Bóng hồng sau lưng quan chức – những “thỏa thuận ngầm”
Trên thực tế đã có không ít những bà vợ mượn oai “hùm” của chồng để tác oai, tác quái và cuối cùng là vướng vòng lao lý và phải hầu tòa.
“Cửa sau” với tiền – tình – tội
Mới đây nhất, ngày 15/6, TAND tỉnh Cà Mau đã đưa ra xét xử phúc thẩm vụ án làm giả con dấu, tài liệu cơ quan, tổ chức đối với bị cáo Nguyễn Cẩm Nhung (42 tuổi) nguyên giám đốc công ty TNHH Hưng Điền và chị ruột là Nguyễn Thúy Sen (49 tuổi) nguyên kế toán công ty Hưng Điền. Vụ án sẽ không có gì quá đặc biệt, nếu như bị cáo Nhung không phải là vợ của nguyên Giám đốc sở Xây dựng Cà Mau, ông Nguyễn Quốc Định…
Các bị cáo Sen, Nhung (vợ GĐ sở Xây dựng Cà Mau) và đồng phạm trong vụ án làm giả con dấu, giấy tờ cơ quan tổ chức trong phiên sơ thẩm.
Theo thông tin kết quả điều tra, tài liệu giả bao gồm: 25 chứng thư với nội dung chi nhánh Agribank H.Trần Văn Thời bảo lãnh cho công ty Hưng Điền tham gia dự thầu thi công 8 gói thầu do sở Xây dựng Cà Mau làm chủ đầu tư, 6 chứng thư với nội dung tham gia 2 gói thầu ở Vườn quốc gia U Minh Hạ. Ngoài ra, bà Nhung còn trực tiếp làm giả văn bản của Ban Quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc (thuộc sở Xây dựng tỉnh Cà Mau) và quyết định của chính chồng bà bằng hình thức cắt ghép con dấu dán vào văn bản mà bà đã tự soạn thảo, rồi photo lại nhiều lần và đánh cắp con dấu của ban Quản lý dự án khu đô thị Đông Bắc đóng vào văn bản của bà, sau đó chỉ đạo nhân viên nhái chữ ký?!
Trước đó tin tức ngày 5/1/2015, tòa sơ thẩm TAND huyện Trần Văn Thời đã tuyên bị cáo Nhung 30 tháng tù giam, bị cáo Sen 24 tháng tù giam. Hành vi phạm tội của hai bị cáo Nhung, Sen diễn ra trong một thời gian khá dài, kể từ khi chồng bị cáo Nhung là ông Nguyễn Quốc Định, nguyên Giám đốc sở Xây dựng tỉnh Cà Mau còn đương chức. Thời kỳ này, ông Định đã ưu ái giao nhiều gói thầu cho công ty vợ. Do có nhiều sai phạm, ông Định đã hai lần bị kỷ luật cảnh cáo về mặt Đảng và chính quyền (lần 1 vào tháng 10/2012 và lần 2 vào tháng 12/2014). Trước khi vụ việc được đem ra xét xử công khai, dư luận tỉnh Cà Mau đã dấy lên những hoài nghi: “Ông Định có thực sự không biết, không hay và hoàn toàn vô can trước hành vi phạm tội của vợ?”.
Vụ án vợ bí thư xã giết người, đốt xác phi tang để xù nợ khiến dư luận rúng động.
Nhắc lại vụ án chồng án giết người, đốt xác gây phẫn nộ trong dư luận cả nước cách đây không lâu của bà vợ Bí thư Đảng ủy xã Kim Long, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu là Lê Thị Hường (38 tuổi) với những tình tiết man rợ, tàn độc. Nạn nhân trong vụ án thứ nhất là bà Dương Thị Bình H. (SN 1961), cán bộ xã Kim Long, chết nghi do điện giật và bị Hường đốt xác trong vườn nhà vào ngày 14/5/2012. Nạn nhân trong vụ án thứ hai là vợ chồng bà Phan Ngọc Ng., bị Hường chém hàng chục nhát vào người khi đến nhà thanh toán nợ vào ngày 15/1/2013 nhằm trốn nợ. Dư luận địa phương cho biết, trước đó, lợi dụng là vợ của Bí thư Đảng ủy xã, Hường đã kết thân và vay nợ của rất nhiều người địa phương nhưng trốn tránh không trả nợ, bị các chủ nợ ráo riết đòi.
