‘Bóng ma’ Covid-19
Nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Oxford, khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp các vấn đề rối loạn tâm thần sau khi khỏi bệnh.
Eleanor, 35 tuổi, phải điều trị chứng rối loạn lo âu sau khi mắc Covid-19 dù trước đó sức khỏe tâm thần hoàn toàn bình thường. Eleanor cho rằng các vấn đề tâm lý cô gặp phải một phần do đồng nghiệp và bác sĩ điều trị coi nhẹ triệu chứng bệnh của cô hồi cuối tháng 3.
“Người quản lý nói tôi không mắc Covid-19 vì không thấy tôi ho dai dẳng trong một giờ. Bác sĩ đa khoa thì bảo tôi chỉ bị lo âu”, Eleanor chia sẻ.
Không được làm xét nghiệm ban đầu, tình trạng ngày một nghiêm trọng, Eleanor ho ra dịch nhầy từ phổi. Khi công ty tổ chức xét nghiệm cho nhân viên, cô không đủ khỏe để tới tham gia. Hàng đêm khi đi ngủ, Eleanor tự hỏi liệu hôm sau mình có thể tiếp tục thở hay không.
Tới tuần thứ 8, Eleanor vẫn sốt. Bác sĩ nói có thể cô đã nhiễm nCoV. “Tôi rất buồn vì phải hoãn đám cưới, đối diện với phản ứng của mọi người với bệnh tình của mình, tâm trạng tôi càng đi xuống”, Eleanor chia sẻ. “Tôi nghĩ mình đã rất buồn và đau khổ vì không được ai tin tưởng, coi trọng”.
Xuất hiện triệu chứng Covid-19 từ tháng 3, Sophie, 26 tuổi, sống tại Hampshire, bị các cơn hoảng loạn tấn công cả ngày. Trước đó, cô cũng không có vấn đề tâm lý.
“Mỗi ngày tôi tự hỏi liệu mình có thể sống tiếp không, dù còn nhiều bệnh nhân khác nặng hơn tôi phải nhập viện và trợ thở”, Sophie kể. “Những kịch bản tồi tệ liên tục xuất hiện trong đầu. Tôi lo lắng ngay cả khi đi mua sắm”.
Sophie vẫn dùng thuốc điều trị tâm lý dù đã khỏi Covid-19 vài tháng. “Tôi không biết mình có mắc Covid-19 hay không vì không được xét nghiệm, các thông tin về đại dịch và các ca tử vong liên tục xuất hiện trên báo đài làm tôi càng căng thẳng”, Sophie nói.
Video đang HOT
Nhiều bệnh nhân Covid-19 gặp vấn đề tâm thần như hoang tưởng, trầm cảm, mất ngủ sau khi khỏi bệnh. Ảnh: Shutterstock
Jane, 66, sống tại vùng biên giới xứ Wales, trải qua đợt trầm cảm nghiêm trọng nhất trong suốt 15 năm mắc bệnh. Các triệu chứng của cô nặng dần, từ các cơn ho dai dẳng kéo dài ba tuần tới mệt mỏi tột độ, trầm cảm nặng, không thể đi bộ đường dài.
“Tôi từng bị trầm cảm nhưng vẫn có thể vượt qua bằng cách chăm sóc bản thân, ăn đồ ăn ngon, không khí trong lành. Lần này thì khác”, Jane nói. “Có lúc tôi lên kế hoạch tự sát, lập danh sách người thân thông báo về cái chết của mình”.
Theo bác sĩ điều trị của Jane, tất cả triệu chứng trầm cảm của cô đều xuất phát từ việc mắc Covid-19. Tình trạng mệt mỏi, ủ rũ đã kéo dài được bốn tháng nay, Jane trở nên mau quên hơn trước.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Đại học Oxford đăng trên tạp chí Lancet Psychiatry hôm 10/11, khoảng 20% bệnh nhân Covid-19 gặp các rối loạn tâm thần sau ba tháng mắc bệnh. Lo âu, trầm cảm, mất ngủ là những tình trạng phổ biến nhất. Người có tiền sử các vấn đề tâm lý có 65% nguy cơ nhiễm nCoV so với người bình thường.
“Mọi người vẫn lo lắng bệnh nhân khỏi Covid-19 có nguy cơ mắc các vấn đề tâm thần. Nghiên cứu của chúng tôi chứng minh điều này có thể xảy ra”, Paul Harrison, giáo sư tâm thần học tại Oxford nói.
Ông nhấn mạnh bác sĩ và các nhà khoa học trên thế giới cần khẩn trương tìm ra nguyên nhân và hướng điều trị cho các vấn đề tâm thần hậu Covid-19.
Các chuyên gia sức khỏe tâm lý không thuộc nhóm nghiên cứu cho hay phát hiện củng cố thêm bằng chứng cho thấy Covid-19 có thể ảnh hưởng đến não, tâm trí, tăng nguy cơ rối loạn tâm thần.
“Nguyên nhân là do sự kết hợp của các yếu tố gây căng thẳng liên quan tới đại dịch và các tác động vật lý của căn bệnh”, Michael Bloomfield, chuyên gia tư vấn tâm thần tại Đại học London giải thích.
