Bóng ma chạy đua hải quân ở châu Á
Tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nhiều cơ quan báo chí và các chuyên gia lo ngại rằng một cuộc chạy đua hải quân đang thực sự hình thành, và lo lắng về các hậu quả kéo theo. Lý do thật dễ hiểu.
Geoffrey Till, nhà sử học hải quân Anh, giáo sư môn Hàng hải, khoa Quốc phòng thuộc King’s College London, bình luận về các lực lượng hải quân ở những vùng có tranh chấp chủ quyền tại Tây Thái Bình dương hiện nay. Bài viết của ông được đăng trên tạp chí “Nhà ngoại giao” của Nhật.
Chúng ta có thể dễ dàng thấy Malaysia với các tàu ngầm Scorpene; Việt Nam với chương trình mua 6 tàu ngầm Kilo; chương trình phát triển hải quân chưa từng có của Ấn Độ; và Trung Quốc với sự ra mắt của tàu sân bay Liêu Ninh và các siêu tên lửa diệt hạm. Bối cảnh hiện đại hóa hải quân trong khu vực không chỉ tạo ra sự gia tăng về số lượng khí tài, mà còn cho thấy sự thay đổi cơ bản về năng lực phòng thủ cũng như tấn công của các lực lượng.
Điều này diễn ra trùng thời điểm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông và Hoa Đông, thậm chí có thể cho rằng nó chính là hệ quả của các căng thẳng đó. Hiện cũng đang có sự tranh luận gay gắt giữa các nhà phân tích về sự tranh đua giữa chiến lược tác chiến hải-không của Mỹ với chiến lược chống can thiệp của Trung Quốc. Bức tranh hiện nay đang cho thấy sự giằng co quyết liệt giữa khả năng “tấn công” với “phòng thủ”.
Tàu ngầm Scorpene của Malaysia. Ảnh: Adritech.com
Video đang HOT
Thực tế này liệu có phát triển thành một cuộc chạy đua vũ trang về hải quân giống như từng xảy ra giữa Anh và Đức trước Thế chiến I hay không? Và nếu đúng thế thì những hậu quả mà nó gây ra cho châu Á thái Bình dương là gì, nghiêm trọng đến mức nào?.
Có sự khác biệt rõ giữa tình hình châu Á hiện nay với châu Âu trước Đại chiến I. Hiện nay trừ một số ngoại lệ như Trung Quốc, Singapore và Ấn Độ, các nước châu Á chỉ dành một tỷ lệ nhỏ trong ngân sách quốc gia cho quốc phòng, nếu so với Anh và Đức trước đây. Tốc độ hiện đại hóa khí tài hải quân hiện nay cũng chậm hơn so với một thế kỷ trước, và việc mua sắm vũ khí ngày nay không còn phải quá lệ thuộc vào tốc độ tiến bộ công nghệ như xưa. Thật khó để nghĩ rằng một phương tiện tương ứng hiện đại, ví dụ như tầu sân bay HMS Invincible với thương hiệu mới toanh và có tính cách mạng khi đưa vào hoạt động năm 1909 nhưng bị lỗi thời ngay khi nó bị đánh chìm tại trận Jutland bảy năm sau đó, tức vào năm 1916.
Chi tiêu quốc phòng ở Trung Quốc cùng 4 nước và vùng lãnh thổ khác ở châu Á tăng lên gấp đôi trong vòng 10 năm và sẽ vượt qua chi phí quốc phòng của châu Âu năm nay, báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) có trụ sở tại Washington cho hay.
Chi phí quốc quốc phòng ở Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc và Đài Loan đạt 224 tỷ USD năm 2011, “tương đương gần gấp đôi chi phí của chính họ trong năm 2000″, theo báo cáo của CSIS cuối năm 2012.
Nhiều thập kỷ qua, hầu hết các nước Đông Nam Á ít chi tiền cho vũ khí, ngoại trừ mua thêm súng và xe tăng. Nay danh sách các loại vũ khí được các nước Đông Nam Á quan tâm nhiều nhất là tàu chiến, tàu tuần tra, radar, máy bay chiến đấu, tàu ngầm, tên lửa đối hạm-những loại vũ khí đặc biệt hiệu quả trong việc bảo vệ các tuyến hàng hải. (Theo Jane’s)
Ngày nay các nhà lãnh đạo, giới ngoại giao và thậm chí các thủy thủ cũng không dùng thuật ngữ chạy đua hay dẫn đầu về vũ trang nữa. Các chính trị gia thì hiếm khi nào đề cập đến tên của các đối thủ mà họ cần chạy đua. Còn ở châu Âu thời trước thế chiến, các nhà lãnh đạo không ngần ngại chỉ rõ các đối thủ và cảnh báo nguy cơ nếu bị tụt hậu về quốc phòng.
