Bóng hồng phía sau tỷ phú: Mark Zuckerberg và nữ bác sĩ “kém xinh”
Khi lấy Mark Zuckerberg nhưng Mark lại cho rằng anh mới chính là người may mắn.
Vào ngày 19/5/2012, truyền thông Mỹ và thế giới như đảo điên trước thông tin vị tỷ phú trẻ nhất thế giới, người sáng lập ra mạng xã hội Facebook Mark Zuckerberg đã tổ chức đám cưới – một cách hoàn toàn bất ngờ.
Hàng triệu con tim của các fan hâm mộ ông chủ Facebook khi đó tưởng chừng như muốn vỡ tan, khi họ nhìn thấy dung nhan thực sự “kém xinh” của cô dâu và cũng chính là người bạn gái từ thời đại học của anh, Priscilla Chan.
Hình ảnh đám cưới của Mark Zuckerberg và Priscilla Chan ngày 19/5/2012
Đám cưới của họ được tổ chức hết sức giản dị ngay tại nhà riêng của Mark, vào đúng ngày Chan tốt nghiệp Thạc sỹ ngành Y tại trường đại học California và sau một ngày Zuckerberg đưa cổ phiếu Facebook lên sàn chứng khoán. Khi đó Priscilla Chan như một nàng Lọ Lem bước ra từ thế giới cổ tích, mặc váy trắng thướt tha và mỉm cười hạnh phúc khi vị tỷ phú nắm giữ tài sản trị giá 19 tỷ USD trao cho cô chiếc nhẫn hồng ngọc mà do chính anh tự tay thiết kế. Ít ai biết rằng, Mark và Priscilla đã có một mối tình đẹp kéo dài trong suốt 9 năm trước khi nên vợ thành chồng. Đầu năm 2003, Mark Zuckerberg và Priscilla Chan cùng tham dự một bữa tiệc ở trường Havard do bạn của Mark tổ chức. Hai người đã gặp nhau lần đầu tiên vào giây phút khi cả hai đang đứng xếp hàng để chờ… đi vào nhà vệ sinh .
Zuckerberg và Chan trong một buổi tiệc
Khi đó Chan đã để ý đến Zuckerberg vì anh là người đi vào và ra khỏi nhà vệ sinh nhanh nhất. Và tất nhiên cũng phải để ý đến Chan thì Zuckerberg mới buông lời “tán tỉnh” cô rằng: “Này, hãy đi toilet nhiều lần trong những bữa tiệc lần sau nhé”. Sau đó họ bắt đầu bị cuốn hút lẫn nhau bởi sự ngờ nghệch và hài hước của hai người trẻ, để rồi chuyện tình yêu đã chính thức bắt đầu vào năm 2005. Ngoại trừ một số ít bạn bè thân thiết ra thì cả hai đều giữ kín không cho ai biết về chuyện tình này. Ngay buổi hẹn đầu tiên, Zuckerberg đã nói là muốn ở cả ngày với Chan thay vì “về nhà hoàn thành bài tập giữa kỳ”, Chan từng chia sẻ. Năm 2005, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc sống cũng như sự nghiệp của Mark Zuckerber khi anh quyết định rời bỏ trường Harvard để tập trung cho việc phát triển Facebook. Thay vì ngăn cản, Priscilla đã tin tưởng và giúp đỡ Mark rất nhiều trong quyết định này, dù là trực tiếp hay gián tiếp. Năm 2007, Chan tốt nghiệp Đại học Harvard và nhận lời làm công việc giảng dạy môn khoa học tại trường Harker. Kết thúc hai năm giảng dạy, Chan tiếp tục theo đuổi con đường học vấn bằng cách ghi tên học Thạc sĩ vào trường Y, Đại học California.
