“Bóng hồng” da màu đầu tiên trở thành Bộ trưởng tư pháp Mỹ
Bà Loretta Lynch, công tố viên liên bang kỳ cựu tại New York, ngày 23/4 đã được Thượng viện phê chuẩn làm Bộ trưởng tư pháp Mỹ, trở thành người phụ nữ gốc Phi đầu tiên nắm giữ vị trí này.
Bà Loretta Lynch (Ảnh: AP)
Với tỷ lệ 56 phiếu thuận và 43 phiếu chống, bà Lynch đã được phê chuẩn làm người kế nhiệm ông Eric Holder, người giữ chức Bộ trưởng tư pháp Mỹ kể từ nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Barack Obama.
Tổng thống Obama đã đề cử bà Lynch làm lãnh đạo Bộ tư pháp từ tháng 11 năm ngoái. Tuy nhiên, việc phê chuẩn đối với bà Lynch bị trì hoãn suốt 5 tháng do những tranh cãi liên quan tới các cải cách nhập cư gần đây của ông Obama và các vấn đề khác.
“Hôm nay, Thượng viện cuối cùng đã phê chuẩn Loretta Lynch làm Bộ trưởng tư pháp kế tiếp của Mỹ và nước Mỹ sẽ tốt đẹp hơn nhờ điều đó”, ông Obama cho biết trong một tuyên bố sau phiên bỏ phiếu.
Ông Holder, Bộ trưởng tư pháp gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Mỹ, nói ông vui mừng trước thông tin trên và chúc mừng bà Lynch.
Bà Lynch, 55 tuổi, lớn lên tại Bắc Carolina. Cương vị gần đây nhất mà bà nắm giữ là công tố viên liên bang tại quận Đông của New York.
Video đang HOT
Bà Lynch sẽ trở thành nữ Bộ trưởng tư pháp gốc Phi đầu tiên trong lịch sử Mỹ. Trước đó, bà Janet Reno, người tại vị từ 1993 đến 2001, là nữ bộ trưởng tư pháp đầu tiên của Mỹ.
An Bình
Theo Dantri/BBC
Lộ diện nhân chứng quay video cảnh sát Mỹ bắn chết người da màu
Nhân chứng quay lại cảnh một cảnh sát bắn chết một người da đen đang bỏ chạy tại Nam Carolina, Mỹ hôm qua đã trả lời với báo giới rằng viên cảnh sát nổ súng khi đã kiểm soát được tình hình. Người này cho hay từng nghĩ đến việc xóa đoạn video vì sợ bị trả thù.
Nhân chứng Feidin Santana (phải) trong cuộc phỏng vấn với đài NBC. (Ảnh:NBC)
Anh Feidin Santana (23 tuổi) là người đã quay đoạn video ghi lại cảnh một người đàn ông da đen đang bỏ chạy thì bị một viên cảnh sát da trắng bắn chết bằng 8 phát đạn gây phẫn nộ tại Nam Carolina trong những ngày qua.
Đài NBC dẫn lời Santana cho biết anh hoàn toàn ý thức được tầm quan trọng của đoạn video. "Thậm chí tôi đã nghĩ đến việc xóa nó đi vì sợ bị trả thù", anh nói.
"Tôi cảm giác rằng, đoạn video này có thể gây nguy hiểm cho cuộc đời của tôi. Tôi đã nghĩ là hay mình xóa đoạn video đi và rời xa thành phố Bắc Charleston, và chuyển tới nơi khác sống", Santana cho biết.
Đoạn video do anh Santana quay cho thấy đã có một cuộc giằng co giữa cảnh sát da trắng Michael Slagger, 33 tuổi, với nạn nhân da màu Walter Scott, 50 tuổi, tại thành phố Bắc Charleston.
Anh Santana cho biết cảnh sát Michael Slager đã kiểm soát được tình hình, trước khi bắn nhiều phát đạn vào nạn nhân Walter Scott từ phía sau.