Ca Covid-19 tăng kỷ lục ở Âu, Mỹ
Mỹ, Pháp, Italy, chứng kiến ca Covid-19 tăng kỷ lục 24 giờ qua trong bối cảnh châu Âu trải qua sóng thứ hai của đại dịch.
Ca tử vong liên quan đến Covid-19 tại châu Âu đã vượt 300.000 người và số ca nhiễm cũng vượt 12 triệu người, theo một thống kê của AFP từ các nguồn chính thức. Trên toàn thế giới, gần 60 triệu người nhiễm và hơn 1,2 triệu trường hợp đã tử vong liên quan Covid-19.
Mỹ vẫn là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất với 234.944 người chết, tiếp đó là Brazil với 161.736 người, Ấn Độ 124.985 người, Mexico 93.772 người và Anh 48.120 người. Mỹ cũng đã ghi nhận hơn 120.000 ca nhiễm mới hàng ngày, phá kỷ lục một ngày trước đó, nâng tổng số ca nhiễm lên 10.040.166.
Bộ Y tế cho biết Brazil báo cáo thêm 18.862 trường hợp được xác nhận nhiễm virus trong 24 giờ qua và 279 trường hợp tử vong. Quốc gia Nam Mỹ hiện ghi nhận 5.631.181 trường hợp kể từ khi đại dịch bắt đầu, trong khi số người chết tăng lên 162.015 người. Đây là vùng dịch có đợt bùng phát mới gây tử vong nhiều thứ hai thế giới, sau Mỹ.
Nhân viên y tế chăm sóc bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở Libourne, tây nam nước Pháp hôm 6/11. Ảnh: AFP.
Tại châu Âu, Pháp báo cáo thêm 60.486 ca nhiễm, mức tăng kỷ lục trong một ngày, và 828 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 1.661.853 và 39.865. Italy cũng báo cáo số ca nhiễm mới tăng kỷ lục với 37.809 ca và 446 ca tử vong, nâng ca nhiễm và tử vong lên 862.681 và 40.638.
Italy dự kiến bắt đầu lệnh giới nghiêm từ 22h đến 5h hôm sau trên toàn quốc khi phần lớn đất nước trở lại trạng thái phong tỏa với các khu vực "vùng đỏ" đóng cửa các doanh nghiệp không thiết yếu, khiến 16 triệu người bị ảnh hưởng. Hy Lạp cũng sẽ đóng cửa các trường trung học từ tuần tới khi nước này bước vào đợt phong tỏa toàn quốc lần hai.
Tổng thống Bồ Đào Nha Marcelo Rebelo de Sousa hôm 6/11 tuyên bố tình trạng khẩn cấp y tế, có hiệu lực từ tuần tới để cho phép chính phủ áp đặt thêm các hạn chế ngăn Covid-19. Trong đợt đại dịch đầu tiên vào mùa xuân, chính quyền Bồ Đào Nha đã ban hành tình trạng khẩn cấp kéo dài 6 tuần.
Chính phủ sẽ tổ chức một cuộc họp nội các bất thường trong hôm nay để quyết định loại biện pháp nào sẽ được áp dụng, có thể là lệnh giới nghiêm ban đêm hoặc đo thân nhiệt của người dân tại một số địa điểm. Khoảng 7,1 triệu người hiện sống dưới những hạn chế mới và đã được yêu cầu ở nhà hoặc làm việc từ xa.
Nhưng không giống đợt đóng cửa đầu tiên, các trường học vẫn mở cửa. Kể từ khi bắt đầu đại dịch, Bồ Đào Nha báo cáo gần 167.000 ca nhiễm và hơn 2.700 ca tử vong.
Nga ghi nhận 9.798 ca tử vong liên quan nhiễm hoặc nghi nhiễm nCoV trong tháng 9. Nước này cũng báo cáo 20.582 ca nhiễm trong 24 giờ qua, nâng tổng số ca nhiễm lên 1.733.440, trong đó 29.887 người đã chết.
Điện Kremlin cho biết còn sớm để đánh giá mức độ hiệu quả các biện pháp hạn chế dịch bệnh mà không cần phong tỏa. Phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov hôm 6/11 nói rằng sự gia tăng ca nhiễm là đáng báo động và giới chức sẽ hành động tùy thuộc diễn biến tình hình.
Trong những tháng gần đây, giới Nga cho biết không cần thiết phải có những hạn chế nghiêm ngặt để ngăn Covid-19, nhấn mạnh rằng các biện pháp phòng ngừa vệ sinh và an toàn là chìa khóa then chốt.
Tình thế chọn lựa sinh tử bệnh nhân Covid-19 châu Âu Bệnh nhân Covid-19 châu Âu đang tăng theo cấp số nhân, năng lực điều trị của bệnh viện sắp đến cực hạn, bác sĩ chuẩn bị cho tình huống "chọn ai bỏ ai". Châu Âu đứng trước bờ vực khủng hoảng y tế lớn. Khu hồi sức tích cực tại các bệnh viện chật cứng. Chính phủ nhận thấy khi đối mặt với...