Châu Âu lúc đó cũng không có các loại hiệp định có tính cơ cấu bù đắp cho nhau, thu hút các quốc gia gắn kết nhau hơn là chia rẽ các nước. Cho dù “cách thức châu Á” có những hạn chế, sự gia tăng mức độ phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế và các cấu trúc khu vực xuyên quốc gia như ASEAN đã kiềm chế việc vi phạm cạnh tranh. Các cơ chế này cũng tạo điều kiện thuận lợi cho hợp tác giữa các lực lượng hải quân khu vực chống lại các mối đe dọa chung như tội phạm hàng hải núp dưới các hình thức khác nhau (hải tặc, ma túy, buôn bán người và v.v…), tổ chức nhiều cuộc tập trận song phương và đa phương và cùng nhau tiến hành đối phó với các thảm họa nhân đạo và dân sự (hoạt động cứu trợ sóng thần năm 2004). Mặc dù các lực lượng hải quân của châu Âu cũng có những hành động gắn kết với nhau trước Chiến tranh thế giới thứ nhất nhưng không bao giờ trở thành thường xuyên như những gì đang diễn ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Điều này không có ý nói rằng tất cả mọi thứ trong khu vườn hải quân đều mầu hồng, vì sự thật chắc chắn không phải như vậy. Bất kỳ ngày nào tranh chấp ở biển Hoa Đông và Biển Đông cũng có thể dễ dàng gây ra một sự cố có nguy cơ biến cạnh tranh nhẹ thành một cuộc khủng hoảng quốc tế toàn diện trên biển. Tất cả các nước hiện lần đầu tiên đầu tư vào tàu ngầm – một thứ khí tài khó khăn về kỹ thuật và đòi hỏi cao về kỷ luật – đều có thể trở thành nạn nhân của một tai nạn. Những giàn khoan thăm dò dầu mọc lên như nấm xung quanh vùng biển Hoa Đông và Biển Đông sớm hay muộn cũng có khả năng trở thành hiện trường của một thảm họa hàng hải, nếu so với các sự kiện ở những nơi yên ả khác trên thế giới.
Chiến hạm Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận bắn đạn thật trên biển Hoa Đông mùa hè năm 2012. Ảnh minh họa: Xinhua
Bất kỳ một sự cố nào trong số này xảy ra có thể sẽ rất khó xử lý tại các khu vực biển đang có tranh chấp về chủ quyền và tình cảm dân tộc chủ nghĩa gia tăng. Và thật đáng buồn, tình hình này đang là thực tế trên một vùng biển rộng lớn ở khu vực Tây Thái Bình Dương.
Nhìn tổng thể thì những gì đang diễn ra ở đây chưa phải là một cuộc chạy đua về hải quân, tính đến lúc này. Nhưng cũng không loại trừ khả năng cái mà người ta đang gọi là tiến trình hiện đại hóa hải quân trong khu vực sẽ biến thành một cuộc chạy đua vũ trang.
Có một số yếu tố sẽ biến khả năng này thành hiện thực. Thứ nhất là sự thiếu minh bạch về quy mô các chương trình mua sắm vũ khí khí tài hải quân cũng như kế hoạch sử dụng chúng. Điều này khiến các nhà hoạch định tác chiến luôn phải mường tượng ra viễn cảnh xấu nhất. Thiếu minh bạch cũng gây khó khăn cho sự hoạt động của các cơ chế kiểm soát vũ khí. Trên thực tế, sau 10 năm ký kết mà Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông chưa thực thi được. Tương tự với nó là sự đình trệ trong hoạt động của các đường dây nóng giải quyết sự cố trên biển.
Thứ hai, sự phát triển ngày càng mạnh của mạng xã hội và các “công dân mạng” – những thứ vốn sẵn sàng hà hơi tiếp sức thổi bùng tình cảm dân tộc chủ nghĩa như từng xảy ra sau các sự cố trên Biển Đông và Hoa Đông trong các năm qua. Xu hướng này khiến các chính phủ gặp khó trong việc kiểm soát vấn đề, tránh căng thẳng gia tăng hoặc bùng nổ.
Tình hình hiện tại ở châu Á chưa đến mức chạy đua hải quân như châu Âu cách đây 100 năm. Nhưng cũng sẽ là quá dũng cảm nếu nói rằng sẽ không có nguy cơ chạy đua ấy, bởi nếu nhìn vào kịch bản như xung đột ở Scarbourough/Hoàng Nham hay những cao trào biểu tình ở Trung Quốc do tranh chấp Điếu Ngư/Senkaku năm ngoái, hay vụ đâm tàu Trung – Nhật năm 2010. Vì thế, các nhà lãnh đạo cũng như từng thủy thủ của châu Á nên được cảnh báo liên tục, rằng công cuộc hiện đại hóa hải quân với ý nghĩa tốt đẹp của nó cũng có thể bị biến thành một cuộc đua vũ trang nay mai. Và trong tình huống đó, điều không ai muốn – thế mạnh quân sự áp đảo thế mạnh chính trị – sẽ diễn ra.
Theo VNE
Ngỏ cửa trở lại Nhà Trắng
Trong động thái được cho là khá bất ngờ, Ngoại trưởng sắp mãn nhiệm Hillary Clinton lại để ngỏ khả năng tiếp tục ra tranh cử Tổng thống Mỹ vào năm 2016.