Video đang HOT
Mark đến chúc mừng bạn gái nhân ngày tốt nghiệp đại học Harvard vào năm 2007
Đến tháng 9/2010 thì Chan đã chuyển về ở chung với Zuckerberg. Tháng 3/2011, Chan và Zuckerberg nhận nuôi chú một chú chó, đặt tên nó là Beast và sau đó là công khai mối quan hệ trên Facebook. Vì Zuckerberg quá bận rộn với Facebook, Chan thiết lập một số nguyên tắc cơ bản nghiêm ngặt thành một “bản nội quy” cho mối quan hệ của họ. Chan yêu cầu Zuckerberg phải để ra tối thiểu 100 phút mỗi tuần mà không có Facebook, ngoài ra phải dành cho cô mỗi tuần một ngày. Một ngày trước khi Chan tốt nghiệp, Mark đã đăng nhập vào trang Facebook và viết: “Anh rất tự hào về em, bác sỹ Chan”. Đây là một trong những lời chia sẻ cá nhân hiếm hoi mà Mark viết trên Facebook của mình. Và ngày hôm sau cũng là ngày tốt nghiệp của Chan, đám cưới của họ đã được tổ chức. Priscilla đã từng học rất giỏi, có bảng thành tích học tập đáng nể mà một người không có bằng đại học như Mark phải ngưỡng mộ. 13 tuổi cô đã nung nấu ý chí để có thể được vào trường đại học Harvard, khi mà đó bố mẹ cô vẫn phải làm quần quật 18 tiếng/ngày tại quán ăn để có tiền “đầu tư” giúp cô thực hiện giấc mơ này. Sau này, Mark còn nhận xét vợ mình là người có tấm lòng nhân hậu của đúng một bác sĩ nhi tâm huyết với nghề, cô thương yêu từng đứa trẻ ốm yếu, cô xót xa cho từng đứa bé bị bệnh ung thư. Chưa kể cô đã là người đã ở bên cạnh Mark trong suốt những chặng đường khó khăn nhất để xây dựng một Facebook như ngày hôm nay, từ những vụ kiện tụng, mua bán hay cũng như cố gắng tránh sự soi mói, gánh chịu rất nhiều sự tổn thương khi báo chí đề cập tới chuyện tình của hai người.
Khi báo giới nhắc đến chuyện của hai người, bao giờ Chan cũng là người chịu rất nhiều tổn thương
Ngoài ra, với sự thuyết phục của Priscilla, Mark đã thành lập quĩ hiến tặng các bộ phận cơ thể ngay trên trang mạng Facebook với mơ ước Donor Life sẽ cứu rỗi hàng triệu sinh mạng trên thế giới, ngoài ra anh còn thành lập quỹ học bổng cho các em nhỏ với đóng góp ban đầu là 100 triệu USD. Hai vợ chồng đã đi khắp thế giới với nhau, và cũng đã từng ghé thăm Việt Nam. Họ thường dành hai tuần vào tháng 12 ở nước ngoài, và còn thường đến Trung Quốc để thăm gia đình Chan. Zuckerberg thậm chí còn quyết tâm học tiếng Trung để nói chuyện với bà của Chan, dù đến nay hiệu quả của việc học cũng không được “khả quan” cho lắm. Nhiều người cho rằng Priscilla thật may mắn khi lấy Mark nhưng Mark lại cho rằng anh mới chính là người may mắn.
Đôi vợ chồng trẻ vẫn luôn sống rất hạnh phúc, và Mark luôn tự hào về Priscilla
Priscilla là câu chuyện tuyệt vời về hiện thực của một “giấc mơ Mỹ”: Từ một gia đình đến Mỹ với bàn tay trắng, sau này cô ấy trở thành một bác sĩ nhi khoa Mỹ và kết hôn cùng một tỷ phú Mỹ tự thân. Mark cũng đã không ngần ngại mà nói về Chan rằng: “Sau lưng người đàn ông đích thực là một người đàn bà vĩ đại”, dù xung quanh anh còn có biết bao nhiêu lời chê bai, đàm tếu về ngoại hình “không bằng vợ nhà người ta” của Chan.
Theo_Giáo dục thời đại
Sự thật về chiếc khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo
Nhiếp ảnh gia AP Hassan Ammar đã thực hiện loạt ảnh ghi dấu cuộc sống bên ngoài chiếc khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo.
