“Bông hồng Tokyo” và phiên tòa thế kỷ (Kỳ cuối)
Bản án 10 năm tù và lời xin lỗi muộn màng của Tổng thống dành cho “bông hồng Tokyo”.
Phiên tòa thế kỷ…
Phiên tòa xét xử Iva Aquino bắt đầu ngày 5/7/1949, một ngày sau đêm sinh nhật lần thứ 33 của cô. Ngày 29/9 năm đó, bồi thẩm đoàn tuyên bố cô có tội theo bản cáo trạng. Bồi thẩm đoàn phán quyết rằng:
“…vào một ngày trong tháng 10/1944, chính xác là ngày Đại Bồi thẩm đoàn, bị cáo, tại Tokyo, Nhật Bản, trong một studio phát thanh của Đài phát thanh Nhật Bản, đã nói vào microphone về sự mất tích của những con tàu”.
Iva Aquino trong tù.
Bản án này đã làm cho Iva Aquino, người được biết tới với biệt danh “Bông hồng Tokyo”, trở thành người thứ 7 bị kết án vì tội phản quốc trong lịch sử đất nước. Ngày 6/10/1949, Iva Aquino bị tuyên phạt 10 năm tù giam và 10.000 đô la vì tội phản quốc. Trong khi đó, dù cùng đồng cam cộng khố và làm những giệc giống với Iva trong những ngày ở Nhật nhưng Cousens bị quân đội Úc đưa ra xét xử và không bị buộc tội phản quốc. Không những thế, anh còn được làm việc ở đài phát thanh Sydney. Đại úy Ince được thăng quân hàm Thiếu tá.
… và bản án oan
Năm 1974, những phóng viên điều tra đã phát hiện các nhân chứng chính trong vụ xét xử Iva Aquino đã gian dối trong lời khai và quá trình pháp lý bị xâm phạm sâu sắc.
Video đang HOT
Một kết luận của quân đội về chương trình “Không giờ” do nữ phát thanh viên có biệt danh “bông hồng Tokyo” rằng: “Nhìn từ góc độ truyền thông, phân tích của quân đội cho rằng chương trình không có ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần quân lính, thậm chí còn nâng đỡ họ đôi chút”.
Tạp chí Times viết: “Các chương trình của “Không giờ” không làm gì để làm mờ ý chí của quân lính Mỹ. Các quân nhân đã được thưởng thức các bản nhạc nổi tiếng, hải quân Hoa Kỳ có những giây phút giải trí khi được lắng nghe sự châm biếm hài hước của “bông hồng Tokyo” trong mỗi lần phát sóng”.
Ngày 28/1/1956, Iva được thả tự do từ trại cải tạo liên bang dành cho phụ nữ ở Alderson, phía Tây bang Virginia. Tổng thời gian cô phải ở tù là 6 năm 2 tháng. Bà trở lại Chicago, làm việc trong cửa hàng của bố mình cho tới khi ông qua đời.
Ngày 19/1/1977, Tổng thống Gerald Ford xin lỗi Iva Aquino khiến bà là công dân duy nhất bị kết tội và từng được một vị tổng thống xin lỗi. Ngoài ra, chính thẩm phán và những kẻ đã làm chứng chống lại bà cũng đã lên tiếng xin lỗi vì những “mù quáng” của họ. Iva Aquino qua đời năm 2006, hưởng thọ 90 tuổi.
Người chịu trách nhiệm về vụ án “bông hồng Tokyo” là Brundidge bị truy tố về tội khai man và hối thúc nhân chứng khai man.
Theo vietbao
"Bông hồng Tokyo" và phiên tòa thế kỷ (Kỳ 2)
Nữ phát thanh viên có giọng đọc cuốn hút tới ma mị và bản kết tội phản quốc.
Chương trình phát thanh "Không giờ" (Zero Hour)
Tháng 11/1943, Iva Toguri vào làm phát thanh viên cho đài phát thanh Tokyo trong chương trình "Không giờ". Đây là một phần chiến lược trong cuộc chiến tranh tâm lý của Nhật Bản với mục đích làm giảm tinh thần chiến đấu của quân đội Mỹ. Trừ Chủ nhật, chương trình này phát song hàng ngày từ 18h - 19h15 theo giờ Tokyo. Iva Toguri tham gia hầu hết các ngày trong tuần, chỉ cuối tuần là do người khác đảm nhiệm.
Iva Toguri làm phát thanh viên trên đài với cái tên "Ann mồ côi" (Orphan Ann). "Ann mồ côi" là sự kết hợp giữa tính cách cởi mở tự nhiên của Iva với tính cách của nhân vật Annie bé nhỏ mồ côi và nó phù hợp với câu nói "Những đứa trẻ mồ côi của khu vực Thái Bình Dương" được dùng để nhắc đến thính giả là những người lính Mỹ. Nhóm của Iva định biến chương trình của Nhật thành một chương trình hài hước, tạo sự gắn kết giữa những phát thanh viên và những người lính Mỹ.
Như vậy, Iva Aquino và những người bạn của mình đã đi ngược lại với mục tiêu ban đầu của người Nhật là làm giảm nhuệ khí chiến đấu của những người lính quân đồng minh tại Thái Bình Dương.
Trong chương trình kéo dài 75 phút của mình, Iva giới thiệu những bài hát nổi tiếng như "Speak to Me of Love", "In a Little Gypsy Tea Room" và "Love's Old Sweet Song" trong vòng 20 phút. Phần còn lại của chương trình được dành chủ yếu để đưa các tin tức từ Mỹ và những bài bình luận thời sự.