Video đang HOT
Khi vợ bị bắt, chồng Lê Thị Hường là ông Võ Thành M. lên tiếng không hề hay biết về các “giao dịch” tiền-nợ của vợ. Sau đó, ông M. đã bị thôi chức Bí thư Đảng ủy, chuyển về Huyện ủy Châu Đức, chờ sắp xếp công việc khác. Một vụ án khác cũng khiến dư luận quan tâm mới được phanh phui vào giữa năm 2014 là vụ Ngô Thị Hiền (trú tại phường 9, TP. Tuy Hòa, Phú Yên) lợi dụng chức vụ của chồng để lừa đảo. Được biết, chồng của đối tượng Hiền từng là lãnh đạo chủ chốt của sở Nội vụ tỉnh Phú Yên. Từ đầu năm 2012 đến cuối 2013, Hiền đã nhận tiền của nhiều người, hứa hẹn xin cho vào làm việc tại các cơ quan Nhà nước rồi lừa họ, chiếm đoạt tài sản hàng chục người với số tiền lên tới 770 triệu đồng. Sau khi vụ việc bị phanh phui, ông H., chồng Hiền cũng đã phải nhận hình thức khai trừ Đảng và cho biết, trong thời gian tại vị có biết việc vợ nhận tiền và hứa xin việc cho nhiều người, nhưng không có cách ngăn chặn?!
“Xưa như Diễm” nhưng vẫn chưa có đối sách
Vay nợ, làm giả giấy tờ, lừa đảo chạy việc, lợi dụng chức vụ của chồng để kiếm lời từ các giao dịch mờ ám,… chỉ là số ít trong cách hoạt động vi phạm pháp luật nhằm trục lợi của các “quan bà” dựa vào “hơi” quyền lực của chồng. Mặc dù với đồng lương công chức khá ít ỏi, nhưng một bộ phận quan chức lại có mức sống khá hoành tráng so với mặt bằng chung. Thực hư chuyện làm kinh tế của vợ, con quan chức cho đến nay vẫn đang có nhiều bàn cãi. Theo chia sẻ của một chuyên gia, hiện nay “sân sau” của nhiều quan chức không chỉ gói gọn trong phạm vi vợ, con mà còn có “bạn thân”, thậm chí là… bồ.
Chuyện “đi cửa sau” với “quan bà” để “vận động hành lang” quan chức đã trở thành chuyện “xưa như Diễm” nhưng hiện nay vẫn chưa có đối sách nào để ngăn chặn. Một chuyên gia kinh tế cao cấp đã từng thẳng thắn: Quyền lực đang bị “thương mại hóa” mạnh mẽ đến mức các doanh nghiệp hiện nay đang phải dành rất nhiều tiền bạc và thời gian để chăm sóc các mối quan hệ với quan chức, trong đó, chủ yếu là “sân sau”, vợ, bồ của các vị này.
Anh Đức-Đỗ Thơm-Đỗ Huệ
Theo_Người Đưa Tin
"Bóng hồng" CSGT Hà Nội căng mình dưới nắng nóng 39 độ C
Nắng rát mặt, cái nóng gay gắt, hầm hập từ mặt đường bốc lên như khí lò than táp vào mặt các nữ chiến sỹ Cảnh sát giao thông Hà Nội.
Căng mình giữa cái nắng như rang
Những năm qua, hình ảnh những nữ Cảnh sát giao thông đứng chỉ huy, điều khiển giao thông ở những nút trọng điểm của thủ đô đã để lại ấn tượng tốt đẹp trong mắt người dân và bạn bè quốc tế, góp phần nâng cao hình ảnh, vị thế của lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội.
Dù mới chớm hè, nhưng những ngày này, tiết trời Hà Nội đã nắng nóng gay gắt. Đường phố nóng ran như những chiếc chảo rang. Hơi nóng bốc lên hầm hập như vắt kiệt sức của dòng người đang vội vã "chạy trốn" cái nóng nung người. Bất chấp thời tiết khắc nghiệt, những nữ chiến sỹ CSGT vẫn nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ.
Thượng sỹ Hà Vũ Khánh Linh chốt trực ở nút giao thông Tôn Đức Thắng - Nguyễn Thái Học.
Gạt vội những giọt mồ hôi túa ra trên khuôn mặt sạm đen vì nắng nóng, Trung úy Lê Văn Lương (Đội CSGT số 2) di chuyển đến bục chỉ huy giao thông, đứng điều khiển giúp Thượng sỹ Hà Vũ Khánh Linh ít phút. "Anh em thanh niên đứng dưới đường điều khiển giao thông đã thấy vất vả rồi nên rất thông cảm với các chị em gái. Mỗi anh em đều đứng chỉ huy thay các chiến sỹ nữ ít phút để các chị em tranh thủ nghỉ ngơi." - Trung úy Lương chia sẻ.
Công việc chính của Thượng sỹ Khánh Linh tại Đội CSGT số 2 là làm hồ sơ, sổ sách, giải quyết các thủ tục hành chính cho người dân đến trụ sở Đội làm việc. Mỗi ngày 2 ca vào giờ cao điểm buổi sáng và buổi chiều, Khánh Linh cùng các nữ chiến sỹ khác trong Đội ra các nút giao thông trọng điểm trên địa bàn, cùng chỉ huy, điều khiển giao thông với các nam chiến sỹ.