Phụ nữ Hồi giáo ở Trung Đông trong đó có Syria và Iraq thường sử dụng "burqa", "niqab". Đây là những loại khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Nhiếp ảnh gia AP Hassan Ammar đã thực hiện loạt ảnh ấn tượng ghi dấu cuộc sống bên ngoài chiếc khăn đặc biệt này. Trong ảnh chụp thế giới bên ngoài ở con đường đi dạo Beirut Corniche phía sau chiếc khăn trùm của phụ nữ Hồi giáo. Trong đó, "burqa" được xem là loại khăn "truyền thống" nhất vì nó gần như trùm kín người phụ nữ Hồi giáo từ đầu đến chân và thậm chí còn không cho họ được nhìn thấy thế giới bên ngoài một cách trực tiếp. Họ chỉ có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài qua lớp mạng che. Ảnh chụp một gia đình vui chơi ở bờ biển ở Byblos, Lebanon phía sau lớp mạng che. Ông Ammar chia sẻ: "Tôi đã đi khắp Trung Đông và thường bắt gặp hình ảnh phụ nữ sử dụng "niqab"... "Niqab" là một lớp mạng che mặt có thể che kín toàn bộ khuôn mặt hay chỉ để hở ở chỗ đôi mắt. Phụ nữ Hồi giáo cũng có thể nâng mạng che lên một chút để có thể ăn uống thứ gì đó". "Niqab" thường có kích thước ngắn hơn so với "burqa", chủ yếu để che đầu và vai, trên gương mặt người phụ nữ. Khi sử dụng lớp mạng che này, phụ nữ Hồi giáo chỉ để lộ đôi mắt nhưng nhiều khi đôi mắt cũng bị che nốt. Phụ nữ Hồi giáo đội khăn trùm đầu "burqa", "niqab" khi đi ra ngoài, ở những nơi công cộng hoặc đứng trước bất cứ nam giới nào không phải là người trong gia đình. Trên thực tế, hai loại khăn trùm đầu trên chỉ còn được sử dụng ở những khu vực duy trì tư tưởng Hồi giáo thủ cựu. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đạo Hồi có lựa chọn đội "burqa", "niqab" hay không là sự lựa chọn cá nhân của mỗi người bởi kinh Koran dạy phụ nữ cần phải ăn mặc khiêm nhường, giản dị, kín đáo. Kim tự tháp Giza phía sau khăn trùm của phụ nữ Hồi giáo. Nhiếp ảnh gia Hassan Ammar đã đội "niqab" để chụp ảnh khi ở Lebanon. Ảnh chụp một cô gái tự do nhảy trên bãi biển Ramlet al Bayda ở Lebanon phía sau khăn trùm "niqab".
Phụ nữ Hồi giáo ở Trung Đông trong đó có Syria và Iraq thường sử dụng "burqa", "niqab". Đây là những loại khăn trùm đầu của phụ nữ Hồi giáo. Nhiếp ảnh gia AP Hassan Ammar đã thực hiện loạt ảnh ấn tượng ghi dấu cuộc sống bên ngoài chiếc khăn đặc biệt này. Trong ảnh chụp thế giới bên ngoài ở con đường đi dạo Beirut Corniche phía sau chiếc khăn trùm của phụ nữ Hồi giáo.
Trong đó, "burqa" được xem là loại khăn "truyền thống" nhất vì nó gần như trùm kín người phụ nữ Hồi giáo từ đầu đến chân và thậm chí còn không cho họ được nhìn thấy thế giới bên ngoài một cách trực tiếp. Họ chỉ có thể nhìn thấy thế giới bên ngoài qua lớp mạng che. Ảnh chụp một gia đình vui chơi ở bờ biển ở Byblos, Lebanon phía sau lớp mạng che.
Ông Ammar chia sẻ: "Tôi đã đi khắp Trung Đông và thường bắt gặp hình ảnh phụ nữ sử dụng "niqab"... "Niqab" là một lớp mạng che mặt có thể che kín toàn bộ khuôn mặt hay chỉ để hở ở chỗ đôi mắt. Phụ nữ Hồi giáo cũng có thể nâng mạng che lên một chút để có thể ăn uống thứ gì đó".
"Niqab" thường có kích thước ngắn hơn so với "burqa", chủ yếu để che đầu và vai, trên gương mặt người phụ nữ. Khi sử dụng lớp mạng che này, phụ nữ Hồi giáo chỉ để lộ đôi mắt nhưng nhiều khi đôi mắt cũng bị che nốt.
Phụ nữ Hồi giáo đội khăn trùm đầu "burqa", "niqab" khi đi ra ngoài, ở những nơi công cộng hoặc đứng trước bất cứ nam giới nào không phải là người trong gia đình.
Trên thực tế, hai loại khăn trùm đầu trên chỉ còn được sử dụng ở những khu vực duy trì tư tưởng Hồi giáo thủ cựu. Tuy nhiên, nhiều phụ nữ đạo Hồi có lựa chọn đội "burqa", "niqab" hay không là sự lựa chọn cá nhân của mỗi người bởi kinh Koran dạy phụ nữ cần phải ăn mặc khiêm nhường, giản dị, kín đáo.
Kim tự tháp Giza phía sau khăn trùm của phụ nữ Hồi giáo.
Nhiếp ảnh gia Hassan Ammar đã đội "niqab" để chụp ảnh khi ở Lebanon.
Ảnh chụp một cô gái tự do nhảy trên bãi biển Ramlet al Bayda ở Lebanon phía sau khăn trùm "niqab".
Theo_Kiến Thức
Hai bông hồng thép của Bangladesh Đất nước Hồi giáo ở Nam Á cứ chập chờn, bất ổn chính trị suốt 4 thập niên qua và nay đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng chính trị leo thang với việc chính phủ của bà Sheikh Hasina mạnh tay với các phiên tòa xét xử những tội phạm chiến tranh từ năm 1971. Sự thù địch giữa hai nữ chính...