"Xin chào các bạn! Đây là kẻ thù số một của các bạn, người bạn đồng hành của các bạn, Ann mồ côi trên Đài phát thanh Tokyo - tia nắng bé nhỏ mà bạn muốn cắt cổ! Hãy sẵn sàng nhận sự tra tấn về tinh thần, 75 phút âm nhạc và bản tin thời sự dành cho các bạn - kẻ thù của chúng tôi! - ở mặt trận nam Thái Bình Dương"- Iva Toguri trong nhân vật "Ann mồ côi" đã đọc như vậy trên chương trình Không Giờ, hôm 20/9/1945. Tuy nhiên, sâu thẳm trong tâm hồn, cô không muốn gọi những người lính quân đồng minh là kẻ thù bởi cô là người của phía họ. Trong đầu cô luôn nung nấu ý nghĩ làm thế nào để chương trình Không Giờ không làm nhụt chí chiến đấu; mà ngược lại, phải trở thành người bạn thân thiết của những người lính quân đồng minh.
Cuối năm 1944, Iva Toguri đang viết bài cho chương trình. Tiền lương của cô được trả chừng 150 yên một tháng. Dù không phải là nhân viên truyền thanh chuyên nghiệp nhưng giọng đọc hấp dẫn của cô dường như chứa đầy ma lực khiến ai ai cũng chú ý và để tâm lắng nghe trong lần sau.
Iva Aquino
Theo đánh giá của quân đội, chương trình không gây ảnh hưởng tiêu cực tới tinh thần của quân lính, thậm chí nó còn nâng cao tinh thần cho họ một chút. Mối quan tâm duy nhất của họ là phát thanh viên tên "Annie" mang lại cho họ ấn tượng về một cô gái rất thông minh, giọng đọc có sức hút đến ma mị.
Ngày 19/4/1945, Iva Toguri kết hôn với Felipe Aquino, một công dân gốc Phần Lan. Đám cưới của họ được đăng ký ở đại sứ quán Phần Lan tại Tokyo. Sau đó, cô tiếp tục làm việc cho chương trình "Không giờ" cho tới khi chiến tranh kết thúc.
Hậu chiến
Tháng 9/1945, sau khi giới báo chí tuyên bố Iva Aquino chính là "Bông hồng Tokyo", lực lượng quân đội Hoa Kỳ đã bắt giam cô. Cơ quan tình báo FBI thực hiện một cuộc điều tra quy mô lớn để quyết định xem Iva Aquino có phạm tội chống lại đất nước Hoa Kỳ hay không. Tháng 10 năm đó, chính quyền tuyên bố không đủ bằng chứng kết tội cô và Iva được thả.
Được vài tháng, Iva Aquino yêu cầu passport Hoa Kỳ. Một nhóm cựu chiến binh Mỹ biết điều này và giận dữ vì không muốn người phụ nữ có biệt danh "Bông hồng Tokyo" trở lại đất nước. Họ yêu cầu cần coi Iva như là kẻ phản bội và không chào đón cô trở lại.
Cuộc tranh cãi công khai đã khiến Bộ Tư pháp xem xét lại vấn đề, và cơ quan tình báo FBI được yêu cầu điều tra lại vấn đề. Kết quả các cuộc điều tra của FBI cần dựa trên những hoạt động của Iva Aquino trong 5 năm vừa qua.
Trong suốt thời gian điều tra, FBI đã phỏng vấn hàng trăm cựu chiến binh Hoa Kỳ và những người đã phục vụ cho cuộc chiến tại Thái Bình Dương trong chiến tranh thế giới II, cũng không quên xem lại những tài liệu đã bị lãng quên của Nhật Bản cũng như các bài phát thanh của Iva trên đài. Tuy nhiên, phần nhiều cuộc ghi âm này bị phát hủy nên không có đủ bằng chứng truy tố Iva Aquino vào năm 1946.
Bộ Tư pháp khởi xướng cần nỗ lực hơn nữa để có những bằng chứng đủ để kết tội Iva Aquino. Họ phát hành một bài báo yêu cầu tất cả những binh lính Hoa Kỳ, những thủy thủy đã từng nghe chương trình phát thanh của Tokyo và những ai nhận ra được giọng của phát thanh viên lien lạc với FBI. Không chỉ có thế, họ gửi phóng viên và luật sư tới Nhật Bản để tìm kiếm các nhân chứng khác.
Với nhân chứng và bằng chứng mới, luật sư Hoa Kỳ ở San Francisco triệu tập một bồi thẩm đoàn, và Iva Aquino bị truy tố về một số tội danh vào tháng 9/1948. Cô bị bắt tại Nhật Bản và đưa về Mỹ dưới sự giám sát của quân đội. Sau đó họ bàn giao Iva cho FBI với tội phản quốc, hỗ trợ Chính phủ Hoàng gia Nhật bản trong suốt chiến tranh Thế giới II.
Theo 24h
"Bông hồng Tokyo" và phiên tòa thế kỷ (Kỳ 1) "Bông hồng Tokyo" là biệt danh của một nữ phát thanh viên Nhật Bản, người có giọng đọc quyến rũ, đầy ma lực trong chương trình Không Giờ. Điều bất ngờ là bà là một công dân Mỹ yêu nước. Sau chiến tranh, bà bị Mỹ bắt giữ, xét xử và tống giam vì tội phản bội đất nước. Iva Toguri d'Aquino Sau...