"Hồi đầu mới ra đứng chỉ huy giữa đường đông đúc, em chưa quen, còn ngại ngùng, lúng túng. Sau được các anh trong Đội giúp đỡ, hướng dẫn thêm, em đã làm quen dần, các động tác dứt khoát hơn, không còn ngượng nữa." - Khánh Linh cười, nói.
17h, ngã năm Yên Phụ nườm nượp phương tiện. Ai cũng muốn nhanh chóng thoát khỏi những cái "chảo rang" để về với gia đình sau một ngày làm việc vất vả. Mùi khói, mùi xăng hòa với bụi và hơi nóng từ mặt đường bốc lên, phả vào rát mặt.
Phạm Thị Huyền làm nhiệm vụ tại ngã năm Yên Phụ, nơi có mật độ phương tiện rất cao.
Mồ hôi túa ra liên tục trên khuôn mặt đỏ ửng vì nắng nóng nhưng Phạm Thị Huyền (sinh viên trường Học viện Cảnh sát đang thực tập nghiệp vụ tại Đội CSGT số 2) vẫn luôn cười tươi. Tranh thủ nghỉ ít phút sau khi căng mình chỉ huy, phân luồng dòng phương tiện đông đúc, Huyền chia sẻ: "Ra làm nhiệm vụ ngoài đường em mới thấy hiểu và chia sẻ với sự vất vả của các chiến sỹ CSGT nam. Các anh ấy thấy em vất vả nên cũng động viên, giúp đỡ em nhiều.".
"Không có quyền được chọn chỗ đứng mát"
Cái nắng chênh chếch cuối chiều khiến chiếc ô trở nên bé nhỏ, không thể che hết nắng. Mạnh mẽ, dứt khoát trong từng động tác, Nguyễn Hoàng Khánh (sinh viên trường Học viện Cảnh sát đang thực tập nghiệp vụ ở Đội CSGT số 6) cho rằng, được ra làm nhiệm vụ ngoài đường là niềm vinh dự đối với những sinh viên như Khánh.
"Đây là cơ hội để chúng em áp dụng những gì đã được học ở trường vào thực tế, qua đó tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm, học tập nhiều nghiệp vụ cho công việc sau này. Tuy có hơi vất vả nhưng đó là tính chất công việc của chúng em sau này, bây giờ làm cho quen dần." - Khánh nói và cho biết, thấy con vất vả, bố mẹ Khánh động viên cô phải vững tin vào những gì mình đã chọn, người khác làm được thì mình cũng phải làm được.
Nguyễn Hoàng Khánh luôn mạnh mẽ, dứt khoát trong từng động tác chỉ huy, điều khiển giao thông.
Chia sẻ với các nam chiến sỹ CSGT chốt trực cùng mình, Khánh nói: "Ra ngoài đường mới thấy các anh thật sự vất vả. Chúng em đứng trên bục chỉ huy có ô che nắng mà đã thấy ngột ngạt rồi, trong khi các anh ấy đứng giữa trời nắng, trên mặt đường nóng bỏng.".
Nói về câu chuyện nắng nóng, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT (PC67 - CATP Hà Nội) - cho biết, vất vả nhất vẫn là những cán bộ chiến sỹ làm công tác tuần tra, đứng chốt, đặc biệt là các nữ chiến sỹ chỉ huy, điều khiển giao thông tại các nút trọng điểm.
"Mỗi công việc có những đặc thù riêng. Trong công việc hàng ngày của những người CSGT, chúng tôi không có quyền được chọn chỗ đứng mát, tránh nắng mưa." - Đại tá Thắng nói.
"Dù nắng hay mưa, các chiến sỹ vẫn phải chốt trực ngoài đường, đảm bảo đường phố thông suốt để người dân và khách quốc tế lưu thông. Trời nắng, nếu không có CSGT đứng chốt, nhiều người sẽ dừng đỗ vào chỗ mát, gây ùn tắc. Nhiều người muốn đi nhanh nên vượt đèn đỏ, nguy cơ gây tai nạn giao thông rất cao" - Trưởng phòng PC67 nhấn mạnh.
Tiến Nguyên
Theo Dantri
Tính mạng nữ sinh viên nguy kịch vì tổn thương não không rõ nguyên nhân "Liên ơi, bô ơ đây, con mơ măt ra đi con. Sao bô goi ma con không tra lơi... Bô vân ơ đây vơi con nay Liên ơi. Liên ơi mơ măt ra nhin bô đi, sao bô goi mai ma con cư im lăng thê Liên ơi?" Đa hơn 1 thang qua lân nao đên viên vơi con, chu Đinh cung goi...