Santana kể anh đã bắt đầu quay sau khi nghe thấy tiếng súng điện Taser. "Tôi tin rằng viên cảnh sát đã kiểm soát được tình hình. Cảnh sát kiểm soát được ông Scott và ông ấy chỉ cố gắng chạy khỏi khẩu súng điện Taser", anh Santana nói.
Santana sau đó đã chuyển lại đoạn video cho gia đình ông Scott. Santana cho hay: "Người nhà của ông Scott và tôi đều rất bàng hoàng trước cảnh tượng trong video".
Lý giải về hành động của mình, anh Santana nói: "Tôi nghĩ nếu ở vào vị trí của gia đình ông Scott... Nếu tôi có người nhà bị bắn, tôi sẽ muốn biết sự thật".
Sau khi quay đoạn video và trao lại cho gia đình nạn nhân, anh Santana đã được ca ngợi là "người hùng". Nhưng chàng thanh niên 23 tuổi nhận định rằng trong tình cảnh này, không ai là người thắng cuộc hay người hùng cả.
"Đây là điều khiến ai cũng buồn, không ai có thể vui cả. Nạn nhân Scott có gia đình và sỹ quan cảnh sát Slager cũng có những người nhà. Nhưng trong hoàn cảnh ấy, viên cảnh sát đã đưa ra một quyết định sai lầm và chúng ta luôn phải trả giá cho sai lầm của mình", Santana nói.
"Ông Scott rõ ràng không đáng bị bắn như thế, có nhiều cách khác để bắt giữ ông ấy, và nổ súng không phải là một cách thích hợp trong hoàn cảnh này", nhân chứng quay lại đoạn video kể.
Vụ việc bắt đầu khi ông Scott bị cảnh sát yêu cầu tấp xe vào lề vì đèn hậu bị hỏng. Sau đó, cả hai đã có cuộc ẩu đả ngay trước khi ông Scott bỏ chạy.
Đoạn video do anh Santana quay lại cho thấy sau đó cảnh sát đã nổ nhiều phát súng vào ông Scott khiến nạn nhân ngã xuống đất. Nạn nhân dường như không có vũ khí khi đang bỏ chạy.
Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) và Bộ Tư pháp thông báo sẽ tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về trường hợp này. Cảnh sát Slager đã bị bắt và khởi tố với tội danh giết người trong ngày 7/4 do bắn chết ông Scott.
Slager có thể sẽ phải đối mặt với mức án tù chung thân hoặc tử hình nếu bị kết tội giết người. Theo báo New York Times, luật sư David Aylor, người trước đó đại diện cho cảnh sát Slager và biện hộ rằng sỹ quan này "tự vệ", đã bỏ rơi thân chủ của mình sau khi đoạn video xuất hiện. "Tôi chẳng còn liên quan gì đến vụ án này nữa", luật sư Aylor tuyên bố.
Thị trưởng Bắc Charleston Keith Summey hôm qua 8/4 tuyên bố rằng Slager đã bị sa thải khỏi lực lượng cảnh sát. "Nếu anh thực hiện một quyết định tồi tệ thì dù anh là thường dân hay có phù hiệu cảnh sát thì anh cũng sẽ phải chịu trách nhiệm với quyết định đó", ông nói.
Ông Summey cũng yêu cầu đơn vị cảnh sát Bắc Charleston phải trang bị camera ghi hình gắn trên người cho mỗi cảnh sát. Các cảnh sát tuần tra sẽ phải tham gia huấn luyện sử dụng camera này và họ sẽ mang nó theo khi làm nhiệm vụ.
Thoa Phạm
Theo Dantri/NBC
Bộ Tư pháp Mỹ thừa nhận cảnh sát Cleveland vi phạm Hiến pháp Người đứng đầu ngành tư pháp Mỹ công bố tình trạng lạm dụng vũ lực trong lực lượng thưc thi pháp luật Mỹ. Bộ Tư pháp Mỹ Eric Holder vừa khẳng định, công tác điều tra cho thấy cảnh sát Cleveland (bang Ohio) lạm quyền một cách có hệ thống, đi ngược lại Hiến pháp của nước này. Cảnh sát Mỹ và người...