Động thái trên được Ngoại trưởng Hillary đưa ra trong cuộc phỏng vấn chung hiếm hoi với Tổng thống Mỹ Barack Obama tại Nhà Trắng phát trên chương trình "60 phút" của kênh truyền hình CBS ngày 27-1. Dù bà Hillary đã khéo léo tránh đề cập trực tiếp vào câu hỏi có theo đuổi ý định chạy đua vào Nhà Trắng năm 2016 hay không song giới phân tích cho rằng đây là tín hiệu cho thấy người phụ nữ sẽ rời chức vụ Ngoại trưởng trong vài ngày tới không loại trừ khả năng tiếp tục chạy đua vào Nhà Trắng một lần nữa.
Sở dĩ giới phân tích "giải mã" như vậy bởi đây là lần hiếm hoi bà Hillary không khẳng định ngay rằng bà sẽ không tiếp tục ra tranh cử Tổng thống. Kể từ sau thất bại trong cuộc chạy đua giành quyền đề cử làm ứng cử viên Tổng thống của đảng Dân chủ trước ông Obama cách đây hơn 4 năm, bà Clinton luôn trả lời dứt khoát rằng bà sẽ không tranh cử Tổng thống một lần nữa.
Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ABC trung tuần tháng 12 vừa qua, bà Hillary còn bác bỏ khả năng sẽ chạy đua tranh cử Tổng thống năm 2016 khi tỏ ra dứt khoát: "Tôi đã nói tôi không nghĩ mình lại chạy đua tranh cử Tổng thống". Nữ Ngoại trưởng cho biết, bà muốn làm công việc từ thiện hoặc học thuật sau khi rời cương vị Ngoại trưởng Mỹ vào cuối tháng 1-2013.
Thế nên, việc bà Hillarry tránh trả lời trực diện vào câu hỏi có tranh cử Tổng thống vào năm 2016 hay không được cho là để ngỏ khả năng trở lại Nhà Trắng, nơi bà Hiilary từng ở trong 8 năm 1992-2000 trên cương vị Đệ nhất phu nhân của Tổng thống Bill Clinton. Khả năng này như càng rõ thêm khi Tổng thống Obama không chỉ hiếm hoi xuất hiện cùng bà Hillary trong cuộc họp báo chung mà còn hết lời ca ngợi bà như một trong những Ngoại trưởng giỏi nhất mà nước Mỹ từng có.
Việc bà Hillarry để ngỏ khả năng ra tranh cử Tổng thống sau đây gần 4 năm vào thời điểm chỉ còn vài ngày nữa là rời ghế Ngoại trưởng Mỹ dù có bất ngờ song không làm giới quan sát ngạc nhiên. Bởi sắp rời ghế Ngoại trưởng cũng như từng thất bại trong cuộc chạy đua vào Nhà Trắng song bà Hillary vẫn được xem là ứng cử viên nặng ký nếu bà tiếp tục ra tranh cử Tổng thống một lần nữa.
Là cựu Đệ nhất phu nhân Mỹ, một Thượng nghị sỹ thành công của New York và được mệnh danh là "người đàn bà được ái mộ nhất nước Mỹ", bà Hillary luôn được đánh giá là một ngôi sao sáng trên bầu trời chính trị Mỹ. Hiện đa số nghị sỹ đảng Dân chủ cũng thể hiện sự ủng hộ đối với bà Hillary cũng như bày tỏ hy vọng bà sẽ ra tranh cử một lần nữa để trở thành nữ Tổng thống đầu tiên trong lịch sử của nước Mỹ, như ông Obama là Tổng thống da màu đầu tiên của hợp chủng quốc này.
Con đường trở lại Nhà Trắng của cựu Đệ nhất phu nhân trên cương vị khác được cho là khá rộng mở bởi cả uy tín và thành công của bà Hillary trên cương vị Ngoại trưởng Mỹ trong 4 năm qua. Không chỉ lập kỷ lục công du hơn 100 quốc gia khắp thế giới với hơn 2 triệu km, Ngoại trưởng Hillary còn thành công với khái niệm "quyền lực mềm" để cải thiện hình ảnh của nước Mỹ trên thế giới vốn bị sa sút và sứt mẻ khá nhiều trong 8 năm dưới chính quyền Tổng thống George W. Bush.
Do đó, với tỷ lệ ủng hộ hiện ở mức rất cao, 65% theo cuộc thăm dò dư luận vài ngày trước, nhiều người tin rằng bà Hillary có thể trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Mỹ vào năm 2016 nếu tiếp tục ra tranh cử.
Theo ANTD
Hàn Quốc: "Bóng ma" phủ bóng cuộc bầu cử Hôm nay (19/12), người dân Hàn Quốc đi bỏ phiếu bầu ra lãnh đạo mới trong một cuộc bầu cử bị bao phủ bởi "bóng ma" của hai tổng thống quá cố: nhà độc tài Park Chung-Hee bị ám sát và cựu Tổng thống cánh tả Roh Moo-Hyun tự kết liễu đời mình. Bầu cử ở Hàn Quốc năm nay là cuộc đối...