Bông hoa đầu tiên nở ngoài trái đất
Các phi hành gia đã lần đầu tiên trồng hoa thành công trên Trạm vũ trụ quốc tế ( ISS).
Phi hành gia người Mỹ Scott Kelly ngày 16/1 đã đăng tải lên trang Twitter hình ảnh một hoa cúc nở trên trạm ISS, kèm theo dòng chữ “Có những dạng sống khác tồn tại trong vũ trụ” và “ Bông hoa đầu tiên được trồng trên vũ trụ đã nở”.
Bông hoa đầu tiên nở trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS).
Nhóm phi hành gia trên trạm ISS trước đó đã trồng thành công rau diếp để làm thức ăn. Mặc dù vậy, đây là lần đầu tiên một bông hoa được trồng và nở trong vũ trụ. Điều này có thể đóng vai trò quan trọng cho những chuyến khám phá vũ trụ trong tương lai.
Video đang HOT
Cận cảnh bông hoa đầu tiên nở trên vũ trụ
“Con người di chuyển càng lâu và càng xa Trái đất, thì nhu cầu trồng rau làm thực phẩm, lọc không khí và thư giãm tâm lý càng lớn”, nhà khoa học Gioia Massa tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA cho biết. “Tôi nghĩ rằng hệ thống thực vật sẽ trở thành những yếu tố quan trong của bất cứ chuyến khám phá vũ trụ dài ngày nào”.
Mặc dù không ăn được, nhưng các phi hành gia đã chọn hoa cúc cam để trồng thử nghiệm trên trạm ISS để nghiên cứu một số đặc tính của nó. Kết quả thu được có thể giúp trồng các loại rau và cây ăn quả trên trạm ISS.
Rau diếp đỏ được thu hoạch lần đầu trên Trạm vũ trụ quốc tế vào tháng 8.2015
“Việc trồng thử nghiệm hoa cúc sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn về hoa phát triển như thế nào trên trạm ISS. Điều này sẽ giúp những loài cây ăn trái như cà chua có thể được trồng thành công trong vũ trụ”, nhà khoa học Trent Smith thuộc Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA cho biết.
Theo_Dân việt
Vi khuẩn chết người tấn công Trạm Vũ trụ Quốc tế
Các nhà khoa học vừa phát hiện một ổ vi khuẩn đang đe dọa các phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS). Chúng có thể gây kích thích da, thậm chí lây bệnh truyền nhiễm làm tử vong.
Phi hành gia trên Trạm Vũ trụ Quốc tế - Ảnh: Reuters
Theo The Mirror, kết quả phân tích bụi trên ISS tìm thấy Actinobacteria, loại vi khuẩn phát triển trên mặt đất, đang sinh sôi và chiếm tỷ lệ cao hơn trong quần thể vi khuẩn trên ISS. Chúng có khả năng kích thích da và làm nổi mụn bọc.
Ngoài ra, các nhà khoa học cũng thấy có sự hiện diện của vi khuẩn Corynebacterium. Loại này là một chi của chủng Corynebacterium diphtheria, tác nhân gây bệnh bạch hầu. Căn bệnh này giết chết từ 5 đến 10 % số người mắc phải.
Những phát hiện trên của các nhà khoa học tại Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) có thể dẫn đến một quy trình làm sạch nghiêm ngặt hơn trên ISS. Thậm chí, quy trình nghiêm ngặt mới có thể được áp dụng để khử trùng trên các con tàu vũ trụ bay đến sao Hỏa trong tương lai, theo Mirror.
Để xác định một cách nhanh chóng và chính xác những loại vi khuẩn trên trạm vũ trụ, các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA đã sử dụng công nghệ lập trình ADN hiện đại nhất.
Họ thu thập bụi từ bộ lọc không khí và các túi hút chân không trên ISS rồi đem đi xét nghiệm. Ở mặt đất, không khí trong phòng sẽ được lưu thông với không khí trong lành bên ngoài. Trong khi đó, trên ISS, không khí trong buồng sau khi được làm sạch lại được bơm trở lại vào trong cho 6 phi hành gia sử dụng.
Ngọc Quý
Theo Thanhnien
Phát hiện "UFO" lơ lửng gần Trạm vũ trụ quốc tế Đoạn video ghi lại hình ảnh một đốm sáng nhấp nháy trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) làm dấy lên những nghi ngờ rằng một vật thể bay không xác định (UFO) của người ngoài hành tinh đang theo dõi Trái Đất. Đối với những người theo thuyết âm mưu, ít nhất đoạn video nói trên cho thấy, không chỉ Trái Đất...