, ông Seo Tae-jin, chủ một nhà hàng trên con phố chính tại đảo Jeju, thừa nhận.
Ngọc Anh
Theo Dantri/Financial Times
Quân đội Mỹ gửi nhầm vi khuẩn gây bệnh than sang Hàn Quốc
Quân đội Mỹ thừa nhận đã gửi nhầm vi khuẩn gây bệnh than tới một căn cứ quân sự tại Hàn Quốc cùng các phòng thí nghiệm ở 9 bang của nước này.
Hình ảnh minh họa. (Ảnh: AFP)
Thông báo của Lầu Năm Góc ngày 27/5 khẳng định không có mối nguy nào tới cộng đồng và không người bị nhiễm bệnh than sau sự cố đáng tiếc này. Thông báo cũng cho hay các mẫu vi khuẩn gây bệnh than được gửi tới căn cứ quân sự Mỹ tại Hàn Quốc đã được tiêu hủy theo đúng quy trình.
Tuy nhiên, theo AFP, 4 thường dân ở Mỹ đã được điều trị sau khi tiếp xúc với vi khuẩn bệnh than. Ông Jason McDonald, người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), khẳng định bốn người trên chỉ đối diện với nguy cơ "nhỏ" về việc nhiễm bệnh than.
Một quan chức Mỹ giấu tên cho biết các vi khuẩn gây bệnh than đã được gửi tới các phòng thí nghiệm ở các bang Maryland, Texas, Wisconsin, Delaware, New Jersey, Tennessee, New York, California và Virginia. Bốn người hiện đang phải điều trị sau khi tiếp xúc với vi khuẩn đang sinh sống ở bang Delaware, Texas và Wisconsin.
Những mẫu vi khuẩn gây bệnh than nêu trên từng được tiêu hủy tại một phòng thí nghiệm của quân đội Mỹ tại bang Utah và được cho là "đã chết".
Tuy nhiên, một công ty tư nhân ở bang Maryland mới đây đã thông báo với nhà chức trách rằng những mẫu vi khuẩn này vẫn "sống", đồng thời đưa ra đề nghị cảnh báo tới toàn bộ các phòng thí nghiệm đã nhận loại vi khuẩn này trong những tháng qua.
Thông tin chính xác về nguyên nhân vụ gửi nhầm và có bao nhiêu phòng thí nghiệm tại 9 bang bị ảnh hưởng bởi vi khuẩn gây bệnh than nêu trên hiện vẫn chưa rõ.
Vi khuẩn gây bệnh than từng được sử dụng để phát triển các loại vũ khí sinh học. Giới chức Mỹ rất lo ngại loại vi khuẩn này rơi vào tay các nhóm khủng bố.
Năm 2001, năm người đã thiệt mạng sau khi vi khuẩn gây bệnh than được gửi qua đường thư tín tới địa chỉ các quan chức Mỹ và những nhân vật nổi tiếng làm trong giới truyền thông.
Ngọc Anh
Tổng hợp
Theo Dantri
Mỹ sắp phải đóng cửa toàn bộ căn cứ quân sự ở Mỹ Latinh? Giới lãnh đạo Mỹ Latinh sẽ thảo luận về việc di chuyển toàn bộ các căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi khu vực này trong Hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ được tổ chức tại Panama vào tháng Tư. Hãng tin RT cho hay hội nghị thượng đỉnh châu Mỹ sẽ diễn ra từ ngày 10 - 11/4 với sự góp...